Thanh toán và kiểm soát thanh toán vốn đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại bộ văn hóa, thể thao và du lịch​ (Trang 61)

6. Kết cấu của luận văn

3.2.4. Thanh toán và kiểm soát thanh toán vốn đầu tư

Triển khai chỉ đạo của Chính phủ, hàng năm, sau khi có Văn bản của Bộ Kế hoạch đầu tư về việc giao chi tiết kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có Văn bản phân bổ kế hoạch vốn đầu tư và Thông báo vốn gửi các Chủ đầu tư được bố trí vốn để kịp thời triển khai.

Do chính sách quản lý, cơ chế kiểm soát thanh toán vốn đầu tư được sửa đổi, bổ sung theo hướng tích cực, hệ thống pháp luật trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản được tiếp tục hoàn thiện nên cơ bản quá trình thực hiện kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư đã khắc phục được những tồn tại, vướng mắc trong quá trình thực hiện. Đồng thời, với hệ thống các văn bản hướng dẫn hồ sơ thủ tục pháp lý theo quy định hiện hành, thu hồi tạm ứng vốn, đôn đốc thanh toán và thường xuyên tham mưu các cấp lãnh đạo chỉ đạo kịp thời chất lượng, tiến độ thi công và tình hình giải ngân vốn trên cơ sở chất lượng công tác kiểm soát thanh toán theo đúng chế độ, tiêu chuẩn và định mức.

Bảng 3.5. Tổng hợp giá trị giải ngân dự án trong giai đoạn 2016-2018

Triệu đồng

STT Nội dung Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

1 Kế hoạch vốn giao 685.267 335.877 317.392

2 Giá trị giải ngân (tính đến 30/1 năm tiếp theo)

646.986 307.914 302.078

3 Giá trị giải ngân được kéo dài sang năm tiếp theo

37.706 27.963 15.314

4 Tỷ lệ giá trị đề nghị thanh toán kéo dài sang năm tiếp theo

5,502% 8,325% 4,825%

5 Tỷ lệ giá trị giải ngân theo kế hoạch giao

99,91% 100% 100%

(Nguồn: Tổng hợp Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư phát triển vốn NSNN giai đoạn 2016-2020 và Báo cáo công tác giám sát, đánh giá đầu tư xây dựng năm 2016,2017,2018 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)

Việc kiểm soát thanh toán vốn đầu tư của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cơ bản được thực hiện gần 100%. Tuy nhiên tỷ lệ giá trị đề nghị thanh toán kéo dài sang năm tiếp theo vẫn cao, trong đó cao nhất là năm 2017, lên tới 8,325%. Nguyên nhân là bởi Luật đầu tư công có quy định thời hạn giải ngân kế hoạch vốn là 02 năm, nên nhiều Chủ đầu tư còn chủ quan, chậm chễ trong việc thực hiện giải ngân kế hoạch vốn được bố trí. Ngoài ra mất đến 4 tháng Trung ương mới cho phép kéo dài nguồn vốn được giải ngân năm trước, dẫn đến công trình đã có khối lượng thực hiện nhưng không được giải ngân, gây khó khăn tài chính có nhà thầu, dẫn đến tình trạng nguồn vốn không được bố trí thanh toán, ảnh hương đến tiến độ công trình.

Năm 2017 tỷ lệ giải ngân thấp do có một số dự án khó khăn vướng mắc. Cụ thể là:

- Mặt bằng thi công ko thuận lợi do dự án xây dựng trên địa bàn chưa hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật dẫn đến việc triển khai thi công bị kéo dài, không giải ngân được hết số vốn được giao.

- Trong quá trình triển khai do năng lực đơn vị tư vấn thiết kế còn yếu, dẫn tới phải điều chỉnh thiết kế và làm kéo dài thời gian thi công, không giải ngân được hết số vốn được giao.

- Các dự án đầu tư tại nước ngoài, do tính chất đặc thù, dự án phụ thuộc rất nhiều vào các thủ tục đầu tư xây dựng của nước sở tại, việc triển khai thực hiện mất nhiều thời gian do Chủ đầu tư không chủ động được về thời gian dẫn tới làm kéo dài thời gian thi công trên công trường, không giải ngân được hết số vốn được giao.

Ngoài ra, việc quy định tạm ứng vốn trong đầu tư, Chủ đầu tư, cơ quan kho bạc nhà nước đã tạo điều kiện cho nhà thầu nhận được vốn tạm ứng một cách kịp thời, nhanh chóng để phục vụ cho việc triển khai thực hiện và tạm ứng sẽ được thu hồi ngay từ lần thanh toán đầu tiên và thu hồi hết tạm ứng khi thanh toán đạt 80% giá trị hợp đồng đã ký.

Bảng 3.6. Tổng hợp giá trị tạm ứng chưa thu hồi

Triệu đồng

STT Nội dung Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

1 Kế hoạch vốn giao 685.267 335.877 317.392

2 Giá trị tạm ứng chưa thu hồi

215.169 153.445 123.664

3 Tỷ lệ tạm ứng chưa thu hồi

31,34% 45,68% 38,96%

(Nguồn: Tổng hợp Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư phát triển vốn NSNN giai đoạn 2016-2020 và Báo cáo công tác giám sát, đánh giá đầu tư xây dựng năm 2016,2017,2018 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)

Trong các năm 2016 – 2017 - 2018 Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thông qua công tác giám sát đánh giá đầu tư định kỳ đã chỉ đạo các Chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án để có khối lượng thanh toán và hoàn ứng theo quy định của hợp đồng giao nhận thầu đã ký kết. Tuy nhiên năm 2017, 2018 tỷ lệ tạm ứng chưa thu hồi cao hơn năm 2016. Có thể thấy rõ hơn điều này qua biểu đồ 3.2 dưới đây.

Biểu đồ 3.2: Tỷ l giá trị tạm ứng

3.2.5. Phê duy t quyết toán dự án hoàn thành

Hiện nay công tác phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành được lãnh đạo Bộ giao cho Vụ Kế hoạch tài chính thực hiện công tác tham mưu. Công tác thực hiện đã có sự phối hợp tốt giữa công tác kiểm tra đối chiếu tình hình thanh toán và công nợ của dự án, đã phát hiện và tiến hành giảm trừ thanh toán một số khoản chi không đúng quy định. Qua quyết toán vốn đầu tư đã xác định chính xác chi phí hợp pháp thực hiện, đánh giá kết quả quá trình đầu tư, xác định năng lực sản xuất, giá trị tài sản mới tăng thêm do đầu tư mang lại, công nợ phải trả cho các nhà thầu. Việc này góp phần giúp cơ quan chức năng có kế hoạch huy động và sử dụng kịp thời hệ thống cơ sở hạ tầng đồng thời rút kinh nghiệm, hoàn thiện thể chế chính sách, phát huy hiệu quả của dự án, nâng cao hiệu quả quản lý vốn.

Việc thẩm tra, phê duyệt quyết toán công trình hoàn thành được Bộ VHTTDL thực hiện theo các quy định của Thông tư số 09/2016/TT-

BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính về hướng dẫn quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước.

Công tác phê duyệt quyết toán vốn đầu tư XDCB dự án công trình hoàn thành thuộc nguồn vốn NSNN của Bộ VHTTDL thể hiện ở bảng 3.7:

Bảng 3.7. Tình hình thẩm tra phê duy t quyết toán dự án hoàn thành

Triệu đồng

STT Nội dung Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

I Dự án đã phê duy t quyết toán dự án hoàn thành

1 Số lượng dự án 06 04 07

2 Tổng mức đầu tư 553.274 357.993 639.849

3 Giá trị đề nghị Quyết toán 531.002 339.400 610.543 4 Giá trị Quyết toán hoàn thành

được duyệt

530.186 338.890 609.653

5 Giá trị giảm so với TMĐT được duyệt

816 510 890

6 Tỷ lệ % giảm so với giá trị Quyết toán hoàn thành

0,154% 0,150% 0,146%

7 Số vốn đã cấp 503.337 321.395 584.139

8 Số vốn còn lại chưa thanh toán 26.849 17.435 25.514

II Dự án hoàn thành đã nộp báo cáo quyết toán, chưa phê duy t quyết toán

1 Số lượng dự án 05 03 07

2 Dự án trong thời hạn thẩm tra

phê duyệt quyết toán 03 02 04 dự án

3 Dự án chậm thẩm tra phê duyệt quyết toán dưới 24 tháng

02 01 03 dự án

4 Dự án chậm thẩm tra phê duyệt quyết toán trên 24 tháng trở lên

III Dự án chưa nộp báo cáo quyết toán

1 Số lượng dự án 07 08 08

2 Dự án trong thời hạn lập báo cáo quyết toán

04 dự án 04 dự án 04 dự án

3 Dự án chậm nộp báo cáo quyết toán dưới 24 tháng

02 dự án 02 dự án 02 dự án

4 Dự án chậm nộp báo cáo quyết toán từ 24 tháng trở lên

01 dự án 02 dự án 02 dự án

(Nguồn: Tổng hợp Báo cáo tình hình giải ngân vốn đầu tư kế hoạch; Quyết toán dự án hoàn thành của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2016, 2017, 2018)

Bảng số liệu 3.7 cho thấy, giá trị khối lượng bị giảm trừ sau quyết toán giảm dần, tức là các dự án được tính toán khá sát với thực tế. Công tác nghiệm thu, lập hồ sơ thanh toán, quyết toán của Chủ đầu tư, Nhà thầu là khá tốt nên kinh phí được giảm trừ thấp. Nhìn chung công tác lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư XDCB dự án công trình hoàn thành thuộc nguồn vốn NSNN của Bộ VHTTDL đã có nhiều tiến bộ, đạt kết quả hơn cả về số lượng và chất lượng.

Tuy nhiên công tác phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành còn một số hạn chế như quá trình Quyết toán dự án hoàn thành còn lâu, có những dự án hoàn thành nghĩa vụ bảo hành rồi mới quyết toán xong. Nguyên nhân do một số chủ đầu tư còn chậm trễ trong công tác phê duyệt quyết toán, do Nhà thầu chậm trễ hoàn thiện các thủ tục pháp lý, hồ sơ quản lý chất lượng công trình liên quan.

3.2.6. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát

Tại Bộ VHTTDL, công tác thanh tra, giám sát, đánh giá đầu tư được tăng cường ở tất cả các cấp từ trung ương đến địa phương. Hàng năm các đơn vị Kiểm toán nhà nước, Thanh tra Bộ Tài chính, Thanh tra Bộ đều có kế hoạch kiểm tra, thanh tra một số dự án.

Hoạt động thanh tra, giám sát và đánh giá đầu tư dần đi vào nề nếp, đặc biệt là công tác giám sát và đánh giá đầu tư các dự án được quan tâm hơn. Các đơn vị triển khai thực hiện thành công quyết định của Thủ tướng Chính phủ về giám sát đầu tư của cộng đồng trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng (Quyết định số 80/2005/QĐ - TTg Chính phủ); tập trung vào các nội dung giám sát như theo dõi, đánh giá sự phù hợp của quyết định đầu tư với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch của Bộ, ngành… quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng, quy hoạch xây dựng chi tiết các vùng kinh tế, các khu công nghiệp,... kế hoạch đầu tư có liên quan đến ngành theo quy định của pháp luật.

Trong quá trình thanh tra, kiểm tra đoàn thanh tra phát hiện có tình trạng hồ sơ thiết kế sơ sài, có tình trạng thiết kế thiếu, sai kích thước, áp dụng định mức vật liệu không đúng quy định. Hồ sơ quản lý chất lượng còn thiếu sót, thi công sai, thiếu so với hồ sơ thiết kế được duyệt nhưng vẫn được nghiệm thu và thanh quyết toán. Thay đổi nguyên vật liệu trong quá trình thi công, hồ sơ hoàn công không đúng thực tế, được copy đúng như hồ sơ thiết kế,…làm thất thoát vốn đầu tư XDCB. Giá trị công trình sau khi thanh tra giảm so với giá trị công trình được phê duyệt quyết toán. Tuy nhiên kết quả cho thấy những sai khác, vi phạm trong công tác quản lý, phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản là không đáng kể.

Qua đây, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch yêu cầu các Chủ đầu tư rút kinh nghiệm, nghiêm túc triển khai thực hiện dự án, giám sát thi công công trình theo hồ sơ được duyệt theo đúng quy định pháp luật. Yêu cầu Vụ Kế hoạch, Tài chính phân bổ kế hoạch vốn, thẩm định phê duyệt dự án đảm bảo đúng mục đích, đúng nguyên tắc, đúng tiêu chuẩn, chế độ quy định và hiệu quả.

3.3. Đánh giá hoạt động quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc tại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giai đoạn 2016-2018

3.3.1. Đánh giá chung

Thứ nhất, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã luôn tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về đầu tư công trongviệc lập kế hoạch vốn đầu tư XDCB trong phạm vi quản lý của Bộ.

Chuyển từ kế hoạch đầu tư công ngắn hạn hàng năm sang kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm; Phân bổ vốn đầu tư công được thực hiện trên cơ sở các nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công trong từng giai đoạn, bảo đảm phân bổ vốn đầu tư công khai, minh bạch và công bằng, góp phần tích cực vào việc phòng, chống tham nhũng; Qua 3 năm thực hiện Luật đầu tư công, các đơn vị đã kiểm soát chặt chẽ việc chi tiêu công, đặc biệt là nâng cao hiệu quả, chống dàn trải, thất thoát lãng phí và nợ đọng xây dựng cơ bản, tăng cường hiệu quả công tác quản lý đầu tư phát triển, giảm hẳn xin ứng trước kế hoạch để triển khai.

Thứ hai, việc lập, thẩm định các dự án đầu tư xây dựng cơ bản ở Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch luôn được quan tâm, coi trọng.

Bộ đã luôn xem xét các yếu tố đảm bảo tính hiệu quả của dự án; các yếu tố đảm bảo tính khả thi của dự án.Việc phân cấp thẩm quyền quản lý đầu tư công mạnh mẽ và rõ ràng hơn, gắn với trách nhiệm cụ thể của từng đối tượng...

Thể chế hóa quy trình quyết định chủ trương đầu tư nhằm ngăn chặn tình trạng phê duyệt quyết định đầu tư công dàn trải, gây thất thoát và lãng phí nguồn lực đầu tư.

Từ năm 2016, Bộ đã thành lập các Ban quản lý dự án chuyên ngành các khu vực để quản lý các dự án do Bộ quyết định đầu tư đảm bảo chất lượng, tiến độ và tiết kiệm cho ngân sách nhà nước.

Thứ ba, hoạt động đấu thầu và lựa chọn nhà thầu được thực hiện công khai và minh bạch, luôn tuân thủ theo quy định của Luật Đấu thầu và đã tạo được môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các nhà thầu, nâng cao trách nhiệm của nhà thầu, hạn chế những phát sinh chủ quan của chủ đầu tư.

Thứ tư, công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong những năm qua được Bộ thực hiện chặt chẽ, thường xuyên, đúng quy định hiện hành.

Hoạt động kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB trong những năm qua đạt được hiệu quả cao nhờ các chính sách về quản lý vốn đầu tư được sửa đổi, bổ sung theo hướng tích cực, hệ thống văn bản pháp luật trong lĩnh vực đầu tư XDCB được hoàn thiện nên cơ bản đã khắc phục được những tồn tại, vướng mắc trong quá trình thực hiện kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Đảm bảo mục tiêu quản lý, thanh toán vốn đầu tư đúng mục đích, đúng đối tượng, tiết kiệm, hiệu quả và chấp hành đúng quy định về quản lý tài chính đầu tư và xây dựng của pháp luật hiện hành.

Thứ năm, công tác lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư XDCB dự án công trình hoàn thành thuộc nguồn vốn NSNN của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có nhiều tiến bộ, đạt kết quả hơn cả về số lượng và chất lượng.

Quá trình thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư đã cắt giảm, loại bỏ.Việc làm này cũng giúp đã góp phần giúp cho các cơ quan chức năng có kế hoạch huy động, sử dụng kịp thời phát huy hiệu quả của dự án, rút kinh nghiệm, hoàn thiện thể chế chính sách, nâng cao hiệu quả quản lý vốn.

Thứ sáu, việc thanh tra, giám sát, đánh giá đầu tư được tăng cường ở tất cả các cấp.

Hoạt động thanh tra, giám sát và đánh giá đầu tư đi vào nề nếp, đặc biệt là công tác giám sát và đánh giá đầu tư với các dự án đã được quan tâm hơn trước đây. Thanh tra, giám sát nhằm phát hiện những việc làm gây lãng phí, thất thoát vốn, tài sản thuộc dự án; kiểm tra việc tuân thủ các quy trình, quy phạm kỹ thuật, định mức vật tư và loại vật tư đúng quy định trong quá trình thực hiện đầu tư dự án; theo dõi, kiểm tra kết quả nghiệm thu và quyết toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại bộ văn hóa, thể thao và du lịch​ (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)