Mô tả quá trình điều tra, xử lý và phân tích số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa kinh doanh tại khu du lịch di tích đền sóc sơn​ (Trang 56)

6. Cấu trúc luận văn

2.6. Mô tả quá trình điều tra, xử lý và phân tích số liệu

2.6.1. hiết kế bản hỏi v than đo

Để thu thập các dữ liệu sơ cấp, không thu thập đƣợc qua khảo cứu tƣ liệu, luận văn sử dụng các bảng hỏi để khảo sát, phỏng vấn đối với cán bộ quản lý của Trung tâm quản lý khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn.

2.6.1.1. Xây dựng thang đo

Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng thang đo 05 bậc/mức để đo lƣờng đánh giá của cán bộ, nhân viên về VHKD của Khu Du lịch - Di tích và đạo đức kinh doanh của các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh tại đây.

2.6.1.2 Thiết kế bảng hỏi

Bảng hỏi là tập hợp các câu hỏi và câu trả lời của đáp viên đƣợc sắp xếp theo một trình tự logic và hợp lý. Các câu hỏi trong bảng hỏi đƣợc thiết kế phù hợp với mục đích của công trình nghiên cứu. Bảng hỏi đƣợc thiết kế càng sát với mục đích nghiên cứu thì kết quả sẽ đem lại hiệu quả cao. Để thiết kế một bảng hỏi logic và hợp lý ta cần các bƣớc sau:

- Bước 1: Xác định các dữ liệu cần tìm.

Dựa vào mục tiêu và nội dung nghiên cứu, đối tƣợng phỏng vấn từ đó xác định đƣợc các dữ liệu cần tìm tác động đến văn hoá tổ chức của Khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn

- Bước 2: Xác định phương pháp phỏng vấn.

Khi tiến hành xây dựng nội dung cần thu thập để nghiên cứu, tác giả trực tiếp phỏng vấn các đối tƣợng bằng mail và điều tra trực tiếp. Tiếp sau đó khi có bảng hỏi, tác giả sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn bảng hỏi.

- Bước 3: Phác thảo nội dung bảng hỏi

Phác thảo câu hỏi có nội dung phù hợp với mục đích nghiên cứu. Sắp xếp các câu theo trình tự hợp lý.

Trong quá trình điều tra, có rất nhiều loại câu hỏi. Tuy nhiên, phụ thuộc vào mục đích nghiên cứu và phƣơng pháp thống kê để có thể lựa chọn dạng câu hỏi logic nhất. Dạng câu hỏi đƣợc sử dụng trong bảng hỏi là câu hỏi đóng.

- Bước 5: Xác định từ ngữ cho thích hợp với nội dung bảng hỏi - Bước 6: Xác định cấu trúc bảng hỏi

Bảng hỏi bao gồm các phần sau:

Phần mở đầu: Nêu lên nội dung của cuộc điều tra.

Câu hỏi định tính: Là câu hỏi xác định đối tƣợng đƣợc phỏng vấn • Câu hỏi hâm nóng: Là câu hỏi có tác dụng để ngƣời đƣợc phỏng vấn hiểu đƣợc chủ đề của cuộc điều tra mà bảng hỏi hƣớng đến

Câu hỏi đặc thù: Câu hỏi có tác dụng nêu rõ nội dung cần nghiên cứu. • Câu hỏi phụ: Là câu hỏi có tác dụng thu thập thông tin về đặc điểm của ngƣời đƣợc phỏng vấn ( tuổi tác, nghề nghiệp, công việc…..).

- Bước 7: Thiết kế trình bày bảng hỏi

Bảng hỏi khảo sát trong luận văn đƣợc thiết kế bao gồm 2 phần chính:

Phần A: Thông tin chung

Cung cấp các thông tin chung về ngƣời đƣợc điều tra bao gồm các yếu tố:  Giới tính

Tuổi

Cấp bậc hiện tại

Phần B: Khảo sát văn hóa kinh doanh, văn hóa tổ chức tại tổ chức

Bao gồm những câu hỏi liên quan đến mức độ triển khai VHKD, VHTC/VHDN và các nhân tố thuộc ba cấp độ của Khu Du lịch - Di tích đền Sóc gồm: thực thể hữu hình, niềm tin và các giá trị tuyên bố, các ngầm định nền tảng. Các câu hỏi mà tác giả xây dựng trong bảng hỏi đƣợc dựa vào mô hình nghiên cứu văn hóa của Edgar H. Shein và hiểu biết thực tế của tác giả

với tƣ cách là một cán bộ đang làm việc tại Trung tâm quản lý khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn. Nội dung bảng hỏi đƣợc thể hiện trong bảng dƣới đây:

Bảng 2.1: Câu hỏi được sử dụng để khảo sát về VHKD tại Khu Du lịch - Di tích đền Sóc S n

Khía cạnh Câu hỏi

Thực thể hữu hình

Nội thất đầy đủ

Biểu tƣợng, logo đ p, rõ ràng, dễ hiểu Khẩu hiệu rõ ràng, mới, có ý nghĩa

Các cán bộ, công nhân viên của Trung tâm quản lý mặc đồng phục, gọn gàng, dễ nhận biết

Mẫu chuyện giai thoại hấp dẫn, lý thú, dễ hiểu

Lễ hội, lễ nghi tổ chức thƣờng xuyên, đúng quy định Ấm phẩm điển hình rõ ràng, cụ thể

Bộ hƣớng dẫn ứng xử đầy đủ, rõ ràng

Các giá trị tuyên bố

Triết lý kinh doanh của Trung tâm quản lý rõ ràng, đó là thỏa mãn nhu cầu của du khách

Tầm nhìn, sứ mệnh trong hoạt động kinh doanh của Khu di tích rõ ràng, thống nhất, ổn định theo thời gian Các hoạt động của Khu di tích tuân thủ pháp luật và các chuẩn mực đạo đức

Phƣơng châm hành động là lấy sự hài lòng của du khách làm tiêu chí hành động

Xây dựng Khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn là điểm đến hàng đầu và quen thuộc và đổi mới trong lĩnh vực du lịch tâm linh của Hà Nội

Khía cạnh Câu hỏi

Thực hiện đầy đủ trách nhiệm xã hội

Các ngầm định nền tảng

Các cán bộ, công nhân viên của Trung tâm quản lý đƣợc phân công nhiệm vụ rõ ràng, chi tiết nên đã thấu hiểu trách nhiệm của họ đối với công việc và tổ chức Mối quan hệ giữa cán bộ, nhân viên và ngƣời lao động trong Khu di tích tốt đ p, thân thiện, đúng mực, tạo nên tổ chức văn hóa

Mối quan hệ giữa các nhân viên đoàn kết, thân thiện, luôn sẵn sàng và tự nguyện giúp đỡ nhau

Trung tâm quản lý luôn quan tâm đến việc đào tạo, bồi dƣỡng, xây dựng một đội ngũ nhân viên có năng lực, tâm huyết với nghề để phát triển nhân viên

Các cán bộ, công nhân viên của Trung tâm quản lý luôn chủ động quan tâm đến du khách, có văn hóa phục vụ khách hàng

Đánh giá chung

Cơ chế quản lý, mô hình tổ chức, quản trị của Trung tâm quản lý với Khu di tích có hiệu quả cao

Cán bộ, công nhân viên và ngƣời lao động nhận thức rõ vai trò về văn hóa kinh doanh, đạo đức kinh doanh Trung tâm quản lý thƣờng xuyên thanh tra, kiểm tra, kiểm soát hoạt động của các chủ thể kinh doanh

Hình thức xử phạt các hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh đƣợc quy định rõ

Trung tâm quản lý Khu di tích có hình thức khen thƣởng cho những cán bộ, tập thể xuất sắc

Khía cạnh Câu hỏi

Vấn đề vệ sinh, an ninh, bảo vệ môi trƣờng tại Khu di tích đƣợc đề cao

Nguồn: Tác giả thiết kế, 2019

Tác giả sử dụng thang đo Likert 5 mức từ mức độ “1 = hoàn toàn không đồng ý” đến mức độ “5 = hoàn toàn đồng ý” (1: Hoàn toàn không đồng ý, 2: Không đồng ý, 3: Đồng ý nhƣng còn phân vân, 4: Đồng ý, 5: Hoàn toàn đồng ý)

2.6.2. Ph ơn ph p chọn v lấy mẫu

Tác giả thu thập dữ liệu dựa trên phỏng vấn bảng hỏi gồm 35 cán bộ, công nhân viên chức, ngƣời lao động của Trung tâm và 200 khách du lịch, ngƣời dân xã Phù Linh đến tham quan Khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn. Địa điểm, thời gian và cách thức khảo sát

Địa điểm: Khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn, Phù Linh, Sóc Sơn, Hà Nội.

Thời gian: trong 5 ngày 15/5/2018 -> 19/5/2018

Cách thức lấy mẫu: Các bản câu hỏi khảo sát được tác giả trực tiếp phát đến đối tƣợng tham gia điều tra.

2.6.3. hu thập xử lý v phân tích dữ li u

Sau khi thu thập và tổng hợp đầy đủ dữ liệu, tác giả tiến hành phân tích dữ liệu dựa trên phần mềm Excel đƣa ra những dữ liệu thống kê và các biểu đồ mô tả. Từ đó góp phần tạo ra một cách nhìn khái quát hơn những nhân tố đang quyết định, những điểm mạnh yếu hiện nay về văn hóa tổ chức của Khu Du lịch – Di tích đền Sóc Sơn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chƣơng này đã nêu ra vấn đề cần nghiên cứu, lý thuyết áp dụng và trình bày về các phƣơng pháp nghiên cứu, các nguồn dữ liệu: dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp đƣợc sử dụng. Trong đó, dữ liệu thứ cấp gồm có: sách; tạp chí, báo cáo công tác…; tài liệu liên quan đến văn hóa kinh doanh liên quan đến Khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn; dữ liệu hỗn hợp khác và dữ liệu từ nguồn Internet. Đối với dữ liệu sơ cấp tác giả tập trung vào việc thiết kế bảng hỏi điều tra khảo sát theo các khía cạnh văn hóa theo mô hình của Edgar H.Shein và đặt ra kỳ vọng về số lƣợng dữ liệu sẽ thu đƣợc cho cuộc khảo sát.

Phần cuối và cũng là trọng tâm của chƣơng tác giả mô tả chi tiết về phƣơng pháp điều tra và cách tính toán và xử lý số liệu. Các nội dung trình bày gồm: thiết kế bảng hỏi và xây dựng thang đo; phƣơng pháp chọn và lấy mẫu; việc thu thập xử lý và phân tích dữ liệu.

Như vậy, chƣơng này đã đề cập toàn bộ các nội dung liên quan đến phƣơng pháp nghiên cứu và cách thức thu thập xử lý số liệu. Từ các bƣớc hoạch định ở chƣơng này các chƣơng sau sẽ căn cứ vào đó để thực thi.

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VĂN HÓA KINH DOANH TẠI KHU DU LỊCH - DI TÍCH ĐỀN SÓC SƠN

3.1. Tổng quan khu Du lịch - Di tích đền Sóc S n

3.1.1. Điều ki n tự nhi n - kinh tế - chính trị - xã h i t c đ n đến Khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn

3.1.1.1. Về lịch sử, địa lý

Khu Di tích đền Sóc Sơn nằm trong trong thung lũng Vệ Linh, thuộc dãy núi Sóc - là điểm cuối của dãy Tam Đảo. Có cảnh quan thiên nhiên đ p, sơn thủy hữu tình nằm trong thung lũng có các hồ nƣớc đƣợc bao bọc bởi các ngọn núi, trên là rừng thông trải dài hàng chục km. Nằm cách biệt khu dân cƣ, các trục đƣờng giao thông nên không bị chi phối bởi hoạt động thƣờng nhật của con ngƣời, môi trƣờng yên tĩnh, khí hậu mát m , trong lành. Cách trung tâm thành phố Hà Nội 40 phút chạy xe về phía bắc, có điều kiện giao thông thuận lợi cả đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng thủy và đƣờng hàng không, rất thuận tiện cho phát triển du lịch nghỉ dƣỡng cuối tuần.

Tƣơng truyền rằng, Thánh Gióng khi thắng giặc Ân đã chọn nơi đây là nơi siêu thoát về trời. Tƣởng nhớ công ơn của Ngài, nhân dân ta lập đền, hàng năm thờ cúng. Năm 1962, đền Sóc Sơn là một trong những di tích đƣợc công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia đợt đầu tiên, năm 2014 đƣợc công nhận là di tích quốc gia đặc biệt. Năm 2010 lễ hội Gióng đƣợc UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

3.1.1.2. Về chính trị - xã hội

Quy hoạch phát triển du lịch thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030 đã đánh giá về tài nguyên du lịch Hà Nội: “Tài nguyên du lịch Hà Nội khá đa dạng và phong phú cả về tự nhiên và nhân văn. Giá trị nổi bật và cơ bản về tài nguyên du lịch Hà Nội là du lịch nhân văn trên nền 1000 năm văn hiến với những giá trị nổi bật là Hoàng Thành Thăng Long, di

tích Cổ Loa, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, phố cổ Hà Nội, lễ hội Gióng, lễ hội chùa Hương. Đây là lợi thế cơ bản về nguồn lực tài nguyên để du lịch Hà Nội phát triển”.

Ngày 08 5 2001 UBND thành phố Hà Nội có Quyết định số: 22 2001 QĐ-UB về việc: Phê duyệt Quy hoạch chi tiết Khu du lịch văn hóa nghỉ ngơi cuối tuần thuộc khu vực đền Sóc - huyện Sóc Sơn - Hà Nội (Tỉ lệ: 1/2000). Ngày 15 6 2009 của UBND thành phố Hà Nội có Quyết định số: 2917 QĐ-UBND về việc: Phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng khu vực IV (khu vực bảo tồn) - khu du lịch văn hóa nghỉ ngơi cuối tuần thuộc khu vực đền Sóc - huyện Sóc Sơn - Hà Nội (Tỉ lệ: 1 500). Khu Di tích đền Sóc Sơn rộng 65,1ha là vùng lõi của khu du lịch nghỉ dƣỡng cuối tuần Sóc Sơn có diện tích trên 274,5ha gồm nhiều hạng mục từ sân golf, khu vui chơi giải trí, biệt thự nghỉ dƣỡng, học viện Phật giáo...

3.1.1.3. Về văn hóa, tôn giáo, cộng đồng dân cư

Khu di tích đang đƣợc bảo tồn nguyên v n, giữ nguyên đƣợc bản sắc các nét đặc trƣng điển hình của văn hóa đồng bằng Bắc Bộ. Bên cạnh đó là các giá trị về tâm linh - Nơi có đền thờ đệ nhị thƣợng đẳng phúc thần Thánh Gióng trong “tứ bất tử” tín ngƣỡng của Việt Nam.

Khu di tích nằm độc lập với khu dân cƣ, tuy nhiên cộng đồng địa phƣơng đang kinh doanh và đƣợc hƣởng lợi từ khu di tích. Về mặt bằng dân cƣ có đời sống tƣơng đối cao so với mặt bằng nông thôn Hà Nội, trình độ văn hóa cao, có ý thức giữ gìn di sản và phát triển du lịch bền vững.

3.1.2. run tâm quản lý khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn

Trung tâm quản lý khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn là cơ quan quản lý, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của khu di tích đền Sóc Sơn phục vụ nhu cầu tâm linh, khám phá văn hóa cũng nhƣ thỏa mãn các nhu cầu về du lịch của du khách trong và ngoài nƣớc khi muốn tìm hiểu về truyền thống văn

hóa và hƣởng thụ các giá trị về du lịch của khi di tích. Trung tâm đƣợc UBND thành phố Hà Nội thành lập theo quyết định số: 1638 QĐ-UBND ngày 15/6/1995 trực thuộc huyện Sóc Sơn.

3.1.2.1 Tình hình nhân sự

Số lượng

Hiện trung tâm có 45 công chức viên chức và lao động hợp đồng. Trong đó có 01 giám đốc, 01 phó giám đốc và nhân viên 05 phòng chức năng.

Năng lực

Nhân lực của trung tâm thuộc nhiều thành phần, công chức viên chức nhà nƣớc, lao động hợp đồng dài hạn, lao động thời vụ... Trong đó, trình độ có 04 thạc sĩ, 30 đại học là các lao động có chuyên môn, 11 lao động là bảo vệ, môi trƣờng có trình độ phổ thông. Tuy nhiên, do là đơn vị làm việc trong lĩnh vực dịch vụ, lãnh đạo đơn vị thƣờng xuyên cử cán bộ đi đào tạo, tổ chức đào tạo tại chỗ, tổ chức sát hạch hàng năm nên về mặt bằng trình độ chuyên môn và tác phong, trách nhiệm với công việc đƣợc đánh giá là trên mặt bằng chung của lao động trong các đơn vị sự nghiệp và đạt chuẩn với các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực du lịch của Thủ đô Hà Nội.

Bộ máy tổ chức

Hình 3.1: S đồ bộ máy tổ chức

Nhiệm vụ các phòng ban: - Phòng Quản trị:

Thực hiện các hoạt động Hành chính - Quản trị tại đơn vị. Tổng hợp, xây dựng kế hoạch công tác tham mƣu cho lãnh đạo, đôn đốc thực hiện; xây dựng báo cáo định kỳ, đột xuất theo quy định. Tham mƣu công tác tổ chức, đào tạo, bồi dƣỡng, phát triển nguồn nhân lực, thi đua, khen thƣởng; bảo vệ chính trị nội bộ, văn thƣ lƣu trữ, lễ tân, khánh tiết. Quản trị công tác quảng bá hình ảnh và quan hệ công chúng.

- Phòng Bảo tồn:

Tham mƣu thực hiện công tác bảo tồn (Nghiên cứu, sƣu tầm hiện vật, tài liệu khảo cổ...); viết bài, tổ chức hội thảo khoa học và phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể khu di tích đền Sóc Sơn và lễ hội Gióng; Tổ chức các nghi lễ tâm linh, phối hợp với các phòng chuyên môn làm tốt công tác phục khách và phát triển du lịch.

- Phòng Du lịch:

Tổ chức các hoạt động dịch vụ; Tham mƣu trong công tác xây dựng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa kinh doanh tại khu du lịch di tích đền sóc sơn​ (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)