3.3.1.Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu được lựa chọn dựa trên các thông tin sẵn có về tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ lúa Nếp Tan trên địa bàn xã có nhiều diện tích trồng lúa Nếp Tan có tiếng của tỉnh Sơn La. Do đó, đề tài lựa chọn xã Chiềng Khoang, huyện Quỳnh Nhai làm địa bàn nghiên cứu.
Bảng 3.1: Diện tích và số hộ trồng lúa Nếp Tan của xã Chiềng Khoang năm 2019
STT Tên bản Diện tích trồng
lúa Nếp Tan (ha)
Số hộ trồng lúa Nếp Tan (hộ) 1 Bản Sản 3,47 2/87 2 Bản Ca 20,76 12/178 3 Bản Đông 8,74 4/90 4 Bản Hán 29,13 24/161 5 Bản Hậu 16,24 8/113 6 Bản He 28,45 14/133 7 Bản Hua Lỷ 0 0/12 8 Bản Hua Mường 16,33 6/80 9 Bản Phiêng Lỷ 10,76 9/130 10 Bản Nà Pát 14,59 5/97 11 Bản Cầu Cang 16,26 7/1 Tổng 165 91/1199
(Nguồn: UBND xã Chiềng Khoang năm 2019)
3.3.2. Phương pháp chọn mẫu điều tra
21
Bước 1: Chọn 3/11 bản đại diện có diện tích trồng lúa Nếp Tan nhiều nhất của xã Chiềng Khoang: Bản Hán (29,13 ha), bản He (28,45 ha), bảnCa (20,76 ha).
Bước 2: Chọn các hộ điều tra là hộ có diện tích trồng lúa Nếp Tan của 3 bản đại diện.
Bước 3: Chọn mẫu cụ thể đối với các tác nhân trong chuỗi
* Đối với tác nhân hộ trồng lúa Nếp Tan:
Để có được số liệu điều tra em sẽ tiến hành chọn lọc các hộ có diện tích trồng lúa Nếp Tan tại thời điểm điều tratừ các số liệu thu thập được từ các Trưởng bản của 3/11 bản làm đại diện đó là các bản Hán, bản He, Bản Ca và tiến hành phỏng vấn 50/91 hộ nông dân có diện tích trồng lúa Nếp Tan của xã Chiềng Khoang.
Phương pháp điều tra: Phỏng vấn trực tiếp đại diện hộ nông dân với phiếu câu hỏi điều tra.
* Đối với các tác nhân lái buôn, người bán lẻ, người tiêu dùng
Trong quá trình phỏng vấn hộ trồng lúa Nếp Tan, tiến hành tìm hiểu sâu thêm thông tin về hộ thu mua bán buôn và người bán lẻ từ các hộ được phỏng vấn và các hộ dân địa phương. Từ đó, liệt kê lại và tiếp tục tiến hành liên hệ phỏng vấn.
3.3.3. Phương pháp thu thập thông tin
3.3.3.1. Thu thập thông tin thứ cấp
Thông tin thứ cấp được thu thập từ các báo cáo nghiên cứu có sẵn, các tài liệu, số liệu liên quan đến cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế qua các báo cáo tổng kết hàng năm, các số liệu thống kê của xã Chiềng Khoang, tham khảo các khóa luận tốt nghiệp. Cụ thể bao gồm:
-Số liệu tình hình điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Chiềng Khoang qua các báo cáo cuối năm năm 2017, 2018, 2019.
-Số liệu về diện tích, năng suất, sản lượng lúa Nếp Tan của xã thu thập từ các báo cáo và tài liệu của các phòng ban của xã Chiềng Khoang.
Đây là những số liệu được công bố, đảm bảo tính chính xác và khách quan của đề tài nghiên cứu. Từ đó có những đánh giá ban đầu về tình hình sản xuất, những thuận lợi – khó khăn trong tại địa phương mà người dân gặp phải.
22
3.3.3.2. Thu thập thông tin sơ cấp
Thông qua điều tra hộ nông dân sản xuất lúa Nếp Tan, người lái buôn, người bán lẻ và người tiêu dùng.
Thông qua điều tra hộ nông dân tìm hiểu thêm cả những vấn đề về kinh tế, đời sống, xã hội của các hộ sản xuất.
Phỏng vấn sâu những đối tượng là hộ sản xuất, trưởng bản, xã, các cơ quan có liên quan đến phát triển sản xuất lúa Nếp Tan theo chuỗi. Tất cả thông tin thu thập được tổng hợp và phân tích theo mục tiêu nghiên cứu.
3.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
* Một số công thức nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế
- Giá trị sản xuất (GO-Gross output): Là toàn bộ giá trị của cải và dịch vụ được tạo ra trong một thời kì nhất định (thường là 1 năm), đây là tổng thu của hộ.
GO = ∑PiQi= IC + VA + MI Trong đó:
Pilà đơn giá sản phẩm thứ I;
Qilà khối lượng sản phẩm thứ I;
IC là chi phí trung gian;
VA là giá trị gia tăng;
MI là thu nhập hỗn hợp;
- Chi phí trung gian (IC-Intermediate Cost): Là toàn bộ chi phí vật chất thường xuyên và dịch vụ được sử dụng trong quá trình sản xuất như: Giống, phân bón, thuốc BVTV, dụng cụ rẻ tiền mau hỏng trong một vụ sản xuất.
IC=∑Ci = GO - VA Trong đó:
Ci là khoản chi phí thứ I;
GO là giá trị sản xuất;
VA là giá trị gia tăng;
23
VA = GO – IC Trong đó:
GO là giá trị sản xuất;
IC là chi phí trung gian;
Những trường hợp đi thuê lao động thì phải trừ khoản thuê mướn đó.
- Thu nhập hỗn hợp (MI-Mixed Income): Là phần thu nhập thuần tuý của người sản xuất bao gồm thu nhập của công lao động và lợi nhuận khi sản xuất 1 đơn vị diện tích trong một vụ rau.
MI = VA – (A + T) Trong đó :
VA là giá trị gia tăng;
T là thuế nông nghiệp;
A là phần giá trị khấu hao tài sản cố định và chi phí phân bổ; - Lợi nhuận:
Pr = GO – TC Trong đó:
GO là giá trị sản xuất;
TC là tổng chi phí trong sản xuất.
- Giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích: Là tỷ lệ giữa tổng khối lượng sản phẩm thu được chia cho một đơn vị diện tích (ha): GO/ha
- Giá trị sản xuất trên một đồng chi phí: GO/TC - Giá trị sản xuất trên một công lao động: GO/CLĐ - Giá trị gia tăng trên một đơn vị diện tích: VA/ha - Giá trị gia tăng trên một đồng chi phí: VA/TC - Giá trị gia tăng trên một công lao động: VA/CLĐ
* Một số công thức tính hiệu quả kinh tế:
- Công thức 1: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa giá trị kết quả thu được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
24
Hay H = Q/C Trong đó:
H là hiệu quả kinh tế
Q là kết quả thu được
C là chi phí sản xuất
-Công thức 2: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng hiệu số giữa giá trị kết quả thu được và chi phí bỏ ra để thu được kết quả đó.
Hiệu quả kinh tế = Kết quả thu được – Chi phí sản xuất Hay H = Q - C
25
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
4.1.1. Vị trí địa lý
Chiềng Khoang là xã vùng 2 của huyện Quỳnh Nhai, có tổng diện tích tự nhiên là 3.527 ha. Diện tích đất rừng tự nhiên phòng hộ hiện có 1.778,08 ha; diện tích đất nông nghiệp 2.482,81ha.
Có vị trí giáp ranh như sau:
- Phía Bắc giáp xã Chiềng Bằng.
- Phía Đông giáp xã Nậm Ét và Chiềng Ngàm huyện Thuận Châu. - Phía Nam giáp Chiềng La huyện Thuận Châu.
- Phía Tây giáp Chiềng Pha, Phổng Lái huyện Thuận Châu.
4.1.2. Địa hình
Xã Chiềng Khoang có địa hình phức tạp, độ cao từ 300m đến 900m so với mực nước biển. Là một xã miền núi có địa hình chia cắt phức tạp, địa bàn rộng nhưng diện tích đất canh tác còn ít, điều kiện thời tiết không thuận lợi, thường xuyên xảy ra sạt lở đất, lũ quét, nắng hạn kéo dài gây ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của nhân dân trong xã.
4.1.3. Khí hậu và thổ nhưỡng
- Về thổ nhưỡng có 03 nhóm đất, gồm: Nhóm đất vàng nhạt trên đá cát, nhóm đất màu đỏ nâu phát triển trên đá vôi, nhóm đất phù sa sông suối.
- Xã Chiềng Khoang nằm trong tiểu vùng khí hậu nóng của huyện với 2 mùa rõ rệt trong năm. Mùa đông lạnh và khô kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau. Mùa hè nóng ẩm từ tháng 5 đến tháng 9. Nhiệt độ cao và khá ổn định trung bình trong năm khoảng 22,40C. Tổng lượng mưa trung bình khoảng 1.7mm/năm, mưa tập trung vào các tháng 6,7,8,9 với lượng mưa chiếm 85% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô lượng mưa nhỏ chiếm 15% tổng lượng mưa. Độ ẩm trung bình là 78%.
26
- Có nguồn nước đảm bảo phục vụ nhu cầu dân sinh.
Dưới đây là tình hình sử dụng đất của xã Chiềng Khoang năm 2019:
Bảng 4.1: Tình hình sử dụng đất của xã Chiềng Khoang năm 2019
(Nguồn:UBND xã Chiềng Khoang)
4.1.4. Điều kiện kinh tế - hội của xã Chiềng Khoang
4.1.4.1. Tình hình dân số và lao động
- Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn xã năm 2019 đạt 55.250,9 triệu đồng,
STT Hạng mục Diện tích Cơ cấu
(ha) (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 3527 100 1 Đất nông nghiệp 2482.81 70.39 - Đất lúa nước 226.09 9.11 - Đất lúa nương 20 0.81 - Đất trồng cây hàng năm 450.88 18.16 - Đất rừng phòng hộ 1778.08 71.62 - Đất nuôi trồng thủy sản 1.56 0.06 - Đất nông nghiệp khác 6.2 0.25
2 Đất phi nông nghiệp 126.86 3.60
- Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 0.46 0.36
- Đất quốc phòng 1.86 1.47
- Đất sản xuất VLXD, gốm sứ 0.42 0.33
- Đất nghĩa trang, nghĩa địa 2.74 2.16
- Đất sông, suối 42 33.11
- Đất phát triển hạ tầng 79.38 62.57
3 Đất chưa sử dụng 865.95 24.55
- Đất đồi núi chưa sử dụng 440.35 50.85
- Núi đá không có rừng cây 425.6 49.15
27
bình quân của huyện 8,5 triệu đồng/người/năm bằng 0,6 lần và so với thu nhập bình quân của tỉnh khu vực nông thôn khoảng 8,42 triệu đồng/người/năm bằng 0,7 lần
(theo Bộ tiêu chí về phát triển nông thôn mới đạt 1,2 lần).
- Tỷ lệ hộ xem truyền hình đạt 80%.
- Tỷ lệ hộ dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 75% (theo Bộ tiêu chí về phát triển nông thôn mới đạt 70%).
- Tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi ra lớp đạt 90,2%.
- Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS vào lớp 10 là 77% (theo Bộ tiêu chí về phát triển nông thôn mới đạt 70%).
- Tỷ lệ lao động được đào tạo tập huấn kỹ thuật 12,0% (theo Bộ tiêu chí về phát triển nông thôn mới đạt > 20%).
- Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng 19,6%.
- Tỷ lệ hộ nghèo còn 54,2% (theo Bộ tiêu chí về phát triển nông thôn mới dưới 10%).
4.1.4.2. Hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn của xã Chiềng Khoang
- Tỷ lệ đường xá được bê tông hóa, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm: 12,424/16,855km, đạt 75,86%.
- Tỷ lệ đường trục bản và đường liên bản được cứng hóa bằng bê tông xi măng, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm: 7,965/12,528km, đạt 63,6%.
- Tỷ lệ đường ngõ xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa: Mặt đường sạch không lầy lội vào mùa mưa 9,152/9,152km, đạt 100%, trong đó được cứng hóa bằng vật liệu sẵn có 4,6/9,152km đạt 50,3%
- Tỷ lệ đường trục chính nội đồng đảm bảo vận chuyển hàng hóa thuận tiện quanh năm: Đảm bảo vận chuyển hàng hóa thuận tiện quanh năm 6,352/6,352km đạt 100%, trong đó được cứng hóa bằng vật liệu sẵn có 1,2/6,352 km, đạt 19%.
4.1.4.3. Tình hình phát triển kinh tế của xã Chiềng Khoang *Một số chỉ tiêu về kinh tế
- Bình quân thu nhập trên đầu người đạt 5,6 triệu đồng/người/năm, so với thu nhập bình quân của huyện (8,5 triệu đồng/người/năm) bằng 0,6 lần và so với thu
28
nhập bình quân của tỉnh khu vực nông thôn khoảng (8,42 triệu đồng/người/năm) bằng 0,7 lần (theo Bộ tiêu chí về phát triển nông thôn mới đạt 1,2 lần).
- Tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm 76,8%, ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 8,7% và dịch vụ chiếm 14,5%.
- Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 2.698,8 tấn, bình quân lương thực đầu người ước đạt 392 kg/người/năm.
-Tổng thu ngân sách ước thực hiện năm 2019 là: 7.591.044.964 đồng tăng 113%, so với dự toán huyện giao.
-Hoạt động dịch vụ và thương mại từng bước phát triển ổn định.
* Tình hình phát triển chăn nuôi
Bảng 4.2: Tình hình chăn nuôi của xã Chiềng Khoang trong 3 năm(2017-2019)
STT Tên Vật nuôi ĐVT Năm Tỷ lệ (%) 2017 2018 2019 2018/2017 2019/2018 1 Gia súc Con 7130 8604 7500 120,67 87,17 - Trâu Con 722 732 721 101.39 98.50 - Bò Con 2665 2872 2845 107.77 99.06 - Dê Con 1689 1700 1789 100.65 105.24 - Lợn Con 2054 3300 2145 160.66 65.00 2 Gia cầm Đàn 30218 30500 31500 100.93 103.28 3 Thủy sản Lồng 270 237 237 87.78 100.00
(Nguồn UBND xã Chiềng Khoang năm 2017, 2018, 2019)
Xã Chiềng Khoang chăn nuôi chủ yếu là các đàn Gia súc, Gia Cầm và nuôi trồng thủy sản. Nhìn chung tổng đàn gia súc qua 3 năm có sự biến động không đồng đều, số lượng con gia súc năm 2018 tăng đến 20,67% so với năm 2017, nhưng đến năm 2019 thì lại giảm 12,83% so với năm 2018. Nguyên nhân của sự suy giảm này là do năm 2019 xuất hiện bệnh dịch tả lợn châu Phi, khiến cho số lượng lợn giảm 1.155 con, giảm đến 35% so với năm 2018. Kéo theo đó, giá thịt lợn tăng cao, một phần người tiêu dùng chuyển đổi nhu cầu sang sử dụng thịt trâu, thịt bò, lượng giết
29
mổ trâu, bò tăng khiến cho số lượng con trâu, bò cũng giảm nhẹ, cụ thể là số lượng con trâu giảm 1,5%, bò giảm 0,94%. Sự giảm mạnh tổng đàn gia súc không những khiến nông dân bị thua lỗ, thiệt hại nặng nề mà còn ảnh hưởng lớn đến nhu cầu và kinh tế của người tiêu dùng địa phương. Tuy Chính phủ đã đưa ra nhiều biện pháp khắc phục nhưng giá thịt lợn vẫn chưa có dấu hiệu giảm cho đến thời điểm hiện tại, nông dân rất khó khăn để tái đàn. Về đàn gia cầm, nhìn chung qua 3 năm đều tăng nhẹ, cho thấy tình hình chăn nuôi gia cầm của nông dân địa phương khá ổn định.
Về nuôi trồng thủy sản, số lượng lồng cá năm 2018 giảm 33 lồng, giảm 12,22 % so với năm 2017, và đến năm 2019 không có dấu hiệu tăng nữa, sản lượng cá xuất bán ra thị trường mỗi năm ước đạt khoảng 275 tấn.
Nguyên số lượng lồng cá giảm là do nghề nuôi cá lồng còn mới, nhiều hộ nông dân ồ ạt đầu tư, tuy nhiên do chưa có nhiều kinh nghiệm, cũng như không có đủ kiến thức kỹ thuật nuôi cá lồng nên nhiều hộ nông dân không thể bám trụ lại với nghề.
* Tình hình phát triển trồng trọt
Nhìn chung, tình hình phát triển cây trồng chính của xã Chiềng Khoang qua 3 năm đều tăng. Nhóm cây ăn quả, cây công nghiệp, cây trồng khác giai đoạn năm 2018 so với năm 2017 có sự tăng mạnh hơn, đến năm 2019 vẫn tăng nhưng tăng nhẹ. Tuy nhiên, năm 2018 nhóm cây lương thực lại giảm 4,57 % so với năm 2017. Điều này cho thấy, tình hình sản xuất đang có sự biến động nhẹ giữa các nhóm cây trồng, người nông nhận thấy được hiệu quả kinh tế của việc chuyển đổi cơ cây trồng. Nguyên nhân cụ thể là: Thứ nhất, biến động về lao động, lao động nông thôn đổ dồn về thành thị kiếm việc làm tăng, khiến cho lực lượng lao động nông thôn giảm, một số hộ dân bỏ hoang nương ngô, khiến sản lượng ngô năm 2018 giảm 43,02% so với năm 2017; thứ 2, người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang trồng cây ăn quả, cây công nghiệp và cây trồng khác.
30
Bảng 4.3: Tình hình phát triển cây trồng chính của xã Chiềng Khoang qua 3 năm(2017-2019)
TT Tên cây trồng ĐVT Năm Tỷ lệ (%)
2017 2018 2019 2018/2017 2019/2018 1 Cây lương thực Tấn 4137.5 3948.6 41.2 95.43 105.89 - Lúa chiêm Tấn 775 780 806 100.65 103.33 - Lúa mùa Tấn 980 1016 1020 103.67 100.39