1.2.4.1. Soát xét các giấy tờ làm việc và đánh giá kết quả:
Sau khi hoàn tất các thủ tục kiểm toán, KTV kiểm toán khoản mục CPHĐ soát xét lại giấy tờ làm việc của mình để đảm bảo tính đầy đủ và hợp lý của bằng chứng kiểm
toán, bổ sung, hoàn thiện các bằng chứng mới thu thập.
Sau khi các KTV phần hành kết thúc công việc, trưởng nhóm kiểm toán và các thành viên BGĐ tiến hành tập hợp lại và kiểm tra, soát xét giấy tờ làm việc. Nếu trong quá trình soát xét phát hiện những điểm chưa hoàn thiện, chưa đáp ứng được các mục tiêu đã đặt ra thì yêu cầu KTV phần hành trực tiếp giải trình hoặc sửa chữa, bổ sung.
1.2.4.2. Xem xét những sự kiện phát sinh sau ngày lập BCTC:
Trong khoảng thời gian từ khi lập BCTC đến khi phát hành BCKT có những sự kiện mới phát sinh. Những sự kiện này có thể ảnh hưởng trọng yếu hoặc không trọng yếu đến BCTC. Tuy nhiên, việc xem xét đến những sự kiện này là không thể thiếu, đảm bảo nguyên tắc thận trọng nghề nghiệp. Để phát hiện những sự kiện phát sinh gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới kết quả kiểm toán, KTV thực hiện các thủ tục phỏng vấn kế toán
trưởng, BGĐ và các bộ phận, phòng ban có liên quan, đồng thời kết hợp với kinh nghiệm
nghề nghiệp của bản thân KTV.
1.2.4.3. Phát hành Báo cáo kiểm toán và thư quản lý:
Báo cáo kiểm toán là bảng tổng hợp kết luận cuối cùng của KTV, thể hiện những đánh giá của KTV về việc BCTC của công ty đã phản ánh trung thực, hợp lý hay chưa? Đã tuân thủ đúng theo Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán Việt Nam hiện hành hay chưa, qua đó đưa ra ý kiến kiểm toán. Theo VSA số 700, ý kiến kiểm toán được chia thành hai loại :
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng - Ý kiến chấp nhận toàn phần được đưa ra trong trường hợp KTV cho rằng BCTC
phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của đơn vị được kiểm toán, và phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam hiện hành (hoặc được chấp nhận).
- Ý kiến không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần :
+ Ý kiến chấp nhận từng phần được đưa ra trong trường hợp KTV cho rằng BCTC
chỉ phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của đơn vị, nếu không bị ảnh hưởng bởi yếu tố tuỳ thuộc (hoặc ngoại trừ) mà KTV đã nêu ra trong BCKT.
+ Ý kiến từ chối (hoặc ý kiến không thể đưa ra ý kiến) được đưa ra trong trường hợp hậu quả của việc giới hạn phạm vi kiểm toán là quan trọng hoặc thiếu thông tin liên quan đến một số lượng lớn các khoản mục tới mức mà KTV không thể thu thập đầy đủ và thích hợp các bằng chứng kiểm toán để có thể cho ý kiến về BCTC.
+ Ý kiến không chấp nhận (hoặc ý kiến trái ngược) được đưa ra trong trường hợp
các vấn đề không thống nhất với Giám đốc là quan trọng hoặc liên quan đến một số lượng lớn các khoản mục đến mức độ mà KTV cho rằng ý kiến chấp nhận từng phần là chưa đủ để thể hiện tính chất và mức độ sai sót trọng yếu của BCTC.
Thư quản lý là bản tổng hợp ý kiến nhận xét, đánh giá và đề xuất biện pháp chấn
chỉnh, cải tiến các tồn tại về quản lý tài chính, kế toán, hệ thống KSNB cũng như tất cả các khía cạnh về sản xuất, kinh doanh mà KTV nhận biết sẽ có lợi cho KH. Thư quản lý có thể được phát hành đồng thời với Báo cáo kiểm toán, tùy theo thỏa thuận trong hợp đồng kiểm toán.
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TOÁN CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ DỊCH VỤ TIN HỌC TP.HCM CHI NHÁNH HÀ NỘI