Đánh giá công tác quản lý thuế Giá trị gia tăng đốii với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2018

Một phần của tài liệu 344 hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại TP hà nội (Trang 72 - 77)

1 NSNN trong năm

2.3. Đánh giá công tác quản lý thuế Giá trị gia tăng đốii với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2018

nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2018 - 2020

2.3.1. Những kết quả đạt được

Một là, để nâng cao công tác quản lý các công việc hành chính về thuế GTGT trên địa bàn TP. Hà Nội một cách kịp thời, Cục thuế Hà Nội luôn tạo ra mối quan hệ tốt giữa Cơ quan thuế và NNT đồng thời chủ động liên kết với những cơ quan liên quan để đáp ứng được các yêu cầu trong công tác thu ngân sách trên địa bàn từ đó làm cho hiệu quả trong công tác thu thuế GTGT ngày càng được nâng cao trong thời gian qua.

Hai là, đối với một số doanh nghiệp NQD ý thức chấp hành pháp luật về thuế cũng có những thay đổi ở một số điểm như:

+ Về vấn đề kê khai nộp thuế: Những năm trước việc kê khai nộp thuế đúng thời hạn của doanh nghiệp chỉ từ 70% - 75% nhưng nhờ sự đôn đốc. hướng dẫn của cơ quan thuế tỷ lệ nộp đúng thời hạn đã lên tới 95% - 97%. Hàng năm số doanh nghiệp cần kê khai bổ sung hay kê khai lại giảm dần, chất lượng nội dung kê khai được cải thiện; số “báo cáo quyết toán thuế” được nộp đúng hạn cũng tăng lên so với trước đây từ 65-70% lên tới 80% - 85%.

+ về vấn đề nộp thuế: Theo dữ liệu từ “Cục thuế TP Hà Nội” nhận thức về việc chấp hành nhiệm vụ nộp thuế của các doanh nghiệp NQD đã cải thiện đáng kể. So với trước đây số thuế phát sinh hàng kỳ nộp đúng hạn rơi tầm 75% - 80% hiện nay tỷ lệ này được nâng lên từ 90% - 95% để có được thành tựu như bây giờ các cán bộ Cục thuế đã tích cực tuyên truyền và hướng dẫn cho các DN, thêm vào đó là nhắc nhở, đôn đốc các doanh nghiệp chậm nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nghiêm túc hơn.

Ba là, với việc công nghệ ngày càng phát triển, ngành thuế cũng đã triển khai áp dụng công nghệ vào việc đăng ký Mã số thuế cũng như phần mềm hệ thống quản lý kê khai, thu thuế GTGT. Để có được thành công trong việc áp dụng công nghệ, Cục thuế đã phối hợp tốt việc xử lý các thông tin giữa bộ phận quản lý thu thuế để tính số thuế và số nợ phải nộp cũng như đưa ra các thông tin kịp thời mà NNT cần kiểm tra liên quan đến thuế.

Bốn là, để cho mọi cá nhân, tổ chức hiểu hơn về nghĩa vụ nộp thuế ngành thuế cũng đã kết hợp với rất nhiều đơn vị truyền thông như báo mạng, truyền hình,... sử dụng các phương tiện đó để tuyên truyền về pháp luật thuế. Nâng cao ý thức nghĩa vụ của mọi người.

2.3.2. Hạn chế

Mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định nhưng tồn tại song song nó vẫn còn một số hạn chế nhất định:

Một là, về việc thu thập dữ liệu của các doanh nghiệp: Vì số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập hàng năm ngày càng tăng nên công tác này vẫn chưa được tốt, một vài số liệu chưa chính xác, các đối tượng nộp thuế cũng chưa thành thật trong việc kê khai hoặc kê khai thiếu số thuế DN phải nộp.

Hai là, hiện tượng DN đã được cấp phép ĐKKD tuy nhiên lại không tiến hành nghĩa vụ kê khai nộp thuế còn diễn ra. Điều đó cho thấy sự liên kết, phối hợp giữa Sở KH&ĐT với CQT chưa được hoàn thiện vẫn còn những bất cập.

Ba là, tình trạng dùng hóa đơn GTGT không hợp pháp vẫn còn nhiều và bị lợi dụng để các doanh nghiệp kê khai nhằm khấu trừ thuế giảm số thuế phải nộp

dẫn đến việc thất thu thuế GTGT đóng góp vào NSNN. Vấn đề này ngày càng phức tạp nhưng chưa đưa ra được biện pháp nào thật sự tốt mang tính răn đe để xử lý và phát hiện những đối tượng gây ra sự thất thu cho ngân sách.

Bốn là, mặc dù Cục thuế TP Hà Nội luôn chú tâm đến việc thanh tra- kiểm tra các đối tượng nộp thuế nhưng do số lượng doanh nghiệp trên địa bàn ngày càng gia tăng nên rất khó để kiểm tra được toàn bộ các doanh nghiệp đang hoạt động, vẫn chưa hạn chế được các doanh nghiệp có các hành vi vi phạm về thuế.

Năm là, việc tuyên truyền, hướng dẫn NNT chưa thật sự được nhiều người biết đến cần có những đột phá trong cách tuyên truyền làm nó trở nên hấp dẫn và thu hút được nhiều người chú ý hơn.

2.3.3. Nguyên nhân

2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan:

- Công tác tuyên truyền hỗ trợ các doanh nghiệp giải quyết các vướng mắc trong quy trình thực hiện nghĩa vụ thuế chưa có sự đổi mới nhiều về mặt nội dung

lẫn phương hướng giải quyết.

- Các doanh nghiệp trong khuôn khổ quản lý ngày càng nhiều nhưng nhân lực trong công tác thanh - kiểm tra còn rất hạn chế khó bao quát được hết dẫn đến

việc thất thu ngân sách.

- Việc quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế nhất là thuế GTGT chưa thực sự đủ sức răn đe đối với các doanh nghiệp dẫn đến sự tự giác trong việc thực hiện nộp

thuế còn chưa cao.

- Việc quản lý hành chính chưa thực sự chặt chẽ, khi doanh nghiệp được Sở KH&ĐT cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Cơ quan thuế sẽ quản lý

việc cấp mã số thuế, kê khai, nộp thuế của doanh nghiệp nhưng vẫn còn một số vấn đề như: số vốn đăng ký, lĩnh vực kinh doanh,... chưa được một đơn vị nào theo dõi kiểm tra nên tình trạng các doanh nghiệp mới ngày càng hình thành

GTGT của một số cán bộ thuế vẫn còn nhiều hạn chế, chưa sử dụng thành thạo nên tính ứng dụng chưa cao.

2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan:

- Số lượng doanh nghiệp được Cục thuế quản lý nhiều và địa điểm hoạt động rộng gây ra các khó khăn trong việc nắm bắt thông tin NNT.

- Các doanh nghiệp luôn đặt mục tiêu lợi nhuận trong kinh doanh lên đầu nên thường tìm các cách để giảm bớt chi phí, trong đó có phần thuế phải nộp nên

việc doanh nghiệp thường xuyên tìm cách để trốn, giảm thuế là vấn đề rất phổ biến.

- Ý thức, trình độ của DN về việc chấp hành quy định liên quan đến thuế còn hạn chế, những nghĩa vụ nộp thuế bắt buộc nhưng DN vẫn chưa tự giác thực hiện. Hiện tượng trốn hay gian lận, lách thuế GTGT qua việc hạch toán kế toán vẫn còn xảy ra ở một số ngành nghề kinh doanh mà chủ yếu là các DN NQD. - Người tiêu dùng còn thường xuyên có thói quen không lấy hóa đơn

GTGT khi mua hàng do tâm lý người mua hàng thường không quá quan tâm đến việc lấy hóa đơn, dẫn đến việc các DN bán hàng có thể có hành vi lách thuế mà không tác động đến việc kinh doanh nhưng ảnh hưởng tới số thu ngân sách. - Chính sách pháp luật về thuế cũng được sửa đổi và bổ sung trong thời

gian ngắn, nhiều hệ thống bảng biểu còn phức tạp điều này một phần tác động đến

hoạt động SXKD của doanh nghiệp.

- Việc giám sát, kiểm tra và quản lý doanh nghiệp sau khi đăng ký thành lập của cơ quan cấp phép đăng ký kinh doanh và những cơ quan có liên quan còn

chưa sát sao. Số liệu về các doanh nghiệp đang hoạt động giữa cơ quan cấp giấy phép và số liệu đăng ký thuế tại cơ quan thuế chưa đồng bộ.

2.3.3.3. Nguyên nhân từ phía các doanh nghiệp

- Doanh nghiệp thường không tự động cập nhật các thông tin sớm mà luôn chờ đợi vào sự tư vấn trực tiếp của các cán bộ thuế, cho nên vẫn xảy ra tình trạng kê khai sai, nợ đọng thuế.

hoặc nộp không đủ; mặt khác một vài DN có hoạt động SXKD còn kém chưa có số thuế phải nộp nên thường xuyên vi phạm về chế độ kê khai thuế.

- Một vài DN tạm dừng SXKD, khi hết thời gian không thực hiện nộp HSKT với CQT ngay mà sau đó CQT đôn đốc nộp hồ sơ thì doanh nghiệp lại tiếp

tục có đơn xin tạm dừng kinh doanh tiếp do vậy số lượng hồ sơ không nộp của đối

tượng này tăng lên.

- Ý thức của NNT chưa cao. NNT thường xuyên để đến ngày kết thúc nộp HSKT mới thực hiện gửi hồ sơ qua đường truyền internet đến CQT dẫn đến tình trạng nghẽn mạng không gửi được hoặc do chủ quan khi nộp HSKT mà không kiểm tra lại việc gửi HSKT đã thành công hay chưa dẫn đến không gửi thành

Một phần của tài liệu 344 hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại TP hà nội (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w