1 NSNN trong năm
2.2. Thực trạng công tác quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp NQD tại TP Hà Nội.
NQD tại TP Hà Nội.
2.2.1 Lập dự toán thu thuế
Việc lập dự toán thu thuế qua các năm là một công tác có ý nghĩa quan trọng đến các bước quản lý thu thuế. Dự toán số thuế thu hằng năm là căn cứ để đưa ra các kế hoạch triển khai cho công tác quản lý thuế và đồng thời nó cũng là bước để các phòng ban phân bổ nguồn nhân lực sao cho thực hiện công việc một cách hiệu quả hoàn thành cac dự toán đã đề ra.
■Số thu dự toán BSo thu thực tế
Biểu đồ 2.1. Số thu NSNN từ các doanh nghiệp NQD tại TP Hà Nội
(Nguồn: “Cục thuế TP Hà Nội”)
Từ biểu đồ ta thấy số thu từ DN NQD đóng góp vào ngân sách nhà nước qua các năm 2018 đến 2020 có chiều hướng tăng dần. Năm 2018 số thu từ DN NQD đóng góp vào NSNN là 39.926 tỷ đồng đạt 95,1% so với dự toán, năm 2019 số thu này tăng lên là 47.958 tỷ đạt 93,1% so với dự toán. Tuy nhiên đến năm 2020 mặc dù số thu tăng so với 2019 là 2.791 tỷ đồng nhưng do tình hình dich bệnh nên nền kinh tế gặp nhiều khó khăn số thu thực tế so với dự toán chỉ đạt 89,7% thấp nhất trong 3 năm. Mặc dù kết quả thu ngân sách từ các doanh nghiệp NQD còn chưa đồng đều nhưng nhìn chung đều đã cố gắng hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất gắn sát với mục tiêu dự toán đã đề ra.
Bảng 2.6. Kết quả thực hiện công tác thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp NQD trên địa bàn tp hà nội giai đoạn 2018-2020
Năm +/- % +/- % Số lượng doanh nghiệp 143.200 158.100 169.200 14.900 10,4 11.100 7
(Nguồn: “Cục thuế TP Hà Nội”)
Từ số liệu trong bảng 2.6 có thể thấy rằng, số thu thuế GTGT từ các DN NQD tăng không đều năm 2018 số thu thực tế so với dự toán chỉ đạt 74% nhưng đến năm 2019 số thu này được cải thiện một cách đáng kể tăng 2.422 tỷ đông so với 2018 đạt 95,2% so với dự toán, có được kết quả này là do năm 2018-2019 nền kinh tế phát triền tạo điều kiện cho các DN làm ăn thuận lợi, ngành thuế dự toán được số thu nên đã xây dựng được kế hoạch phù hợp để số thu thực tế gần sát với mục tiêu đề ra, mặc dù đến năm 2020 tỉ lệ số thu chỉ đạt 82,8% so với dự toán giảm so với năm 2019 nhưng do các yếu tố bên ngoài tác động làm cho công tác dự toán không thể sử dụng tốt được kết quả phân tích tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.
Các kết quả trên tuy chưa hoàn thành đúng hay vượt mức dự toán đề ra nhưng nhìn chung kết quả đạt được đều khá thành công do công tác dự toán được thực hiện một cách nghiêm túc, quy trình lập kế hoạch chặt chẽ bám sát với tình hình thực tế trên địa bàn, vì thế việc lập kế hoạch dự toán phần nào đã giúp công tác quản lý thu thuế được nâng cao và đạt hiệu quả tốt hơn.
2.2.2 Quản lý thông tin NNT
Theo Luật quản lý thuế muốn thu được thuế của một sắc thuế nào đó điều đầu tiên cần làm là phải xác định được NNT. Vì thế việc quản lý NTT là công tác quan trọng, khi việc quản lý diễn ra thuận lợi sẽ tạo tiền đề cho công tác quản lý chi phí, doanh thu tính thuế được tiến hành hiêụ quả hơn. Qua công tác quản lý thông tin đối tượng nộp thuế, Cục thuế sẽ theo dõi được tình hình kinh doanh và sản xuất của các doanh nghiệp đang chịu sự quản lý của mình sát hơn với thực tế, giúp cho công tác lên phương án thu thuế được hiệu quả cao hơn, tránh được tình trạng bỏ sót kiểm tra việc nộp thuế của doanh nghiệp.
Năm 2018 tống số doanh nghiệp NQD tại TP Hà Nội là 143.200 doanh nghiệp, năm 2019 số doanh nghiệp tăng 14.900 doanh nghiệp tức tăng 10,4%, năm 2020 do nền kinh tế gặp nhiều biến động, diến biến dịch bệnh phức tạp nhiều DN phải dừng kinh doanh nên tổng số doanh nghiệp trên địa bàn trong năm 2020 chỉ tăng khoảng 11.000 doanh nghiệp so với 2019 tức tăng 7%.
Với việc số doanh nghiệp trên địa bàn quản lý của Cục thuế TP Hà Nội ngày càng nhiều, Cục thuế hàng năm đều đưa ra những mục tiêu trong việc quản lý NNT là:
- Quản lý được thông tin của toàn bộ những doanh nghiệp có hoạt động SXKD tại địa bàn.
- Lên mục tiêu để thu thuế gắn liền với tình hình hoạt động thực tế của các DN.
Cục thuế TP Hà Nội đã thực hiện theo hướng dẫn của TCT, việc quản lý NNT cần tuân thủ đúng các bước trong quy định, đảm bảo việc cấp MST cho các DN đúng thời hạn. Tình trạng hoạt động của DN luôn được cán bộ Cục thuế theo dõi và nắm bắt kịp thời vì thế các doanh nghiệp đăng ký thành lập mới chưa thực hiện đúng nghĩa vụ kê khai thuế đều được nhắc nhở tiến hành theo đúng quy định hay việc một số doanh nghiệp thay đổi địa điểm kinh doanh mà không thông báo, kê khai lại với CQT cũng được cập nhật. Nhằm quản lý việc cấp mở và đóng MST; chuyển địa điểm; thay đổi lĩnh vực kinh doanh của NNT; CQT đã thực hiện sử dụng Hệ thống đăng ký thuế tập trung và quản lý thuế trên máy tính như nhận tờ khai hay in thông báo thuế.
2.2.3 Tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế
Từ năm 2018 đến 2020 Cục thuế TP Hà Nội đã tổ chức hơn 100 buổi đối thoại với gần 20.000 NNT trên địa bàn. Cục thuế luôn muốn giúp các tổ chức, cá nhân hiểu được tầm quan trọng của thuế, bản chất của việc thu thuế và nguồn thu đó được sử dụng vào các mục đích nào. Việc tổ chức những buổi tuyên truyền này nhằm cung cấp cho doanh nghiệp các thông tin về chính sách thuế, cải cách thay đổi trong luật thuế; cái thiện mối quan hệ giữa CQT với NNT.
Thực hiện việc giải đáp những thắc mắc về việc kê khai, tính thuế qua đường dây nóng. Hỗ trợ, trao đổi với doanh nghiệp qua các phương thức điện tử nhằm giảm bớt thời gian và thủ tục trong việc thu thuế. Đây là cách thức đơn giản mà mang lại hiệu quả cao giúp cho NNT và CQT tiếp nhận thông tin và thực hiện trả lời nhanh chóng, đồng loạt tới hàng ngàn doanh nghiệp bằng việc gửi qua email. Nắm bắt kịp thời các vướng mắc, khó khăn của doanh nghiệp trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế để có biện pháp giải quyết kịp thời hoặc báo cáo với các cấp lãnh đạo cao hơn để có hướng giải quyết.
Hợp tác với các đơn vị truyền thông đưa tin công khai về những doanh nghiệp chưa nộp thuế lên các trang tin tức đại chúng và website của CQT. Luôn luôn tiếp nhận và phản hổi với các đơn vị truyền thông về việc quản lý thuế
Năm Số DN đăng ký Số DN gửi tờ kê khai thuế Tỷ lệ DN gửi tờ khai thuế/Dn đăng ký (%) 2018 21.452 18.234 85 2019 23.346 22.178 95 2020 22.124 21.640 97
GTGT, đưa vị thế, hình ảnh của ngành thuế được nâng cao. Tổ chức Hội nghị tuyên dương những doanh nghiệp có ý thức chấp hành tốt trong việc triển khai nghĩa vụ thuế, các năm 2018 - 2019 mỗi năm có gần 400 doanh nghiệp được tuyên dương, riêng trong năm 2020 do tình hình dịch bệnh phức tạp Cục thuế TP Hà Nội đã thực hiện tuyên dương các doanh nghiệp bằng hình thực trực tuyến phát sóng trên các nền tảng số, hình thức này là sự đổi mới mang hướng tích cực được các doanh nghiệp hưởng ứng.
2.2.4 Kê khai và kế toán thuế GTGT
STT +/- % +/- % +/- % +/- % 1 Số hồ sơ khai thuế nộp đúng hạn 19.951 22.073 21.326 2.122 10,64 -747 -3,38 2 Số hồ sơ khai thuế nộp chậm 849 883 487 34 4 -396 -44,85
(Nguồn: “Báo cáo Tổng kết năm ” 2018, 2019, 2020 - “Cục thuế TP Hà Nội ”)
Từ bảng 2.8 có thể nhận thấy rằng năm 2020 tại TP Hà Nội đã có 97% doanh nghiệp tiến hành đăng ký kê khai qua mạng và đóng thuế theo hình thức điện tử. Năm 2018 là 85% và 2019 là 95% cho thấy việc đăng ký kê khai nộp thuế qua mạng của các doanh nghiệp đã tăng nhanh, chứng tỏ việc triển khai quản lý thuế GTGT theo phương hướng hiện đại hóa đã thành công, giảm bớt thời gian chi phí của Cục thuế, giúp việc rà soát hồ sơ khai thuế thuận tiện, dễ dàng quản lý và theo dõi được các doanh nghiệp chặt chẽ hơn. Việc thực hiện kê khai thuế qua internet này giúp các doanh nghiệp tiến hành việc nộp hồ sơ, lập các chứng từ thuế một cách thuận tiện hơn, các doanh nghiệp không phải đi lại nhiều lên CQT để kê khai thuế. Doanh nghiệp cần có chữ ký số hợp lệ để có thể tiến hành kê khai và nộp thuế ở bất cứ địa điểm nào qua mạng. Riêng với các chứng từ nộp thuế theo hình thức điện tử sẽ được các ngân hàng liên kết xác nhận ngay lập tức.
Tình trạng NNT không kê khai thuế hay kê khai sai thời hạn và cán bộ thuế chỉ dẫn NNT kê khai thuế vẫn còn những khó khăn nhất định. Các doanh nghiệp mới thành lập và ngừng hoạt động diễn ra tương đối thường xuyên điều này dẫn đến các cán bộ thuế khó nắm bắt thông tin của DN một cách chính xác nên đã tác động không tốt đến việc quản lý kê khai thuế. Mặc dù đã kê khai thuế theo như quy định của pháp luật tuy nhiên các doanh nghiệp vẫn chưa bám sát với mục đích kinh doanh. Các cơ sở kinh doanh khách sạn, nhà hàng vẫn chưa chấp hành tốt việc cung cấp hóa đơn GTGT tới người sử dụng dịch vụ. Mặt khác, đa số những người sử dụng dịch vụ cung cấp hàng hóa ở nước ta vẫn còn chưa quan tâm đến việc lấy hóa đơn khi mua hàng điều này làm cho việc thống kê thuế GTGT phát sinh trong quá trình kinh doanh sẽ không chính xác.
Bảng 2.9: Tình hình nộp hồ sơ khai thuế GTGT nội giai đoạn 2018 -2020 của các doanh nghiệp NQD trên địa bàn TP Hà Nội
3 khai thuế không nộp
434 390 311 -10,14 -79 -20,26
(Nguồn: “Báo cáo Tổng kết năm” 2018, 2019, 2020 - “Cục thuế TP Hà Nội”)
Từ bảng 2.9 ta có thể thấy: Tỷ lệ hồ sơ khai thuế GTGT nộp đúng hạn đã tăng, năm 2018 số tờ khai đúng là 19.951 chiếm 94% trong tổng hồ sơ khai thuế, năm 2019 là 22.073 tờ khai đúng hạn chiếm 94,5%, tằn 10,64% so với 2018. Năm 2020 số tờ khai đúng là 21.326 tờ khai chiếm 96,4% số hồ sơ mặc dù tỷ lệ có giảm so với 2019 là 3,38% nhưng do yếu tố khách quan dịch bệnh nên đây vẫn là một kết quả ấn tượng của ngành thuế Hà Nội. Số tờ khai thuế không nộp giảm đáng kể qua các năm, năm 2020 giảm 79 tờ so với năm 2019. Số tờ khai nộp chậm cũng giảm qua các năm, năm 2018 là 849 tờ khai chiếm 4% trong tổng số phải nộp đến năm 2019 có tăng nhưng đến năm 2020 đã giảm một cách đáng kể giảm 396 tờ so với 2019 tương ứng 44,85%. Trong những năm gần đây, cán bộ thuế đã quan tâm, giúp đỡ do vậy chất lượng của tờ khai thuế GTGT đã được cải thiện tuy nhiên vẫn còn không ít doanh nghiệp chưa thực hiện tốt việc kê khai thuế, nộp những tờ khai thuế GTGT không đảm bảo chất lượng. Một số doanh nghiệp để có thể làm số thuế GTGT đầu vào được khẩu trừ nhiều hơn đã cố tình kê khai các chỉ tiêu không sát với tình hình kinh doanh thực tế nhằm làm giảm số thuế GTGT đầu ra phải nộp. Các doanh nghiệp còn tạo ra các biện pháp tinh vi hơn để có thể trốn thuế hay lấy được số tiền hoàn thuế GTGT nhiều hơn như khi đăng ký kinh doanh doanh nghiệp đăng ký với rất nhiều ngành nghề đa dạng nhưng thực tế lại không có trụ sở kinh doanh, các DN này lập ra chủ yếu để buôn các hóa đơn GTGT phi hợp pháp, bán các hóa đơn cho tổ chức, cá nhân kinh doanh phi pháp như bán hàng hóa buôn lậu để trốn thuế.
2.2.5 Quản lý hoàn thuế GTGT
Hoàn thuế có ý nghĩa rất quan trọng đối với mọi DN, trong công tác quản lý hoàn thuế GTGT cán bộ Cục thuế không thể tránh khỏi những sai sót. Hiện nay,
công tác này đã được CQT cải thiện, tiến hành việc hoàn thuế theo các quy định được cụ thể và công khai đến các doanh nghiệp.
Bảng 2.10: Kết quả quản lý hồ sơ hoàn thuế GTGT tại Cục thuế TP Hà Nội
2 Số hồ sơ được hoàn thuế 1.450 1.510 1.419 4.379
3 Tỷ lệ hồ sơ được hoàn
thuế 83,28% 85% 87,2% -
Ta có thể thấy được tỷ lệ hồ sơ được hoàn thuế so với số hồ sơ yêu cầu hoàn thuế mỗi năm khá cao, trung bình khoảng 85% cho thấy công tác hoàn thuế GTGT tại Cục thuế TP.Hà Nội ngày càng được giám sát chặt chẽ và nâng cao. Trong giai đoạn 2018 - 2020 Cục thuế đã thực hiện kiểm tra 5.145 hồ sơ yêu cầu hoàn thuế và trong đó có 4.379 hồ sơ được duyệt với số tiền hoàn thuế GTGT là 19.719 tỷ.
Cục thuế TP Hà Nội luôn tiến hành việc kiểm tra hoàn thuế theo quy định của pháp luật tuy nhiên nhiều doanh nghiệp đã dùng những phương thức và thủ đoạn tinh vi, lợi dụng những khe hở luật pháp để qua mặt CQT như: Kê khai mức thuế suất sai, thuế GTGT đầu vào chưa đáp ứng điều kiện theo quy định để được khẩu trừ, kê khai giá bán chưa phù hợp khi giá bán thấp hơn so với giá bán thị trường. Bên cạnh đó trong quá trình hoàn thuế các DN còn vi phạm một số quy định về thủ tục hoàn thuế như: sổ sách chứng từ không còn lưu giữ hay không làm đúng theo các quy định của pháp luật về kế toán, dùng con dấu không hợp lệ theo quy định của pháp luật trong việc đăng ký kinh doanh.
Năm 2018 2019 2020 Chênh lệch 2019/2018 Chênh lệch 2020/2019 +/- % +/- % Tổng số thuế truy hoàn, truy
thu và phạt 4.697 3.711 2.566 -986 -21 -1145 -31 Tổng số thuế GTGT truy thu, phạt 183,4 435,1 369,6 251,7 137 -65,5 -15
2.2.6Kiểm tra, thanh tra thuế GTGT
Nhằm giúp cho NNT thuận tiện và tự giác kê khai thuế, BTC đã tiến hành cơ chế tự khai và tự nộp thuế điều này cũng hỗ trợ CQT nâng cao được năng lực trong việc xử lý và phát hiện các hành vi trốn thuế. Với việc áp dụng cơ chế này doanh nghiệp sẽ đóng thuế dựa vào tình hình kinh doanh sản xuất trong kỳ. Doanh nghiệp sẽ nộp thuế theo số thuế đã kê khai và nộp theo đúng thời điểm đã quy định.
Việc Bộ Tài chính sử dụng cơ chế tự khai, tự tính và tự nộp thuế đồng nghĩa với việc đối tượng đóng thuế sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính chính xác của kết quả kê khai tính thuế của DN đó trước pháp luật. Khi áp dụng cơ chế này quá trình kê khai tự nộp thuế sẽ không bị Cục thuế can thiệp nhưng với những thành phần có hiện tượng vi phạm về thuế như trốn thuế, không đóng thuế hay gian lận thì sẽ bị CQT thực hiện thanh - kiểm tra lại quá trình kê khai và khi những sai phạm này bị phát hiện sẽ xử lý đúng như quy định luật pháp.
Cục thuế luôn coi công tác thanh - kiểm tra là một nhiệm vụ trọng tâm trong việc quản lý thuế. Cục thuế sẽ tiến hành các cuộc thanh - kiểm tra tại chính trụ sở NNT đối với các doanh nghiệp có các rủi ro cao về thuế để xử lý và phát hiện các sai phạm trong việc nộp thuế, các trường hợp trốn thuế nhằm giảm đi việc thất thu