Đánh giá hiệu quả môi trường của chuỗi giá trị lúa Nếp Tan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu chuỗi giá trị lúa nếp tan tại xã chiềng khoang, huyện quỳnh nhai, tỉnh sơn la​ (Trang 50 - 54)

Hiện nay môi trường đang ngày càng ô nhiễm, không chỉ ở Việt Nam mà còn ở tất cả các quốc gia khác trên thế giới. Có nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường trong đó có một nguyên nhân quan trọng đó là việc sử dụng phân bón hóa học, thuốc BVTV trong nông nghiệp. Hiện nay việc sử dụng các sản phẩm hóa học như phân bón, thuốc BVTV trong nông nghiệp là rất phổ biến, việc sử dụng các sản phẩm hóa học này nếu không đúng cách, sử dụng một cách khoa học thì không

43

những ảnh hưởng tới môi trường mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe con người do tồn dư chất độc trong các sản phẩm nông nghiệp.

Chính vì vậy một yêu cầu đặt ra hiện nay là phải tạo ra những giống cây trồng kháng sâu bệnh và sử dụng thuốc BVTV một cách khoa học để giảm bớt ô nhiễm môi trường từ việc sử dụng thuốc BVTV.

Qua tổng hợp số liệu điều tra thu được kết quả như sau về đặc tính chống chịu sâu bệnh của cây lúa Nếp Tan.

Bảng 4.8: Đặc tính chịu sâu bệnh hại của lúa Nếp Tan tại xã Chiềng Khoang

TT Đặc điểm Đúng

(hộ)

Không đúng (hộ)

1 Lúa Nếp Tan chịu bệnh tốt 37 13

2 Lúa Nếp Tan thường bị sâu cuốn lá phá hại 48 2 3 Lúa Nếp Tan thường bị bệnh đạo ôn phá hại 4 46 4 Lúa Nếp Tan thường bị bệnh vàng lá, cháy lá phá hại 23 27 5 Lúa Nếp Tan thường bị sâu sâu đục thân phá hại 15 35

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2019)

Qua bảng 4.8 cho thấy:

Trong số 50 hộ được phỏng vấn thì có 37 hộ đồng ý rằng lúa Nếp Tan chống chịu bệnh tốt và có 13 ý kiến không đồng ý. Điều này chứng tỏ lúa Nếp Tan chống chịu bệnh khá tốt. Tuy nhiên có lại có 48 ý kiến cho giống lúa này thường bị sâu cuốn lá phá hại, như vậy lúa Nếp Tan thường cảm nhiễm với sâu cuốn lá. Các hộ cũng cho rằng lúa Nếp Tan chống chịu tốt với bệnh đạo ôn, chống chịu vừa với bệnh vàng lá, cháy lá và sâu đục thân.

4.3.2.1. Ảnh hưởng của việc phun thuốc trừ sâu đến môi trường và chất lượng lúa Nếp Tan

Nếp Tan là giống lúa được nông dân đánh giá là có khả năng chịu bệnh khá tốt, tuy nhiên mức độ nhiễm bệnh của giống lúa này cũng khá cao. Một số sâu bệnh là lúa thường mắc phải như: Rầy nâu, sâu đục thân, sâu cuốn lá, bệnh đạo ôn, vàng lá… Mức độ nhiễm sâu bệnh của lúa tùy từng thời vụ thì có diễn biến khác nhau,

44

tuy nhiên để ngăn chặn các loại sâu bệnh hại này biện pháp chủ yếu nhất có thể thực hiện đó là sử dụng thuốc BVTV phun theo liều lượng để có thể trị được các loại sâu bệnh đó. Qua tổng hợp số liệu điều tra về tình hình sử dụng thuốc BVTV trong thực hiện chuỗi giá trị lúa Nếp Tan được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.9: Tình hình sử dụng thuốc BVTV tại các hộ được điều tra

Tên thuốc

thường sử dụng Công dụng Liều lượng

Số lần phun

Thời gian cách ly

(ngày)

Bascide 50EC Đặc trị rầy nâu 100-120ml/ha 1 7 - 10 Patox 95SP Đặc trị sâu đục thân,

sâu cuốn lá 30-45gr/ha 1 7 - 10

Kansul 60EC Trị vàng lá, đạo ôn 90 gr/ ha 1 7 - 10

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2019)

Qua bảng trên cho thấy:

Các loại thuốc BVTV mà các hộ nông dân thường sử dụng là Patox 95SP, Bascide 50EC, Kansul 60EC…những loại thuốc này được sử dụng để trị một số loại sâu bệnh chính như: Rầy nâu, sâu đục thân, sâu cuốn lá, bệnh đạo ôn, vàng lá… liều lượng phun thì đa số người dân làm đúng như trong hướng dẫn ghi trên bao bì. Qua phỏng vấn, hầu như các hộ được điều tra đều cho biết họ phải phun mỗi vụ ít nhất 3- 4 lần, như vậy lượng thuốc BVTV hàng năm đưa ra ngoài môi trường là khá lớn. Chính vì vậy đây là yếu tố gây ảnh hưởng nhất tới môi trường.

Phun thuốc BVTV chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng tới môi trường, tuy nhiên đối với lúa thì mức độ ảnh hưởng do tồn dư của thuốc BVTV trong thóc hầu như là không có vì lúa có thời gian sinh trưởng khá dài so với thời gian cách ly mà các loại thuốc quy định.

Như vậy, nói chung đã trồng lúa thì nhất định phải sử dụng đến thuốc BVTV và sẽ gây ảnh hưởng tới môi trường sống, nhưng sử dụng đúng cách, phun đúng lúc, đúng liều lượng thì sẽ giảm được chi phí trong sản xuất, giảm ảnh hưởng tới môi trường.

45

Hiện nay việc sử dụng phân bón không đúng lúc, đúng cách, đúng quy trình kỹ thuật, đúng liều lượng là một trong những yếu tố gây ảnh hưởng đến môi trường đất, nước. Việc lạm dụng các loại phân bón hóa học còn gây ảnh hưởng tới độ phì nhiêu của đất dẫn tới tình trạng đất bạc màu ảnh hưởng tới sản xuất ở các vụ sau. Chính vì vậy việc sử dụng các loại phân hữu cơ, phân vi sinh là một giải pháp cho vấn đề này.

Qua điều tra 50 hộ trong chuỗi giá trị lúa Nếp Tan thì các hộ đều có sử dụng phân chuồng ủ hoai để bón cho lúa trong các vụ sản xuất, với liều lượng thực tế bình quân từ 7000 – 9000 kg/ha, ngoài ra còn cho thêm các loại phân xanh… Như vậy trong quá trình sản xuất người nông dân đã tận dụng các sản phẩm phụ như phân chuồng ủ hoai, phân xanh…để bón cho lúa và giảm chi phí cho sản xuất, giảm sự ảnh hưởng tới môi trường.

Ngoài bón phân hữu cơ thì các hộ còn sử dụng thêm các loại phân vô cơ khác như: Đạm, lân, kali. Cách sử dụng, cách bón phân được thể hiện trong bảng tổng hợp số liệu điều tra sau:

Bảng 4.10: Tình hình sử dụng phân bón trong sản xuất lúa Nếp Tan (Tính cho 1 ha) Loại phân Cách bón (kg/ha) Thực tế Quy trình Bón lót Bón thúc Bón đón đòng Tổng Bón lót Bón thúc Bón đón đòng Tổng Lân 350 - 400 350 - 400 350 350 Đạm 40.5 -43.5 54 - 58 40,5 -43,5 135- 145 42 56 42 140 Kali 55 - 60 55 - 60 110 -120 70 70 140 Phân chuồng 7.000 - 9.000 7.000- 9.000 10.000 10.000

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2019)

Lượng phân chuồng ủ hoai mà các hộ sử dụng là 7000 – 9000 kg/ha, trong khi theo quy trình là khoảng 10000 kg/ha. Như vậy lượng phân chuồng mà các hộ được điều tra sử dụng là ít hơn so với quy trình đưa ra. Điều này là do một số

46

nguyên nhân như diện tích gieo trồng lớn nên không đủ phân chuồng hoặc có những hộ không chăn nuôi hoặc chăn nuôi ít nên không có phân chuồng cho sản xuất nông nghiệp.

Chính vì lượng phân chuồng ít nên người dân thường bổ xung bằng lượng phân vô cơ như lân, đạm vì thế mà lượng lân, đạm mà các hộ bón thường nhiều hơn so với quy trình.

Phân đạm mà các hộ sử dụng nhiều hơn so với quy trình khoảng 10 kg/ha, cách bón của các hộ đều sử dụng theo đúng quy trình: Bón lót, bón thúc, bón đón đòng.

Phân lân các hộ sử dụng cũng cao hơn so với quy trình khoảng 50 kg/ha, nguyên nhân là do phân chuồng dùng bón lót không đủ nên người dân bổ xung thêm bằng phân lân. Các hộ dân đều bón 100% lượng phân lân khi bón lót.

Phân kali thì ngược lại, các hộ được điều tra đều sử dụng ít phân kali khi bón, lượng ít hơn này khoảng 20 – 30kg/ha, nguyên nhân của việc này là do họ cho rằng bón như vậy là đủ và không cần thêm nữa, một nguyên nhân nữa đó là giá phân kali thường cao nên họ muốn giảm chi phí đầu tư. Khi bón thì họ cũng bón theo quy trình đó là bón thúc 50%, còn lại bón đón đòng 50%.

Vì thời gian sinh trưởng của cây lúa khá dài nên hầu như không có sự ảnh hưởng của dư lượng các loại phân trong thóc khi thu hoạch.

Khi sử dụng phân bón đa số người dân sử dụng theo quy trình, lượng phân bón nhiều hơn hay ít hơn hầu như không đáng kể nên sự ảnh hưởng đến năng suất cũng không lớn. Do người dân thường xuyên bổ xung thêm lương phân hữu cơ vào các vụ sản xuất nên chất lượng độ màu mỡ của đất cũng ít bị ảnh hưởng. Đất vẫn giữ được độ tơi xốp của nó. Vậy việc sử dụng phân bón cho chuỗi giá trị lúa Nếp Tan ảnh hưởng không đáng kể tới môi trường và chất lượng nông sản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu chuỗi giá trị lúa nếp tan tại xã chiềng khoang, huyện quỳnh nhai, tỉnh sơn la​ (Trang 50 - 54)