Giải pháp hoàn thiện công tác thanh tra-kiểm tra thuế

Một phần của tài liệu 344 hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại TP hà nội (Trang 80 - 83)

1 NSNN trong năm

3.2.1 Giải pháp hoàn thiện công tác thanh tra-kiểm tra thuế

- Tiến hành làm mới phương pháp thanh - kiểm tra thuế: dựa trên CSDL kê khai, tự tính và tự nộp thuế điện tử của NNT, tiến hành thanh tra trực tiếp trên CSDL đó giúp cán bộ thanh - kiểm tra không phải đến trực tiếp trụ sở DN mà chỉ

cần áp dụng công nghệ vào việc thanh tra. Với những trường hợp CSDL của NTT

không có đủ sổ sách, hồ sơ, chứng từ để thực hiện việc thanh tra, cán bộ thanh - kiểm tra có thể sử dụng phương pháp thanh tra “Giá trị tài sản ròng” của DN để

có thể tạm thời biết được giá trị và tình hình nợ của DN đó.

- Thiết lập CSDL về độ rủi ro và gian lận thuế của các DN NQD đang hoạt động để có thể xếp loại và đánh giá độ rủi ro về thuế của DN từ cao đến thấp. Điều

này giúp thu hẹp được phạm vi thanh - kiểm tra của CQT khi lượng DN đang càng ngày càng tăng và nằm rải rác trên địa bàn rộng. Khi xây dựng được hệ thống

CSDL này cán bộ thuế sẽ đưa ra những tiêu chí chọn cách thanh tra dựa trên độ rủi

- Đào tạo nguồn nhân lực thanh - kiểm tra thuế có chuyên môn sâu về các chính sách thuế, các điều luật về thuế cần được cập nhật để bổ sung sửa đổi một cách kịp thời, hiểu biết về kế toán tài chính, biết đưa công nghệ thông tin vào công

tác thanh - kiểm tra và đặc biệt phải có đạo đức tốt tránh các trường hợp DN dụ dỗ, lôi kéo. Trang bị, nâng cấp máy móc thiết bị cho đội ngũ cán bộ thanh tra để có thể cập nhật các thông tin về DN một cách chính xác, nhanh chóng để phục vụ

nhiệm vụ thanh - kiểm tra.

3.2.2. Tăng cường công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế

- Thực hiện việc phân tích chi tiết các khoản nợ thuế và phân loại nó để đề ra các biện pháp xử lý nhất định. Đối với các doanh nghiệp nợ thuế quá thời hạn nhưng vẫn chưa nộp thì thường xuyê nhắc nhở, đôn đốc các đơn vị thực hiện nếu

không sẽ tiến hành các hình thức cưỡng chế để thu hồi nợ thuế.

- Tình hình nợ đọng thuế cần quản lý hết sức sát sao; Triển khai bám sát các DN ngay khi đến hạn phải kê khai thuế để đốc thúc nộp NSNN, hạn chế tới mức tối đa nợ đọng phát sinh thêm; dòng tiền của doanh nghiệp cũng cần được năm bắt

thường xuyên để nhắc nhở kịp thời, bên cạnh đó cũng cần thu hồi được số tiền nợ

đọng, nhất là đối với những đơn vị có nợ trọng điểm, chây ì và kéo dài;

- Việc cưỡng chế cũng như thu hồi nợ đọng thông qua thanh tra tổng thể những trường hợp có dấu hiệu chây ì cần được tăng cường để tạo ra được kết quả

tốt hơn và nâng cao biện pháp cưỡng chế Kê biên tài sản, Thu tiền - tài sản khác của các đối tượng bị cưỡng chế do bên thứ ba nắm giữ, Thu hồi giấy phép đăng ký

kinh doanh.

các tài sản để thu hồi nợ thuế hoặc báo cáo cơ quan pháp luật các doanh nghiệp vi phạm nghiêm trọng bị xử lý hình sự.

- Dựa trên số liệu về phân tích tình trạng nợ thuế của doanh nghiệp tổ chức thực hiện kế hoạch thu nợ. Cập nhật hệ thống hỗ trợ theo dõi tình trạng quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế.

3.2.3. Kê khai và kế toán thuế

Để việc đăng ký khai thuế có thể diễn ra tiện lợi và nhanh chóng thì cán bộ cũng cần cải thiện công tác kê khái cũng như cung cấp cho doanh nghiệp những thông tin cần thiết nhất là những thông tin mang tính chất bắt buộc có ảnh hưởng tới khâu đóng thuế trong thời gian DN hoạt động.

Cần xây dựng cũng như nâng cấp các phần mềm kịp thời, đầy đủ để theo được chế độ chính sách đang thay đổi, ứng dụng nhận tờ khai qua mạng chưa xử lý sàng lọc triệt để các loại HSKT sai sót, dẫn đến cán bộ vẫn phải xử lý nhận thủ công hồ sơ vào ứng dụng hệ thống quản lý thuế tập trung (TMS), nhiều báo cáo ứng dụng không cấp quyền cho người dùng kết xuất ra file excel, hệ thống phần mềm lại thường xuyên nâng cấp chậm và chưa thay đổi song song được với tốc độ thay đổi của chính sách (điển hình là chính sách thuế thay đổi như sử dụng phương pháp khấu trừ trực tiếp, hình thức kê khai tháng và quý,...). Do vậy việc sửa đổi quy trình là cần thiết nhằm tháo gỡ những yếu tố phát sinh từ thực tế và cần phải được thực hiện sớm thì mới đảm bảo được yêu cầu công việc của CQT cũng như phục vụ cho việc tổng hợp số liệu hay thông tin được chính xác, kịp thời.

Sửa đổi và rà soát quá trình quản lý kê khai thuế đáp ứng được với cải cách thủ tục hành chính và cấu trúc vận hành của TMS cho thích hợp với thực tế như: Bổ sung hướng dẫn mang tính cụ thể trong việc NNT thay đổi cách tính thuế theo các trường hợp (DN mới thành lập; DN đang hoạt động thay đổi cách tính thuế; DN thay đổi cách tính thuế theo quyết định của CQT). Bổ sung hướng dẫn xử lý thay đổi kỳ kê khai về thuế GTGT từ tháng sang quý hoặc ngược lại cho NNT giao dịch với CQT qua phương thức điện tử và cho NNT nộp hồ sơ trực tiếp tại CQT. Bổ sung hướng dẫn xử lý, tiếp nhận và lưu trữ HSKT điện tử.

Đề ra các quy định mang tính chất cụ thể đối với công tác ấn định thuế trong trường hợp DN không nộp HSKT như về mức thuế, các chỉ tiêu để phục vụ cho việc ấn định thuế.

Một phần của tài liệu 344 hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại TP hà nội (Trang 80 - 83)