Tình hình phát triển diện tích, năng suất, sản lượng lúa Nếp Tan trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu chuỗi giá trị lúa nếp tan tại xã chiềng khoang, huyện quỳnh nhai, tỉnh sơn la​ (Trang 39)

bàn xã Chiềng Khoang qua 3 năm (2017-2019)

Lúa Nếp Tan được trồng chủ yếu ở vùng thấp của xã Chiềng Khoang, đây là vùng có điều kiện khí hậu, đất đai phù hợp với sinh trưởng và phát triển của lúa Nếp

32

Tan. Và đặc biệt, lúa Nếp Tan chỉ trồng được ở xã Chiềng Khoang, vùng khác có trồng được cũng không đạt được chất lượng tốt như ở đây.

Đặc điểm của loại lúa Nếp Tan này là chỉ trồng được vào vụ mùa, chiều cao cây lúa cao hơn các giống lúa khác, hạt to, tròn mũm mĩm, có mùi thơm, lúa sát ra có màu trắng nõn, khi được làm chín thì rất dẻo, độ dẻo giữ được lâu, khi ăn vào có vị ngọt thanh. Lúa Nếp Tan cho thu hoạch vào cuối tháng 10 dương lịch để làm Cốm; thu hoạch chính vụ vào đầu tháng 11 dương lịch. Theo kinh nghiệm lâu đời của người dân địa phương, phải thu hoạch trước khi lúa chín mới làm được Cốm, chỉ như vậy Cốm làm ra mới có màu xanh và độ dẻo cao, có mùi hương của lúa chín rất đậm đà mà không cần gói lá sen như ở địa phương khác; và khi làm Cốm phải sao thóc non trên bếp lửa ở một nhiệt độ nhất định. Ngoài ra, lúa chín rồi vẫn có thể làm được một loại Cốm nữa, gọi là Cốm già. Để làm được Cốm già mất rất nhiều công đoạn: Đầu tiên là hấp chín hạt thóc; sau đó phơi thật khô, hạt thóc có màu vàng nâu đậm; sát lấy lúa, hạt lúa có màu của vỏ trấu; cuối cùng ngâm lúa với một thời gian nhất định và xôi lên. Thóc chín sau khi thu hoạch về phải phơi 2, 3 nắng, sau đó cho vào bao để bảo quản thì lúa mới có được độ trắng, đẹp, khi sát không bị vỡ hạt lúa.

Tuy nhiên, do canh tác trên ruộng bậc thang nên khó áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất cũng như thu hoạch, nên nông dân ở đây còn nhiều vất vả. Bên cạnh đó, nông dân chỉ áp dụng kỹ thuật canh tác do đời trước truyền lại, giống lúa thuần,để giống theo phương pháp thủ công, dựa trên kinh nghiệm mà chưa được tập huấn qua lớp đào tạo khoa học kỹ thuật nào. Cộng thêm những năm gần đây, thời tiết khí hậu thất thường, sâu bệnh hại phát triển mạnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng của lúa. Hơn nữa, sản lượng chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường, các hộ nông dân và các yếu tố đầu vào, đầu ra của sản phẩm lúa Nếp Tan chưa có sự hợp tác liên kết, thương hiệu sản phẩm chưa được đăng ký bảo hộ thương hiệu, quảng bá sản phẩm chưa được quan tâm đúng mức, giá của sản phẩm tuy đã cao hơn giống lúa khác tại địa phương nhưng so với giống lúa nếp đặc sản ở vùng khác thì còn thấp hơn nhiều. Đây là những rào cản để sản phẩm lúa Nếp Tan của địa phương trở thành một sản phẩm hàng hóa lớn, có tiếng trên thị trường.

33

Bảng 4.4. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa Nếp Tan tại xã Chiềng Khoang qua 3 năm (2017 – 2019)

TT Chỉ tiêu ĐVT Năm Tỷ lệ (%)

2017 2018 2019 2018/2017 2019/2018

1 Diện tích Ha 158 160 165 101.27 103.13

2 Năng suất Tạ/ha 39,72 40,50 41,65 101,96 102,84 3 Sản lượng Tạ 6275,76 6480 6872,25 103,25 106,05

(Nguồn: UBND xã Chiềng Khoang năm 2017, 2018, 2019)

Nhìn chung, qua 3 năm cho thấy là cả về diện tích, năng suất, sản lượng lúa Nếp Tan tại xã Chiềng Khoang đều tăng. Nguyên nhân cụ thể là: Thứ nhất, người nông dân đã nhận thức được chất lượng sản phẩm lúa của mình sản xuất ra là rất tốt và càng ngày càng được nhiều người tìm mua, nhu cầu của thị trường tăng nên ngoài việc đáp ứng đủ nhu cầu lúa của gia đình, nông dân còn gia tăng sản xuất với mục đích gia tăng thu nhập; thứ 2, người nông dân cũng thấy được giá trị kinh tế của lúa Nếp Tan bởi giá thóc, lúa bán ra cao gấp đôi các loại lúa khác trong thị trường; thứ 3, do giống lúa này chỉ trồng được vào vụ mùa nên người nông dân tăng diện tích trồng giống lúa Nếp Tan và chú trọng đầu tư hơn vào khâu chăm sóc để gia tăng năng suất và sản lượng. Việc tăng diện tích, năng suất, sản lượng của giống lúa Nếp Tan đã góp phần vào cải thiện kinh tế của các hộ nông dân trồng lúa nhưng chưa cao bởi diện tích, năng suất, sản lượng qua các năm chỉ tăng nhẹ.

4.2.2. Hiện trạng chuỗi giá trị lúa Nếp Tan tại xã Chiềng Khoang, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La

4.2.2.1. Về cung cấp vật tư đầu vào trong chuỗi giá trị lúa Nếp Tan Chiềng Khoang

Các nhà cung cấp vật tư đầu vào trong chuỗi giá trị lúa Nếp Tan này là các cửa hàng đại lý phân bón, thuốc BVTV, công cụ dụng cụ nhỏ trên địa bàn và nguồn lao động vốn có của địa phương. Quan hệ của các tác nhân này với người nông dân tồn tại qua hoạt động mua - bán đơn thuần, chưa có sự liên kết, ký kết hợp đồng chặt chẽ. Ngoài ra, chưa có sự xuất hiện của các nhà đầu tư, các doanh nghiệp tham gia vào cung cấp đầu vào cho người nông dân. Ở khâu này, người nông dân chưa được hưởng lợi, ít khi được ưu đãi về giá các vật tư đầu vào.

34

4.2.2.2. Về thu hoạch, sơ chế và bảo quản trong chuỗi giá trị lúa Nếp Tan Chiềng Khoang

Người dân vẫn áp dụng 100% phương pháp gặt thủ công bằng liềm, và thu hoạch nhanh bằng cách thuê nhân công gặt chứ chưa có sự áp dụng máy móc vào công việc gặt lúa. Tấm gỗ tuốt lúa đã được thay thế dần bằng máy tuốt lúa đạp chân và máy tuốt lúa chạy xăng, tuy nhiên vẫn chưa có áp dụng máy móc tuốt lúa công xuất lớn. Việc làm sạch thóc vẫn làm thủ công bằng quạt tay.

Việc bảo quản thóc sau thu hoạch người dân địa phương áp dụng phương pháp tự nhiên là phơi khô thóc bằng ánh nắng trên nền xi măng, sân gạch, trên các tấm vải bạt... sau đó đóng bao 50kg xếp gọn ở một nơi khô ráo trong nhà. Phương pháp này ít tốn kém, đầu tư ít, hầu hết người dân đều áp dụng, tuy nhiên lại mất nhiều thời gian, và hoàn toàn phụ thuộc vào thời tiết, mức độ rủi ro cao, nếu trời mưa chỉ có thể khắc phục bằng cách rải mỏng thóc và quạt hong khô chờ trời nắng.

Như vậy, trong việc thu hoạch, sơ chế và bảo quản người nông dân còn rất vất vả, khó khăn.

4.2.2.3. Về chế biến và đa dạng sản phẩm trong chuỗi giá trị lúa Nếp Tan Chiềng Khoang

Hiện nay lúa Nếp Tan được chế biến thành các sản phẩm như: Gạo trắng, thóc khô, cốm non, cốm già, rượu lúa, rượu cần, xôi, cơm lam... và một số cách chế biến khác tuy nhiên sản lượng sản phẩm chế biến là rất ít, không đáng kể. Sản phẩm có đa dạng nhưng lại chưa có sản phẩm nào nổi trội được chứng nhận của chính quyền. Cơ sở chế biến thủ công, thô sơ, nhỏ lẻ, sản phẩm sản xuất ra chưa đủ đáp ứng nhu cầu của thị trường và chủ yếu sản phẩm bán ra thị trường vẫn là thóc khô. Như vậy, trong chuỗi giá trị khâu này đang bị khuyết do chưa có tác nhân cụ thể nào đảm nhận thực hiện và vận hành.

4.2.2.4. Về thị trường tiêu thụ trong chuỗi giá trị lúa Nếp Tan Chiềng Khoang

Hiện nay, thị trường tiêu thụ của lúa Nếp Tan còn rất hẹp, gói gọn chủ yếu trong khu vực địa bàn nội địa huyện và một số huyện lân cận như Thành phố Sơn La, huyện Mường La, huyện Thuận Châu, huyện Mai Sơn... ngoài ra mới mở rộng tiêu thụ được một lượng ít sang thị trường ngoại tỉnh như: Huyện Tủa Chùa (Điện Biên), tỉnh Lào Cai.... Ước tính, hàng năm xã Chiềng Khoang cung cấp ra thị trường hơn 150 tấn lúa Nếp Tan sau khi trừ đi lượng dùng để tiêu dùng trong các gia đình

35

sản xuất, sản phẩm bán ra thị trường chủ yếu là thóc, thông qua các tác nhân như lái buôn, người bán lẻ và một số ít là do nông dân bán trực tiếp cho người tiêu dùng.

Như vậy, thị trường tiêu thụ hàng nông sản nói chung và thị trường tiêu thụ lúa gạo nói riêng ngày càng được mở rộng. Cần định hướng cho người nông dân sản xuất lúa có chất lượng cao, sản lượng tăng ổn định để đáp ứng đúng và kịp thời nhu cầu của người tiêu dùng.

4.2.2.5. Người tiêu dùng sản phẩm trong chuỗi giá trị lúa Nếp Tan Chiềng Khoang

Người tiêu thụ chủ yếu là người dân trong địa bàn huyện, khách hàng huyện ngoài chỉ tiêu thụ một lượng rất ít. Họ thường mua sản phẩm ở các chợ phiên, ở các cửa hàng tạp hóa, chợ trung tâm huyện và qua mạng xã hội từ người bán lẻ hoặc nhờ người thân, bạn bè tại địa phương mua hộ.

4.2.3. Thuận lợi và khó khăn trong phát triển chuỗi giá trị lúa Nếp Tan tại xã Chiềng Khoang

a) Thuận lợi

- Được thiên nhiên ưu đãi, khí hậu thời tiết phù hợp để gieo trồng giống lúa thơm ngon, đặc biệt không phải nơi nào cũng trồng được.

- Lúa Nếp Tan đang là sản phẩm được chọn là sản phẩm OCOP của xã, đang được quan tâm phát triển.

- Thương hiệu “Lúa Nếp Tan Chiềng Khoang” đã và đang được người tiêu dùng ưa chuộng, tin dùng, đã có một chỗ đứng riêng trên thị trường lúa của tỉnh.

- Giá bán của Lúa Nếp Tan đang cao gấp 2 lần so với các loại lúa khác.

b) Khó khăn

- Do địa hình là ruộng bậc thang nên sau thu hoạch thường vận chuyển khó, trời mưa lại càng khó hơn vì nông dân phải vác từ ruộng ra đường xe máy đoạn đường khá xa, đường trơn trượt, gồ ghề.

- Do thời tiết thất thường nên lượng nước tưới tiêu không ổn định, lúc dư thừa, lúc khan hiếm.

- Mấy năm gần đây xuất hiện tình trạng lúa chín không đều trên cùng một thửa ruộng, người nông dân mất nhiều thời gian hơn cho việc thu hoạch.

- Đa số nông dân bán thóc chỉ chờ người lái buôn đến hỏi mua mới bán, hay bị ép giá và chưa chủ động tìm kiếm thị trường, chưa thực sự coi nghề trồng lúa là nghề đem lại thu nhập chính.

36

- Các hộ bán lẻ mới chỉ bán thủ công ở chợ, tại nhà và một số ít bán rải rác qua kênh người thân, bạn bè, mạng xã hội... chưa có thị trường tiêu thụ vững chắc, mở rộng.

4.2.4. Sơ đồ chuỗi giá trị lúa Nếp Tan

Việc thiết lập và phân tích các tác nhân trong chuỗi giá trị lúa Nếp Tan có vai trò quan trọng trong việc xác định lợi ích các tác nhân trong chuỗi, cũng như xác định vai trò của các nhân tố trong chuỗi cung ứng. Khi chuỗi cung ứng từ các nhân tố đầu vào và đầu ra được tổ chức tốt và hoàn thiện sẽ làm cho chuỗi giá trị nâng cao được giá trị của sản phẩm. Sơ đồ chuỗi giá trị thể hiện các hoạt động sản xuất/ kinh doanh, các tác nhân chính trong chuỗi và những mối liên kết của họ.

Lập sơ đồ chuỗi giá trị có nghĩa là vẽ một sơ đồ về hiện trạng của hệ thống chuỗi giá trị. Thể hiện qua sơ đồ chuỗi giá trị dưới đây:

Ghi chú:

 Các giai đoạn sản xuất/ khâu

 Các tác nhân chính thực hiện các khâu trong chuỗi

 Người tiêu dùng cuối cùng

Sơ đồ 4.1: Sơ đồ chuỗi giá trị lúa Nếp Tan tại Chiềng Khoang

Cung cấp

đầu vào Sản xuất Thu gom Thương mại Tiêu dùng

H oạt độn g Giống Phân bón Thuốc BVTV Lao động nghèo Làm đất Gieo trồng Chăm sóc Thu hoạch Thu gom Vận chuyển Bán lẻ T ác nhân Các đại lý phân bón, thuốc BVTV Cửa hàng bán công cụ, dụng cụ Nông dân Cán bộ nông nghiệp xã Nông dân Lao động làm thuê Lái buôn Nông dân Người bán lẻ Nông dân

Chính quyền địa phương

Trong địa bàn huyện Huyện lân cận Ngoại tỉnh

37

Qua sơ đồ 4.1 cho thấy, chuỗi giá trị sản phẩm lúa Nếp Tan còn đang khuyết thiếu khâu sơ chế so với sơ đồ chuỗi giá trị nông sản chung, nghĩa là các hoạt động sơ chế, làm sạch, đóng gói chưa có tác nhân cụ thể nào đảm nhận thực hiện. Qua điều tra tìm hiểu từ các tác nhân, số đông hộ nông dân, hộ thu gom đều có máy xay xát công suất nhỏ tại nhà và sản lượng lúa bán ra thị trường lẻ tẻ nên không hình thành nhà máy xay xát lớn. Như vậy, chuỗi giá trị vẫn chưa hoàn thiện, cần được chính quyền địa phương, các doanh nghiệp quan tâm đến bởi đây chính là khâu sẽ góp phần vào gia tăng giá trị cho sản phẩm.

Cũng qua sơ đồ chuỗi giá trị lúa Nếp Tan ta thấy được một số vấn đề đó là: Mức độ tham gia của chính quyền địa phương, cũng như các dự án, Sở/ ngành liên quan vào trong chuỗi giá trị này còn rất thấp; các tác nhân như doanh nghiệp, ngân hàng… chưa có sự tham gia vào chuỗi giá trị lúa Nếp Tan; thị trường tiêu dùng của chuỗi giá trị mới chỉ dừng lại ở một số vùng lân cận, chưa phát triển rộng khắp cả nước và chưa được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.

Bên cạnh sơ đồ chuỗi giá trị lúa Nếp Tan bao gồm các tác nhân chính trong chuỗi, thì lúa Nếp Tan đến với người tiêu dùng qua nhiều các kênh khác nhau, tiêu biểu được thể hiện qua sơ đồ 4.2 dưới đây:

Sơ đồ 4.2: Kênh phân phối sản phẩm lúa Nếp Tan Chiềng Khoang năm 2019

Bán qua mạng xã hội Bán tại nhà Bán ở các chợ phiên Người sản xuất (100 %) Lái buôn (52,1%) Người bán lẻ tại địaphương (62,4%) Các đại lý bán lẻ ở địa phương khác

Người tiêu dùng địa phương (81,7%) Thị trường huyện ngoài, tỉnh ngoài (18,3%) 7% 72% 21% 3,3% 3,7% 37,5% 9% 25,5% 10,9% 10,1% 9,9% 18,3% 0,2% 27% 15% 62,4% Đầu vào: -Giống -Phân -Thuốc -LĐ

38

Sơ đồ trên được tạo ra cho 150 tấn thóc bán ra thị trường. Nhìn chung, để sản phẩm đến được với người tiêu dùng phải trải qua nhiều khâu trung gian phức tạp, sản lượng trước khi đến tay người tiêu dùng bị chia nhỏ qua lại giữa các tác nhân trung gian.

Lái buôn thu mua nguồn hàng từ người sản xuất nhưng lại phải qua nhiều phương thức và địa điểm khác nhau mới thu được 78,15 tấn chiếm ½ khối lượng thóc và nông dân bán ra thị trường. Điều này cho thấy, mối liên kết giữa lái buôn và người nông dân chưa thực sự chặt chẽ, phương thức mua bán giữa họ chưa có sự thống nhất. Do vậy, cả lái buôn và người nông dân tốn nhiều thời gian, công sức và chi phí cho hoạt động thu gom và tiêu thụ.

Còn những người bán lẻ tại địa phương, họ là tác nhân cung cấp phần lớn sản phẩm đến tay người tiêu dùng (62,4%), nguồn hàng của họ cũng được lấy từ nhiều nguồn khác nhau và họ cũng chính là nguồn tiêu thụ tới 27% khối lượng thóc mà lái buôn thu gom được. Điều này chứng tỏ, người bán lẻ và nông dân đã tiếp cận được với nhau nhưng chưa tiếp cận được sâu và chưa thiết lập được mối quan hệ bền chặt.

Khách hàng tiêu thụ chủ yếu là người tiêu dùng tại địa phương và trong địa bàn huyện chiếm 81,7% thị trường, điều này chứng tỏ thị trường tiêu thụ còn đang eo hẹp cho thấy một vấn đề cần được giải quyết là hoàn thiện sản phẩm, tăng cường hoạt động quảng bá…để tiếp cận hơn nữa với thị trường rộng lớn hơn.

4.3. Đánh giá hiệu quả chuỗi giá trị lúa Nếp Tan Chiềng Khoang

4.3.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế của chuỗi giá trị lúa Nếp Tan

Hiệu quả kinh tế luôn là mục tiêu hàng đầu của bất kỳ nhà sản xuất nào và nó cũng không ngoại lệ với người nông dân. Trên mảnh đất của mình họ phải tính toán kỹ để đưa ra quyết định trồng loại cây gì để đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất. Trước đây vào vụ mùa hàng năm, trên những thửa ruộng trồng lúa,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu chuỗi giá trị lúa nếp tan tại xã chiềng khoang, huyện quỳnh nhai, tỉnh sơn la​ (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)