Nâng cao tính khả thi của kế hoạch vốn đầu tư XDCB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại bộ văn hóa, thể thao và du lịch​ (Trang 96)

6. Kết cấu của luận văn

4.2.1. Nâng cao tính khả thi của kế hoạch vốn đầu tư XDCB

Kế hoạch vốn đầu tư là căn cứ để các cơ quan tham mưu thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư, phê duyệt dự án.

Công tác lập kế hoạch vốn phải theo nguyên tắc phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành, theo quy hoạch phát triển ngành, kế hoạch tài chính 5 năm, kế hoạch đầu tư công trung hạn, kế hoạch tài chính 3 năm, ưu

tiên xử lý nợ đọng XDCB, hoàn trả những khoản ứng trước trước khi bố trí vốn để thực hiện các dự án chuyển tiếp, dự án khởi công mới.

Đối với kế hoạch đầu tư hàng năm, chỉ bố trí kế hoạch cho các dự án khi đã xác định chắc chắn khả năng nguồn vốn và phân bổ theo các nguyên tắc sau: - Dự án được phê duyệt dự án đầu tư báo cáo kinh tế kỹ thuật trước 31 tháng 10 của năm trước;

- Ưu tiên các dự án có khối lượng hoàn thành, các dự án đã được phê duyệt quyết toán, các dự án phòng cấp bách và các án chuyển tiếp;

- Đảm bảo ghi vốn không quá 3 năm cho dự án nhóm C và không quá 4 năm cho dự án nhóm B;

- Đối với các dự án chuẩn bị đầu tư, dự án quy hoạch phải có tính khả thi cao và chủ đầu tư thống nhất được với cơ quan quản lý về quy mô, nguồn vốn và kế hoạch đầu tư mới được ghi kế hoạch vốn;

- Kế hoạch vốn phải được gắn kết với quy hoạch xây dựng của ngành, những dự án không nằm trong quy hoạch không được bố trí vốn đầu tư. Nguyên tắc này có tác dụng trong quá trình đầu tư dự án theo đúng mục tiêu phát triển chung; tránh hiện tượng đầu tư theo ý đồ cá nhân của một số cán bộ có chức, có quyền, đồng thời còn có tác dụng củng cố, phát triển công tác quy hoạch xây dựng của ngành;

- Không thực hiện việc bố trí kế hoạch vốn ứng trước. Hàng năm, Bộ Tài chính vẫn bố trí một lượng vốn cho những dự án đầu tư không nằm trong kế hoạch năm. Vốn này được gọi là ứng trước kế hoạch vốn đầu tư cho những năm sau. Vốn ứng trước thực chất do năm kế hoạch đó có tăng thu NSNN, có khả năng tăng chi cho lĩnh vực đầu tư XDCB nhưng chưa có cơ sở để thông báo kế hoạch vốn đầu tư năm đó hoặc không thể thực hiện việc cân đối chi XDCB giữa các năm. Việc thông báo kế hoạch ứng trước trong đầu tư gây khó khăn cho công tác QLNN về kế hoạch, không phân định rõ ràng nhiệm vụ thu, chi ngân sách trong từng năm.

4.2.2. Nâng cao chất lượng thẩm định và phê duy t dự án đầu tư, xây dựng bộ đơn giá riêng cho ngành

Thứ nhất, phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình thẩm định các dự án đầu tư.

Chất lượng công tác thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư có vai trò quan trọng đối với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng công tác thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư cần phải được quan tâm đặc biệt. Các biện pháp để thực hiện vấn đề này là:

Xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn trong thiết kế đối với từng loại công trình, từng cấp công trình để các đơn vị tư vấn, chủ đầu tư, cơ quan thẩm định thiết kế áp dụng. Xây dựng quy trình hợp lý, gắn với trách nhiệm từng cá nhân, tổ chức.

Khối lượng phát sinh do l i của tổ chức, cá nhân do ko tính toán kỹ trong quá trình lập, thẩm định phải được quy trách nhiệm và có hình thức kỷ luật, hình phạt cụ thể để nâng cao trách nhiệm đối với từng cá nhân, đơn vị thực hiện.

Vụ Kế hoạch và tài chính chịu trách nhiệm tổng hợp danh sách các đơn vị tư vấn không đảm bảo năng lực đăng tải trên công thông tin điện tử của Bộ để đơn vị chủ đầu tư xem xét, đánh giá trong việc việc lựa chọn đơn vị tư vấn.

Tăng cường công tác thẩm định hồ sơ thiết kế thi công công trình. Đặc biệt là việc áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp với từng loại, từng cấp công trình để tránh lãng phí vốn đầu tư XDCB.

Công tác thẩm định dự án được đánh giá theo các nội dung sau:

+ Phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch vùng, địa phương; quy hoạch xây dựng hoặc có ý kiến thoả thuận của cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực đó;

+ Xem xét sự phù hợp giữa quy mô, công suất, thời gian thực hiện ở giai đoạn thiết kế sau so với giai đoạn trước như: Sự phù hợp giữa thiết kế kỹ thuật với thiết kế cơ sở, phù hợp giữa thiết kế bản vẽ thi công với thiết kế kỹ thuật.

+ Đánh giá sự phù hợp của thiết kế cơ sở về quy hoạch xây dựng, quy mô, cấp công trình, phương án kiến trúc, công suất thiết kế, công nghệ, giải pháp kỹ thuật.

+ Đánh giá điều kiện năng lực hoạt động của tổ chức tư vấn, năng lực hành nghề của cá nhân lập dự án và thiết kế cơ sở theo quy định.

Thứ hai, việc thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư phải dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn

+ Thẩm quyền quyết định đầu tư phải được quy định đầy đủ, rõ ràng, đúng thẩm quyền, đúng nguồn vốn. Nâng cao trách nhiệm của người thẩm định, phê duyệt dự án.

+ Dự án được duyệt phải nằm trong quy hoạch đã được duyệt để tránh đầu tư manh mún, kém hiệu quả;

+ Phê duyệt quy mô của dự án phải phù hợp với nhu cầu thực tế sử dụng, đặc biệt là những dự án xây dựng các trụ sở của các ngành dọc, trên cơ sở đó rà soát lại định mức sử dụng của từng loại hình dự án; trách nhiệm trong việc để xảy ra tình trạng dự án đầu tư không phát huy hiệu quả hoặc hiệu quả đầu tư thấp;

+ Phải xác định được rõ nguồn vốn khi phê duyệt dự án, đảm bảo việc hoàn thành dự án, tránh tình trạng nợ đọng ngân sách kéo dài;

+ Công khai danh sách dự án đầu tư trong tương lai: Dự án đầu tư được phê duyệt có tính khả thi phải được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên và công khai trên phương tiện thông tin đại chúng, phải nằm trong quy hoạch, tránh tình trạng chạy vốn.

Thứ ba: Xây dựng bộ đơn giá riêng cho ngành văn hóa

Do đặc thù của ngành văn hóa, có nhiều công trình đặc thù như nhà hát, bảo tàng, di tích…mang tính chất lịch sử lâu dài và mang tính biểu tượng của đất nước, của địa phương. Các công trình thường sử dụng vật tư thiết bị đặc thù, không phổ biến trên thị trường với nhân công tay nghề cao, không áp dụng được định mức, đơn giá xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành. Vì thế đòi hỏi Bộ

Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì xây dựng bộ đơn giá riêng cho ngành văn hóa trình Chính phủ phê duyệt làm cơ sở cho các đơn vị tư vấn, chủ đầu tư và đơn vị thẩm định làm cơ sở phê duyệt dự án các công trình có tính chất đặc thù như trên.

4.2.3. Đảm bảo tính công khai, minh bạch trong tổ chức đấu thầu và lựa chọn nhà thầu lựa chọn nhà thầu

Công khai và minh bạch là yêu cầu tối thượng trong hoạt động đấu thầu và lựa chọn nhà thầu, bởi nó liên quan đến chất lượng công trình, giá trị đầu tư.

Việc lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng nhằm tìm được nhà thầu đáp ứng đủ điều kiện năng lực hành nghề hoạt động xây dựng, phù hợp với từng loại và cấp công trình. Người quyết định đầu tư hoặc chủ đầu tư áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu tùy theo quy mô, tính chất, nguồn vốn xây dựng công trình, như: đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế; chỉ định thầu; lựa chọn nhà thầu thiết kế kiến trúc công trình xây dựng...

Để tăng cường quản lý vốn đầu tư thông qua công tác lựa chọn nhà thầu cần làm tốt các công tác sau:

+ Tăng cường đấu thầu rộng rãi thông qua nhiều hình thức khác nhau, như: đấu thầu trực tiếp, đấu thầu qua mạng đi đôi với việc thực hiện nghiêm chỉnh quy định của Luật đầu thầu.

+ Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ tham gia hoạt động đấu thầu, lựa chọn đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm để tham gia vào hoạt động lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng công trình.

+ Hạn chế việc chỉ định thầu đối với các gói thầu xây lắp của dự án đầu tư XDCT. Nên tổ chức đấu thầu rộng rãi đối với tất cả các gói thầu xây dựng đảm bảo công khai minh bạch để lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực tham gia thi công xây dựng công trình.

+ Quản lý chặt chẽ công tác kiểm tra thực tế năng lực nhà thầu khi tham gia đấu thầu, kiên quyết không cho tham gia đối với nhà thầu không thể chứng minh bằng thực tế năng lực thi công của mình.

+ Quản lý chặt chẽ thủ tục lựa chọn nhà thầu từ thông báo, bán hồ sơ, tổ chức đấu thầu, xét thầu phải thực sự hiệu quả và đúng bản chất đấu thầu.

Để khắc phục những tồn tại trong công tác đấu thầu, đặc biệt là hạn chế tình trạng thông thầu, cần tăng cường công tác lựa chọn nhà thầu bằng hình thức đấu thầu qua mạng đảm bảo tính công bằng, cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ cho quá trình đấu thầu được thông suốt, lựa chọn nhà thầu có đủ năng lực chuyên môn, năng lực tài chính, đủ các điều kiện khác và lựa chọn nhà thầu có giá trị nhận thầu thấp, đáp ứng đầy đủ và đạt kết quả cao theo hồ sơ mời thầu đề ra.

4.2.4. Nâng cao chất lượng kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản

Nâng cao chất lượng kiểm soát thanh toán vốn đầu tư nhằm hạn chế thất thoát, lãng phí vốn NSNN đồng thời phát huy tối đa lợi ích kinh tế trong quản lý vốn đầu tư.

Tuy nhiên, công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư tại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vẫn còn tồn tại tình trạng dư nợ tạm ứng kéo dài, thanh toán vốn chậm và dồn về các tháng cuối năm, thủ tục thanh toán rườm rà, khó khăn... ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các dự án. Để khắc phục tình trạng trên Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần thực hiện các giải pháp sau đây:

Các cơ quan liên quan rà soát, hoàn thiện hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá xây dựng, suất đầu tư và giá trong lĩnh vực xây dựng của các ngành kinh tế để quản lý chặt chẽ, tiết kiệm đầu tư công. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong quản lý đầu tư công; Kiểm soát chặt chẽ mục tiêu, hiệu quả sử dụng các nguồn vốn đầu tư; Bảo đảm công khai, minh bạch trong việc huy động, quản lý, sử dụng vốn vay theo quy định của Luật NSNN, Luật Đầu tư công…

Cơ quan Kho bạc Nhà nước phải đảm bảo giải ngân kế hoạch vốn cho dự án chậm nhất 07 ngày làm việc khi nhận được hồ sơ đề nghị thanh toán của chủ đầu tư và nhà thầu; công khai quy trình, thủ tục giải ngân kế hoạch vốn; trường hợp trong quá trình thanh toán vốn có phát sinh những sai sót, vướng

mắc thì tách phần đó riêng, cho thanh toán ngay phần đủ điều kiện. Khắc phục tình trạng vốn Nhà nước còn tồn đọng trong khi đó nhà thầu cần vốn lại bị ách tắc chậm chễ.

Trường hợp chủ đầu tư không thực hiện hoặc chậm làm thủ tục nghiệm thu thanh toán cho nhà thầu khi đã có khối lượng nghiệm thu thì có biện pháp xử lý trách nhiệm người đứng đầu và không giao cho đơn vị làm chủ đầu tư các dự án khác trong những năm tiếp theo.

4.2.5. Đẩy nhanh công tác quyết toán vốn dự án hoàn thành

Quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành là khâu cuối cùng trong quản lý vốn đầu tư, quyết định giá trị tài sản của công trình đưa vào sử dụng.

Trong thực tế công tác thẩm tra phê duyệt quyết toán vốn đầu tư của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch còn chậm. Tình trạng chủ đầu tư chậm đề nghị quyết toán công trình xây dựng hoàn thành còn diễn ra nhiều. Để khắc phục những tồn tại đó cần thực hiện các giải pháp:

- Các chủ đầu tư, Ban quản lý dự án và các đơn vị có liên quan thực hiện nghiêm việc lập, thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành quy định tại Thông tư số 09/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước.

- Các chủ đầu tư, Ban quản lý dự án thực hiện kiểm tra, rà soát các dự án đầu tư sử dụng vốn Nhà nước đã hoàn thành bàn giao, đưa vào sử dụng chưa thực hiện quyết toán để chỉ đạo quyết toán để khẩn trương xử lý dứt điểm; xem xét trách nhiệm của từng đơn vị, cá nhân có liên quan để cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý vi phạm trong việc chậm quyết toán.

- Thực hiện kiểm tra, giám sát thường xuyên việc chấp hành quy định về công tác nghiệm thu, hồ sơ thanh toán khối lượng hoàn thành, hồ sơ quyết toán hợp đồng và quyết toán dự án hoàn thành theo quy định hiện hành của Nhà nước của các chủ đầu tư, tổ chức tư vấn đầu tư và xây dựng, các nhà thầu thi công.

- Không bố trí kế hoạch vốn để thanh toán số vốn còn thiếu cho các dự án chậm nộp báo cáo quyết toán từ 12 tháng trở lên; không cho phép nhà thầu đang có hợp đồng vi phạm quy định về thời gian lập hồ sơ quyết toán hợp đồng được tham gia đấu thầu dự án mới; không giao dự án đầu tư mới cho chủ đầu tư có dự án chậm nộp báo cáo quyết toán từ 24 tháng trở lên theo quy định tại Thông tư số 09/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước.

Đưa nội dung thực hiện công tác quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành làm cơ sở để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ và bình xét thi đua, khen thưởng đối với cá nhân, tập thể và người đứng đầu cơ quan đơn vị của chủ đầu tư, ban quản lý dự án, cơ quan thẩm tra và phê duyệt quyết toán.

4.2.6. Nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát

Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, giám sát việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong quản lý đầu tư công góp phần đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí trong quản lý, sử dụng vốn NSNN.

Nâng cao năng lực, chất lượng hoạt động, phát triển đội ngũ thanh tra, kiểm tra có đạo đức nghề nghiệp trong sáng, kiến thức và kỹ năng tương xứng với yêu cầu công việc; hoàn thiện quy trình, chuẩn mực thanh tra; tăng cường kiểm tra, kiểm soát chất lượng thanh tra, kiểm tra đối với từng cuộc thanh tra cũng như từng thanh tra viên.

Khuyến khích dân cư sinh sống trên địa bàn tự nguyện tham gia hoạt động giám sát cộng đồng trong lĩnh vực đầu tư; nhằm phát hiện, kiến nghị với cơ quan Nhà nước kịp thời ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm về quản lý đầu tư, hạn chế lãng phí, thất thoát vốn và tài sản nhà nước, xâm hại lợi ích của cộng đồng.

4.2.7. Nâng cao nhận thức và năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước bộ quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước

thiếu hụt cán bộ lãnh đạo chuyên ngành trong các cơ quan tham mưu của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại bộ văn hóa, thể thao và du lịch​ (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)