Đánh giá chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại bộ văn hóa, thể thao và du lịch​ (Trang 67)

6. Kết cấu của luận văn

3.3.1. Đánh giá chung

Thứ nhất, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã luôn tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về đầu tư công trongviệc lập kế hoạch vốn đầu tư XDCB trong phạm vi quản lý của Bộ.

Chuyển từ kế hoạch đầu tư công ngắn hạn hàng năm sang kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm; Phân bổ vốn đầu tư công được thực hiện trên cơ sở các nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công trong từng giai đoạn, bảo đảm phân bổ vốn đầu tư công khai, minh bạch và công bằng, góp phần tích cực vào việc phòng, chống tham nhũng; Qua 3 năm thực hiện Luật đầu tư công, các đơn vị đã kiểm soát chặt chẽ việc chi tiêu công, đặc biệt là nâng cao hiệu quả, chống dàn trải, thất thoát lãng phí và nợ đọng xây dựng cơ bản, tăng cường hiệu quả công tác quản lý đầu tư phát triển, giảm hẳn xin ứng trước kế hoạch để triển khai.

Thứ hai, việc lập, thẩm định các dự án đầu tư xây dựng cơ bản ở Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch luôn được quan tâm, coi trọng.

Bộ đã luôn xem xét các yếu tố đảm bảo tính hiệu quả của dự án; các yếu tố đảm bảo tính khả thi của dự án.Việc phân cấp thẩm quyền quản lý đầu tư công mạnh mẽ và rõ ràng hơn, gắn với trách nhiệm cụ thể của từng đối tượng...

Thể chế hóa quy trình quyết định chủ trương đầu tư nhằm ngăn chặn tình trạng phê duyệt quyết định đầu tư công dàn trải, gây thất thoát và lãng phí nguồn lực đầu tư.

Từ năm 2016, Bộ đã thành lập các Ban quản lý dự án chuyên ngành các khu vực để quản lý các dự án do Bộ quyết định đầu tư đảm bảo chất lượng, tiến độ và tiết kiệm cho ngân sách nhà nước.

Thứ ba, hoạt động đấu thầu và lựa chọn nhà thầu được thực hiện công khai và minh bạch, luôn tuân thủ theo quy định của Luật Đấu thầu và đã tạo được môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các nhà thầu, nâng cao trách nhiệm của nhà thầu, hạn chế những phát sinh chủ quan của chủ đầu tư.

Thứ tư, công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong những năm qua được Bộ thực hiện chặt chẽ, thường xuyên, đúng quy định hiện hành.

Hoạt động kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB trong những năm qua đạt được hiệu quả cao nhờ các chính sách về quản lý vốn đầu tư được sửa đổi, bổ sung theo hướng tích cực, hệ thống văn bản pháp luật trong lĩnh vực đầu tư XDCB được hoàn thiện nên cơ bản đã khắc phục được những tồn tại, vướng mắc trong quá trình thực hiện kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Đảm bảo mục tiêu quản lý, thanh toán vốn đầu tư đúng mục đích, đúng đối tượng, tiết kiệm, hiệu quả và chấp hành đúng quy định về quản lý tài chính đầu tư và xây dựng của pháp luật hiện hành.

Thứ năm, công tác lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư XDCB dự án công trình hoàn thành thuộc nguồn vốn NSNN của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có nhiều tiến bộ, đạt kết quả hơn cả về số lượng và chất lượng.

Quá trình thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư đã cắt giảm, loại bỏ.Việc làm này cũng giúp đã góp phần giúp cho các cơ quan chức năng có kế hoạch huy động, sử dụng kịp thời phát huy hiệu quả của dự án, rút kinh nghiệm, hoàn thiện thể chế chính sách, nâng cao hiệu quả quản lý vốn.

Thứ sáu, việc thanh tra, giám sát, đánh giá đầu tư được tăng cường ở tất cả các cấp.

Hoạt động thanh tra, giám sát và đánh giá đầu tư đi vào nề nếp, đặc biệt là công tác giám sát và đánh giá đầu tư với các dự án đã được quan tâm hơn trước đây. Thanh tra, giám sát nhằm phát hiện những việc làm gây lãng phí, thất thoát vốn, tài sản thuộc dự án; kiểm tra việc tuân thủ các quy trình, quy phạm kỹ thuật, định mức vật tư và loại vật tư đúng quy định trong quá trình thực hiện đầu tư dự án; theo dõi, kiểm tra kết quả nghiệm thu và quyết toán công trình nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước trong đầu tư xây dựng. Qua đây đã phát hiện và kịp thời bổ sung những sai sót kịp thời để đẩy nhanh tiến độ thi công.

Có thể thấy, tất cả các khâu từ quy hoạch, lập kế hoạch chuẩn bị đầu tư, xây dựng dự án đến quá trình triển khai, giám sát thực hiện, kiểm toán, quyết toán, nghiệm thu công trình đều được tuân thủ chặt chẽ các quy định về trình tự và thủ tục trong quản lý đầu tư xây dựng. Việc bố trí vốn đầu tư được bố trí tập trung, hiệu quả hơn trước, góp phần khẳng định vai trò chủ đạo của vốn NSNN như nguồn vốn mồi thu hút các nguồn lực từ các thành phần kinh tế khác. Nợ đọng XDCB đã được khống chế và có biện pháp giải quyết kịp thời. Việc lập kế hoạch vốn đầu tư đã bám sát kế hoạch tài chính - ngân sách 3-5 năm. Tỷ trọng đầu tư của khu vực nhà nước đang giảm dần phù hợp với chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước về khuyến khích sự tham gia của khu vực ngoài nhà nước cho đầu tư phát triển.

3.3.1.2. Hạn chế và nguyên nhân (i) Những hạn chế chủ yếu

Mặc dù công tác quản lý vốn đầu tư XDCB tại Bộ VHTTDL đã đạt được nhiều thành tựu, song vẫn còn một số hạn chế, cần khắc phục. Đó là:

Thứ nhất, khâu lập kế hoạch, thẩm tra phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước Công tác lập kế hoạch, phân bổ vốn đầu tư XDCB hiện vẫn còn mang tính hình thức, chưa sát với nhu cầu thực tế và tình hình giải ngân của các dự án; việc phân bổ vốn mang tính chia theo tỷ lệ vốn của dự án, tình trạng dàn trải trong bố trí kế hoạch vốn đầu tư còn chưa được khắc phục.

Thứ hai, Công tác phê duyệt dự án còn gặp nhiều khó khăn do một số công trình đặc thù của ngành không thể áp dụng đơn giá xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành mà phải ban hành đơn giá riêng, gây nhiều khó khăn trong công tác thẩm định. Nhiều dự án phải điều chỉnh tổng mức đầu tư, điều chỉnh thiết kế - dự toán, trình duyệt khối lượng phát sinh của dự án, gói thầu.

Thứ ba, công tác đấu thầu, chọn thầu trong một số trường hợp chưa đúng quy định, và việc ký kết hợp đồng kinh tế cũng chưa thật sự chặt chẽ. Tỷ lệ giảm giá thầu so với dự toán được duyệt không cao, vẫn còn trường hợp Nhà thầu bỏ giá thấp để trúng thầu, sau đó phát sinh khối lượng hoặc hạ giá

thành bằng cách dùng vật tư sai quy cách, kém phẩm chất dẫn đến chất lượng công trình thấp, lãng phí vốn đầu tư.

Thứ tư, việc theo dõi giám sát quá trình thi công tại hiện trường của chủ đầu tư đôi khi chưa sát sao và không kịp thời, phó mặc cho bên nhận thầu, tư vấn. Năng lực một số chủ đầu tư còn hạn chế, nhiều tiêu cực dẫn đến chất lượng công trình không đảm bảo chất lượng.

Thứ năm, vẫn còn tình trạng thi công không đúng chủng loại vật tư đề xuất làm giảm chất lượng công trình, công trình nghiệm thu không đúng thực tế thi công. Mức xử phạt về hành vi vi phạm quản lý chất lượng công trình còn quá thấp so với giá trị sai phạm gây ra, gây thất thoát, lãng phí vốn Nhà nước. Thẩm tra, phê duyệt quyết toán còn chậm và thiếu chính xác về khối lượng thực tế thi công. Số lượng hồ sơ chậm quyết toán hàng năm vẫn còn nhiều ảnh hưởng đến chất lượng công tác quản lý vốn đầu tư.

(ii) Nguyên nhân

Nguyên nhân chính của các hạn chế trên là do:

Một là, trong quá trình triển khai, một số dự án có yêu cầu kỹ thuật phức tạp (Nhà hát, bảo tàng, sân vận động,…), không áp dụng được đơn giá vật tư, nhân công xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành do đây là những công trình đặc thù nhân công thực hiện là nghệ nhân, vật tư quý hiếm, không phổ biến trên thị trường, dẫn tới thời gian thiết kế bị kéo dài, không giải ngân hết số vốn được cấp.

Hai là, hệ thống pháp luật hiện hành còn có những nội dung chưa rõ và chưa đủ, phân định trách nhiệm của các chủ thể tham gia vào quá trình đầu tư, quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN chưa rõ ràng. Thêm vào đó, đến nay cũng chưa có một văn bản quy phạm pháp luật nào quy định và hướng dẫn cách đánh giá quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN.Công cụ quản lý vốn đầu tư XDCB còn phức tạp, tồn tại nhiều kẽ hở gây lãng phí, thất thoát. Định hướng cơ cấu lại chi NSNN theo hướng tăng chủ động cho chính quyền cơ sở đang bị cản trở.

Ba là, năng lực của bộ máy quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản còn hạn chế, từ cơ quan quản lý, chủ đầu tư đến các nhà thầu chưa đáp ứng yêu cầu thi công; công tác giám sát đánh giá đầu tư và thanh tra kiểm tra không thường xuyên, là nguyên nhân dẫn đến lãng phí, thất thoát trong quản lý vốn đầu tư.

Bốn là, hệ thống kiểm tra giám sát trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản vừa chồng chéo lại vừa bỏ ngỏ. Có rất nhiều cơ quan cùng thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát, như: Thanh tra Nhà nước, Kiểm toán Nhà nước, Kho bạc Nhà nước… tuy nhiên các ngành kiểm tra giám sát chưa có kế hoạch tổng thể trong việc kiểm tra, mạnh ngành nào thì ngành đó thực hiện, khiến cho Nhà thầu và Chủ đầu tư liên tục phải tiếp nhiều đoàn kiểm tra trong cùng một thời điểm gây khó khăn cho hoạt động xây dựng, nhưng hiệu quả giám sát kiểm tra lại thấp.

Các cơ quan kiểm tra trong quá trình thực thi công vụ còn nhũng nhiễu, việc giám sát đầu tư chưa thực sự đánh giá được hiệu quả kinh tế xã hội, chính vì điều này mà các dự án không được uốn nắn, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế của dự án. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là ngành kế hoạch đầu tư chưa có quy trình chi tiết về giám sát đầu tư, chưa có đủ đội ngũ cán bộ tinh thông trong việc giám sát chính vì thế mới phải mời liên ngành tham gia giám sát, hiệu quả không cao.

Năm là, trong kiểm tra, thanh tra một số cán bộ thực thi lợi dụng chức vụ, vị trí công tác để thực hiện lợi ích cá nhân. Có thái độ cố gắng tìm ra sai sót của đơn vị thi công và chủ đầu tư để thỏa thuận những lợi ích kinh tế cho mình, chính vì vậy mới có hiện tượng đoàn kiểm tra sau khi phát hiện những vấn đề lớn tồn tại mà đoàn kiểm tra trước không phát hiện được. Giám sát chất lượng thi công của chủ đầu tư là việc kiểm tra và giám sát chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt cho công trình do nhà thầu thi công công trình cung cấp theo yêu cầu của thiết kế. Giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình, là việc xem xét đơn vị thi công có thực thi đúng ý đồ tác giả không, khi

phát hiện thi công sai với thiết kế. Việc thay đổi thiết kế trong quá trình thi công chỉ được tiến hành khi dự án đầu tư xây dựng có sự điều chỉnh hoặc phát hiện những yếu tố bất hợp lý được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

3.3.2. Đánh giá hi u quả sử dụng vốn đầu tư và vấn đề đặt ra

Hoạt động đầu tư XDCB là một quá trình thực hiện gồm nhiều khâu khác nhau, cần có sự phối hợp giữa nhiều đơn vị. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN, trong phạm vi luận văn này, tác giả sẽ phân tích dữ liệu của các dự án chủ yếu được thực hiện tại Bộ VHTTDL giai đoạn 2016 – 2018 (như ở Bảng 3.8).

Bảng 3.8. Danh sách các dự án được nghiên cứu

TT Tên dự án Mã dự án

I Ngành văn hóa VH

1 Khu lưu trữ tư liệu hình ảnh động Quốc gia - Viện phim

Việt Nam VH01

2 Rạp hát h trợ đoàn xiếc thuộc Vương quốc Campuchia VH02 3 Phòng hòa nhạc - Học viện âm nhạc quốc gia Việt Nam VH03

4 Trung tâm văn hóa, thể thao và Du lịch các tỉnh miền

Trung và Tây Nguyên VH04

5 Xây dựng nhà tập và kho - Nhà hát tuổi trẻ VH05 6 Nhà hát ca múa nhạc dân gian Việt Bắc tại Thái Nguyên VH07

7 Khu bảo quản hiện vật của chủ tịch Hồ Chí Minh - Bảo

tàng Hồ Chí Minh VH08

8 Cải tạo, nâng cấp trường Trung cấp nghệ thuật Xiếc và tạp

kỹ Việt Nam VH09

9 Nhà luyện tập và tổng duyệt thuộc Dàn nhạc giao hưởng

10 Nhà sáng tác khu vực miền Trung và Tây nguyên VH11

11 Nhà hát Sông Hương VH12

12 Nhà sáng tác văn học nghệ thuật khu vực Nam bộ tại

Thành phố Cần Thơ VH13

13 Dự án đầu tư xây dựng công trình Phòng hòa nhạc giai

đoạn II (Học viện âm nhạc quốc gia Việt Nam) VH14

14 Trung tâm biểu diễn xiếc và nghệ thuật tổng hợp quốc gia

tại Đà Nẵng VH15

15

Trang thiết bị âm thanh ánh sáng và trình chiếu phục vụ lễ hội và ca múa nhạc tạp kỹ của Trung tâm tổ chức biểu diễn - Cục Nghệ thuật biểu diễn (giai đoạn 1)

VH16

16 Cải tạo nâng cấp khu phụ trợ biểu diễn liên đoàn xiếc Việt

Nam VH17

17 Nhà hát tuổi trẻ, cơ sở 2 (Giai đoạn 1) VH19 18 Cải tạo nâng cấp thư viện Quốc gia Việt Nam (GĐ1) VH20

19 Trung tâm điều hành nghiệp vụ văn hóa, thể thao và du

lịch VH21

20 Cải tạo nâng cấp viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt

Nam VH22

II Ngành thể thao TT

1 Mở rộng trường Đại học TDTT Đà Nẵng GĐ1 TT01

2 Cải tạo khu A, khu B trung tâm huấn luyện thể thao quốc

gia Hà Nội TT02

3 Cải tạo nhà tập luyện và thi đấu bóng chuyền, trung tâm

huấn luyện thể thao quốc gia TT03

5 Khoa phục hồi chức năng vận động viên Trung tâm huấn

luyện thể thao quốc gia Hà Nội TT05

6 Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia Ii - Mũi Né TT06

7 Cải tạo hệ thống cấp thoát nước khu A - Trung tâm huấn

luyện thể thao quốc gia Hà Nội TT07

8 Mở rộng trường Đại học TDTT I - Trung tâm huấn luyện

vận động viên trẻ TT09

9 Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia Cần Thơ giai đoạn 1 TT10

10 Cải tạo nâng cấp nhà ăn B2 thành khu nhà ăn và luyện tập

cho vận động viên Trung tâm HLTTQG TP Hồ Chí Minh TT11

11 Sửa chữa, cải tạo mặt sân điền kinh sân vận động Trung

tâm - Khu liên hợp thể thao quốc gia TT12

12 Nâng cấp nhà luyện tập đa năng - Trường đại học TDTT

TP Hồ Chí Minh TT13

13 Cải tạo mặt sân điền kinh sân vận động trung tâm - Khu

liên hợp thể thao quốc gia TT15

14 Mở rộng trường Đại học TDTT I - Trung tâm huấn luyện

vận động viên trẻ - giai đoạn 2 TT16

15 Cải tạo khán đài C, D sân vận động trung tâm - Khu liên

hợp thể thao quốc gia TT17

16 Mở rộng trường Đại học TDTT Đà Nẵng GĐ1 TT18 17 Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia tại Sapa TT19

18 Trung tâm nghiên cứu thí nghiệm Thể dục thể thao, viện

khoa học thể dục thể thao TT20

19 Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia Đà Lạt giai đoạn

1 TT21

1 Cải tạo nâng cấp trường cao đẳng múa Việt Nam GD01

2 Trường trung cấp du lịch Nha Trang GD02

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại bộ văn hóa, thể thao và du lịch​ (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)