- Về thổ nhưỡng có 03 nhóm đất, gồm: Nhóm đất vàng nhạt trên đá cát, nhóm đất màu đỏ nâu phát triển trên đá vôi, nhóm đất phù sa sông suối.
- Xã Chiềng Khoang nằm trong tiểu vùng khí hậu nóng của huyện với 2 mùa rõ rệt trong năm. Mùa đông lạnh và khô kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau. Mùa hè nóng ẩm từ tháng 5 đến tháng 9. Nhiệt độ cao và khá ổn định trung bình trong năm khoảng 22,40C. Tổng lượng mưa trung bình khoảng 1.7mm/năm, mưa tập trung vào các tháng 6,7,8,9 với lượng mưa chiếm 85% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô lượng mưa nhỏ chiếm 15% tổng lượng mưa. Độ ẩm trung bình là 78%.
26
- Có nguồn nước đảm bảo phục vụ nhu cầu dân sinh.
Dưới đây là tình hình sử dụng đất của xã Chiềng Khoang năm 2019:
Bảng 4.1: Tình hình sử dụng đất của xã Chiềng Khoang năm 2019
(Nguồn:UBND xã Chiềng Khoang)
4.1.4. Điều kiện kinh tế - hội của xã Chiềng Khoang
4.1.4.1. Tình hình dân số và lao động
- Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn xã năm 2019 đạt 55.250,9 triệu đồng,
STT Hạng mục Diện tích Cơ cấu
(ha) (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 3527 100 1 Đất nông nghiệp 2482.81 70.39 - Đất lúa nước 226.09 9.11 - Đất lúa nương 20 0.81 - Đất trồng cây hàng năm 450.88 18.16 - Đất rừng phòng hộ 1778.08 71.62 - Đất nuôi trồng thủy sản 1.56 0.06 - Đất nông nghiệp khác 6.2 0.25
2 Đất phi nông nghiệp 126.86 3.60
- Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 0.46 0.36
- Đất quốc phòng 1.86 1.47
- Đất sản xuất VLXD, gốm sứ 0.42 0.33
- Đất nghĩa trang, nghĩa địa 2.74 2.16
- Đất sông, suối 42 33.11
- Đất phát triển hạ tầng 79.38 62.57
3 Đất chưa sử dụng 865.95 24.55
- Đất đồi núi chưa sử dụng 440.35 50.85
- Núi đá không có rừng cây 425.6 49.15
27
bình quân của huyện 8,5 triệu đồng/người/năm bằng 0,6 lần và so với thu nhập bình quân của tỉnh khu vực nông thôn khoảng 8,42 triệu đồng/người/năm bằng 0,7 lần
(theo Bộ tiêu chí về phát triển nông thôn mới đạt 1,2 lần).
- Tỷ lệ hộ xem truyền hình đạt 80%.
- Tỷ lệ hộ dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 75% (theo Bộ tiêu chí về phát triển nông thôn mới đạt 70%).
- Tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi ra lớp đạt 90,2%.
- Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS vào lớp 10 là 77% (theo Bộ tiêu chí về phát triển nông thôn mới đạt 70%).
- Tỷ lệ lao động được đào tạo tập huấn kỹ thuật 12,0% (theo Bộ tiêu chí về phát triển nông thôn mới đạt > 20%).
- Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng 19,6%.
- Tỷ lệ hộ nghèo còn 54,2% (theo Bộ tiêu chí về phát triển nông thôn mới dưới 10%).
4.1.4.2. Hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn của xã Chiềng Khoang
- Tỷ lệ đường xá được bê tông hóa, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm: 12,424/16,855km, đạt 75,86%.
- Tỷ lệ đường trục bản và đường liên bản được cứng hóa bằng bê tông xi măng, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm: 7,965/12,528km, đạt 63,6%.
- Tỷ lệ đường ngõ xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa: Mặt đường sạch không lầy lội vào mùa mưa 9,152/9,152km, đạt 100%, trong đó được cứng hóa bằng vật liệu sẵn có 4,6/9,152km đạt 50,3%
- Tỷ lệ đường trục chính nội đồng đảm bảo vận chuyển hàng hóa thuận tiện quanh năm: Đảm bảo vận chuyển hàng hóa thuận tiện quanh năm 6,352/6,352km đạt 100%, trong đó được cứng hóa bằng vật liệu sẵn có 1,2/6,352 km, đạt 19%.
4.1.4.3. Tình hình phát triển kinh tế của xã Chiềng Khoang *Một số chỉ tiêu về kinh tế
- Bình quân thu nhập trên đầu người đạt 5,6 triệu đồng/người/năm, so với thu nhập bình quân của huyện (8,5 triệu đồng/người/năm) bằng 0,6 lần và so với thu
28
nhập bình quân của tỉnh khu vực nông thôn khoảng (8,42 triệu đồng/người/năm) bằng 0,7 lần (theo Bộ tiêu chí về phát triển nông thôn mới đạt 1,2 lần).
- Tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm 76,8%, ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 8,7% và dịch vụ chiếm 14,5%.
- Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 2.698,8 tấn, bình quân lương thực đầu người ước đạt 392 kg/người/năm.
-Tổng thu ngân sách ước thực hiện năm 2019 là: 7.591.044.964 đồng tăng 113%, so với dự toán huyện giao.
-Hoạt động dịch vụ và thương mại từng bước phát triển ổn định.
* Tình hình phát triển chăn nuôi
Bảng 4.2: Tình hình chăn nuôi của xã Chiềng Khoang trong 3 năm(2017-2019)
STT Tên Vật nuôi ĐVT Năm Tỷ lệ (%) 2017 2018 2019 2018/2017 2019/2018 1 Gia súc Con 7130 8604 7500 120,67 87,17 - Trâu Con 722 732 721 101.39 98.50 - Bò Con 2665 2872 2845 107.77 99.06 - Dê Con 1689 1700 1789 100.65 105.24 - Lợn Con 2054 3300 2145 160.66 65.00 2 Gia cầm Đàn 30218 30500 31500 100.93 103.28 3 Thủy sản Lồng 270 237 237 87.78 100.00
(Nguồn UBND xã Chiềng Khoang năm 2017, 2018, 2019)
Xã Chiềng Khoang chăn nuôi chủ yếu là các đàn Gia súc, Gia Cầm và nuôi trồng thủy sản. Nhìn chung tổng đàn gia súc qua 3 năm có sự biến động không đồng đều, số lượng con gia súc năm 2018 tăng đến 20,67% so với năm 2017, nhưng đến năm 2019 thì lại giảm 12,83% so với năm 2018. Nguyên nhân của sự suy giảm này là do năm 2019 xuất hiện bệnh dịch tả lợn châu Phi, khiến cho số lượng lợn giảm 1.155 con, giảm đến 35% so với năm 2018. Kéo theo đó, giá thịt lợn tăng cao, một phần người tiêu dùng chuyển đổi nhu cầu sang sử dụng thịt trâu, thịt bò, lượng giết
29
mổ trâu, bò tăng khiến cho số lượng con trâu, bò cũng giảm nhẹ, cụ thể là số lượng con trâu giảm 1,5%, bò giảm 0,94%. Sự giảm mạnh tổng đàn gia súc không những khiến nông dân bị thua lỗ, thiệt hại nặng nề mà còn ảnh hưởng lớn đến nhu cầu và kinh tế của người tiêu dùng địa phương. Tuy Chính phủ đã đưa ra nhiều biện pháp khắc phục nhưng giá thịt lợn vẫn chưa có dấu hiệu giảm cho đến thời điểm hiện tại, nông dân rất khó khăn để tái đàn. Về đàn gia cầm, nhìn chung qua 3 năm đều tăng nhẹ, cho thấy tình hình chăn nuôi gia cầm của nông dân địa phương khá ổn định.
Về nuôi trồng thủy sản, số lượng lồng cá năm 2018 giảm 33 lồng, giảm 12,22 % so với năm 2017, và đến năm 2019 không có dấu hiệu tăng nữa, sản lượng cá xuất bán ra thị trường mỗi năm ước đạt khoảng 275 tấn.
Nguyên số lượng lồng cá giảm là do nghề nuôi cá lồng còn mới, nhiều hộ nông dân ồ ạt đầu tư, tuy nhiên do chưa có nhiều kinh nghiệm, cũng như không có đủ kiến thức kỹ thuật nuôi cá lồng nên nhiều hộ nông dân không thể bám trụ lại với nghề.
* Tình hình phát triển trồng trọt
Nhìn chung, tình hình phát triển cây trồng chính của xã Chiềng Khoang qua 3 năm đều tăng. Nhóm cây ăn quả, cây công nghiệp, cây trồng khác giai đoạn năm 2018 so với năm 2017 có sự tăng mạnh hơn, đến năm 2019 vẫn tăng nhưng tăng nhẹ. Tuy nhiên, năm 2018 nhóm cây lương thực lại giảm 4,57 % so với năm 2017. Điều này cho thấy, tình hình sản xuất đang có sự biến động nhẹ giữa các nhóm cây trồng, người nông nhận thấy được hiệu quả kinh tế của việc chuyển đổi cơ cây trồng. Nguyên nhân cụ thể là: Thứ nhất, biến động về lao động, lao động nông thôn đổ dồn về thành thị kiếm việc làm tăng, khiến cho lực lượng lao động nông thôn giảm, một số hộ dân bỏ hoang nương ngô, khiến sản lượng ngô năm 2018 giảm 43,02% so với năm 2017; thứ 2, người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang trồng cây ăn quả, cây công nghiệp và cây trồng khác.
30
Bảng 4.3: Tình hình phát triển cây trồng chính của xã Chiềng Khoang qua 3 năm(2017-2019)
TT Tên cây trồng ĐVT Năm Tỷ lệ (%)
2017 2018 2019 2018/2017 2019/2018 1 Cây lương thực Tấn 4137.5 3948.6 41.2 95.43 105.89 - Lúa chiêm Tấn 775 780 806 100.65 103.33 - Lúa mùa Tấn 980 1016 1020 103.67 100.39 - Ngô Tấn 702 400 677 56.98 166,75 - Sắn Tấn 1654.0 1725.0 1650.0 104.29 95.65 - Lạc Tấn 26.5 27.6 28.2 104.15 102.17
2 Cây ăn quả Ha 40.6 60 64.5 147.78 107.50
3 Cây công nghiệp Ha 566.3 601.3 614.3 106.18 102.16
- Mía Ha 3.5 1.5 1.5 42.86 100.00 - Cà phê Ha 108 145 158 134.26 108.97 - Cây cao su Ha 454.8 454.8 454.8 100.00 100.00 4 Cây trồng khác Ha 153 220 230 143.79 104.55 - Cỏ voi Ha 128 170 170 132.81 100.00 - Hoa màu Ha 25 50 60 200.00 120.00
(Nguồn: UBND xã Chiềng Khoang năm 2017,2018,2019) * Tình hình thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới
Chương trình xây dựng NTM: Đầu năm 2020, xã Chiềng Khoang đã được công nhận đạt chuẩn xã nông thôn mới.
Nhìn chung Ban chỉ đạo các cấp triển khai thực hiện chương trình NTM đã được nhân dân nhiệt tình tham gia, ủng hộ, bộ mặt nông thôn có nhữngthay đổi rõ nét, cơ sở hạ tầng từng bước được đầu tư, đời sống nhân dân dần được cải thiện, an ninh nông thôn, trật tự xã hội được giữ vững.
Những tồn tại trong công tác xây dựng NTM: Công tác lập và phê duyệt đề án xây dựng NTM còn chậm; nhận thức của một số cán bộ nhất là vùng sâu, vùng xa về chương trình NTM còn hạn chế, còn trông chờ ỉ lại vào nhà nước, chưa thay đổi về cách thức triển khai chương trình xây dựng NTM.
31
4.1.5 . Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và lao động của xã Chiềng Khoang ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp nói chung
* Thuận lợi
- Chiềng Khoang là xã miền núi có địa hình đa dạng thuận lợi cho việc phát triển một cách đa dạng các loại hình kinh tế nông lâm nghiệp, kết hợp các loại hình phát triển kinh tế như VAC, VACR…
- Xã có lực lượng lao động dồi dào với số người trong độ tuổi lao động là 2208 người, chiếm tỷ lệ 64,11% trong tổng dân số của xã, đây là một nguồn tài nguyên rất quan trọng, cần được xã khai thác có hiệu quả.
- Xã với vị trí cách trung tâm huyện 10km với đường giao thông liên huyện khá thuận lợi tạo điều kiện khá tốt cho việc giao lưu buôn bán, trao đổi hàng hóa với các nơi khác.
- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật của xã ngày càng được đầu tư hoàn chỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho xã phát triển về mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội.
* Khó khăn
- Nguồn lao động trong sản xuất nông nghiệp chủ yếu là lao động phổ thông, chỉ mới có kiến thức sản xuất qua kinh nghiêm truyền thống, chưa được đào tạo chuyên sâu.
-Thiếu mặt định hướng tổng thể cũng như chuẩn bị cơ sở hạ tầng hỗ trợ sản xuất dẫn đến tình trạng phát triển sản xuất manh mún.
- Sử dụng đất chưa đạt hiệu quả cao, một số quỹ đất sử dụng cho sản xuất nông nghiệp vẫn còn nhỏ lẻ, chưa tập trung và gắn kết giữa các mục đích sử dụng.
- Hệ thống hạ tầng xã hội cũng như hạ tầng kỹ thuật phục vụ khu dân cư và sản xuất còn yếu kém.
4.2. Tình hình phát triển lúa Nếp Tan xã Chiềng Khoang, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La tỉnh Sơn La
4.2.1. Tình hình phát triển diện tích, năng suất, sản lượng lúa Nếp Tan trên địa bàn xã Chiềng Khoang qua 3 năm (2017-2019) bàn xã Chiềng Khoang qua 3 năm (2017-2019)
Lúa Nếp Tan được trồng chủ yếu ở vùng thấp của xã Chiềng Khoang, đây là vùng có điều kiện khí hậu, đất đai phù hợp với sinh trưởng và phát triển của lúa Nếp
32
Tan. Và đặc biệt, lúa Nếp Tan chỉ trồng được ở xã Chiềng Khoang, vùng khác có trồng được cũng không đạt được chất lượng tốt như ở đây.
Đặc điểm của loại lúa Nếp Tan này là chỉ trồng được vào vụ mùa, chiều cao cây lúa cao hơn các giống lúa khác, hạt to, tròn mũm mĩm, có mùi thơm, lúa sát ra có màu trắng nõn, khi được làm chín thì rất dẻo, độ dẻo giữ được lâu, khi ăn vào có vị ngọt thanh. Lúa Nếp Tan cho thu hoạch vào cuối tháng 10 dương lịch để làm Cốm; thu hoạch chính vụ vào đầu tháng 11 dương lịch. Theo kinh nghiệm lâu đời của người dân địa phương, phải thu hoạch trước khi lúa chín mới làm được Cốm, chỉ như vậy Cốm làm ra mới có màu xanh và độ dẻo cao, có mùi hương của lúa chín rất đậm đà mà không cần gói lá sen như ở địa phương khác; và khi làm Cốm phải sao thóc non trên bếp lửa ở một nhiệt độ nhất định. Ngoài ra, lúa chín rồi vẫn có thể làm được một loại Cốm nữa, gọi là Cốm già. Để làm được Cốm già mất rất nhiều công đoạn: Đầu tiên là hấp chín hạt thóc; sau đó phơi thật khô, hạt thóc có màu vàng nâu đậm; sát lấy lúa, hạt lúa có màu của vỏ trấu; cuối cùng ngâm lúa với một thời gian nhất định và xôi lên. Thóc chín sau khi thu hoạch về phải phơi 2, 3 nắng, sau đó cho vào bao để bảo quản thì lúa mới có được độ trắng, đẹp, khi sát không bị vỡ hạt lúa.
Tuy nhiên, do canh tác trên ruộng bậc thang nên khó áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất cũng như thu hoạch, nên nông dân ở đây còn nhiều vất vả. Bên cạnh đó, nông dân chỉ áp dụng kỹ thuật canh tác do đời trước truyền lại, giống lúa thuần,để giống theo phương pháp thủ công, dựa trên kinh nghiệm mà chưa được tập huấn qua lớp đào tạo khoa học kỹ thuật nào. Cộng thêm những năm gần đây, thời tiết khí hậu thất thường, sâu bệnh hại phát triển mạnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng của lúa. Hơn nữa, sản lượng chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường, các hộ nông dân và các yếu tố đầu vào, đầu ra của sản phẩm lúa Nếp Tan chưa có sự hợp tác liên kết, thương hiệu sản phẩm chưa được đăng ký bảo hộ thương hiệu, quảng bá sản phẩm chưa được quan tâm đúng mức, giá của sản phẩm tuy đã cao hơn giống lúa khác tại địa phương nhưng so với giống lúa nếp đặc sản ở vùng khác thì còn thấp hơn nhiều. Đây là những rào cản để sản phẩm lúa Nếp Tan của địa phương trở thành một sản phẩm hàng hóa lớn, có tiếng trên thị trường.
33
Bảng 4.4. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa Nếp Tan tại xã Chiềng Khoang qua 3 năm (2017 – 2019)
TT Chỉ tiêu ĐVT Năm Tỷ lệ (%)
2017 2018 2019 2018/2017 2019/2018
1 Diện tích Ha 158 160 165 101.27 103.13
2 Năng suất Tạ/ha 39,72 40,50 41,65 101,96 102,84 3 Sản lượng Tạ 6275,76 6480 6872,25 103,25 106,05
(Nguồn: UBND xã Chiềng Khoang năm 2017, 2018, 2019)
Nhìn chung, qua 3 năm cho thấy là cả về diện tích, năng suất, sản lượng lúa Nếp Tan tại xã Chiềng Khoang đều tăng. Nguyên nhân cụ thể là: Thứ nhất, người nông dân đã nhận thức được chất lượng sản phẩm lúa của mình sản xuất ra là rất tốt và càng ngày càng được nhiều người tìm mua, nhu cầu của thị trường tăng nên ngoài việc đáp ứng đủ nhu cầu lúa của gia đình, nông dân còn gia tăng sản xuất với mục đích gia tăng thu nhập; thứ 2, người nông dân cũng thấy được giá trị kinh tế của lúa Nếp Tan bởi giá thóc, lúa bán ra cao gấp đôi các loại lúa khác trong thị trường; thứ 3, do giống lúa này chỉ trồng được vào vụ mùa nên người nông dân tăng diện tích trồng giống lúa Nếp Tan và chú trọng đầu tư hơn vào khâu chăm sóc để gia tăng năng suất và sản lượng. Việc tăng diện tích, năng suất, sản lượng của giống lúa Nếp Tan đã góp phần vào cải thiện kinh tế của các hộ nông dân trồng lúa nhưng chưa cao bởi diện tích, năng suất, sản lượng qua các năm chỉ tăng nhẹ.