ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ DỊCH

Một phần của tài liệu 333 hoàn thiện công tác kiểm toán chi phí hoạt động trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán và dịch vụ tin học chi nhánh hà nội thực hiện,khoá luận tốt nghiệp (Trang 71)

3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀDỊCH VỤ TIN HỌC TP.HCM DỊCH VỤ TIN HỌC TP.HCM

Trong suốt quá trình thành lập và phát triển, Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ Tin học TP.HCM luôn định hướng phát triển theo các tiêu trí: Gia tăng giá trị thực - Sự quan tâm, thấu hiểu - Chất lượng dịch vụ - Chia sẻ kiến thức.

AISC luôn nỗ lực cố gắng để cung cấp các dịch vụ chuyên ngành tốt nhất, chuyên nghiệp nhất theo tiêu chuẩn Việt Nam, đảm bảo quyền và lợi ích cao nhất cho khách hàng, cung cấp những thông tin với độ tin cậy cao cho công tác quản lý kinh tế tài chính và điều hành công việc sản xuất kinh doanh.

Để thực hiện những mục tiêu ấy, trong những năm gần đây AISC không ngừng mở rộng quy mô với mạng lưới các chi nhánh và văn phòng đại diện khắp các tỉnh thành

Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng

từ Bắc vào Nam, tiếp cần với nhiều đối tượng khách hàng ở nhiều vùng miền trên cả nước. AISC đã và đang nhận được sự ủng hộ và tin tưởng của đông dảo khách hàng, hứa hẹn trong tương lai, công ty sẽ còn phát triển và mở rộng hơn nữa.

Bên cạnh đó, công ty luôn chú trọng vào tuyển dụng nguồn nhân lực kiểm toán có trình độ chuyên môn cao, được đào tào bài bản với các chương trình tuyển dụng hằng năm. Đồng thời, tạo điều kiện cho những sinh viên năm 4 đang ngồi trên ghế nhà trường đến thực tập, trải nghiệm thực tế nghề nghiệp kiểm toán để bồi dưỡng và phát hiện những kiểm toán viên tiềm năng ngay từ sớm. Góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành kiểm toán nói chung và đội ngũ kiểm toán viên của công ty nói riêng.

Mặt khác, Công ty luôn chủ động cập nhật xu thế trong thời kì 4.0, cố gắng nâng cao chuyên môn, không ngừng khẳng định vị thế của mình trong kĩnh vực kiểm toán.

3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG CHO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ DỊCH VỤ TIN HỌC TP.HCM CHI NHÁNH HÀ NỘI

3.2.1. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

* về việc tìm hiểu thông tin của khách hàng:

- Đối với những KH lâu năm, do đây là đối tượng khách hàng quen thuộc, đã được công ty kiểm toán nhiều lần, nên mức độ quen thuộc và số lượng thông tin sẵn có là khá cao. Vậy nên để giảm thời gian kiểm toán và hạn chế tối đa rủi ro từ việc quen thuộc đem lại, Công ty nên sử dụng những KTV đã có nhiều kinh nghiệm, kết hợp giữa KTV đã từng kiểm toán tại đơn vị KH này và KTV chưa từng kiểm toán tại đây, để kiểm tra đối chiếu và bổ sung cho nhau những thông tin phù hợp. Hồ sơ kiểm toán của các năm trước chứa đựng những thông tin thiết yếu, các KTV dựa vào đó để rà soát lại những gì đã được nêu ra từ các năm trước. Đồng thời cập nhật thêm những thông tin mới từ nhiều nguồn khác nhau, để đảm bảo thông tin của KH được đưa ra đầy đủ và chính xác.

Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng

- Đối với những KH mới, việc tìm hiểu thông tin cần được đầu tư nhiều thời gian hơn. Các KTV cần phân tích KH trên nhiều phương diện, đưa ra những bằng chứng cụ thể về tình hình tài chính của công ty, tiếp nhận thông tin qua các nguồn đáng tin cậy. Đồng thời KTV có thể thực hiện các thủ tục như lập bảng hỏi, trực tiếp phỏng vấn BGĐ hay kế toán trưởng, tham khảo thêm ý kiến từ những cố vấn và chuyên gia trong ngành để đưa ra những đánh giá, nhận xét khách quan và phù hợp nhất về KH.

- Những thông tin thu thập phải được lựa chọn kĩ càng và xác minh độ chính xác cao. Đây sẽ là cơ sở quan trọng để KTV đánh giá mức độ rủi ro, nắm bắt tình hình hoạt động của DN nói chung và CPHĐ nói riêng. Từ đó có cái nhìn tổng quát về DN để đưa ra phương hướng kiểm toán hiệu quả.

- Bên cạnh đó, AISC nên thiết kế GTLV phần tìm hiểu khách hàng một cách mở hơn, giúp cho KTV dễ dàng cập nhật thông tin phát sinh thêm bên ngoài những vấn đề đã nêu sẵn trong GTLV.

* về việc tìm hiểu hệ thống KSNB:

- Tìm hiểu hệ thống KSNB là một trong những công việc quan trọng của một cuộc kiểm toán. Vì vậy, công việc này cần được thực hiện bởi các KTV có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm lâu năm trong nghề.

- Với những đối tượng KH lâu năm, hồ sơ kiểm toán các năm trước của sẽ là nguồn thông tin hữu ích, giúp KTV có thể giảm thời gian và khối lượng công việc. Nhưng KTV không nên quá phụ thuộc vào chúng, những thông tin từ những năm trước chỉ mang tính chất tham khảo, không thể dùng luôn những thông tin đó cho cuộc kiểm toán năm nay. Do đó, các KTV cần thực hiện đầy đủ các thử nghiệm kiểm soát, kết hợp với việc xem lại hồ sơ kiểm toán các năm trước để tiến hành đánh giá hệ thống KSNB nhằm hạn chế tối đa rủi ro kiểm soát có thể xảy ra.

Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng

- Với những đối tượng KH mới, việc tìm hiểu KSNB phải được thực hiện một cách chi tiết và kỹ lưỡng. KTV cần kết hợp giữa phỏng vấn và quan sát để có được những bằng chứng chính xác, đầy đủ cho việc đánh giá hệ thống KSNB của đơn vị KH. Các bằng chứng thu được phải được ghi chép đầy đủ, thể hiện rõ ràng trên GTLV của công ty, mang đến hiệu quả tốt nhất cho cuộc kiểm toán năm nay và tạo nguồn dữ liệu cho các cuộc kiểm toán của những năm sau.

* về việc đánh giá rủi ro và xác định mức trọng yếu:

Hiện nay, việc đánh giá rủi ro và xác định mức trọng yếu thường chủ yếu dựa vào trình độ và kinh nghiệm của các KTV lâu năm. Điều đó có thể là khó khăn của những KTV mới hơn khi tiếp cận với cuộc kiểm toán.

Do đó, để hoàn thiện hơn nữa khâu đánh giá rủ ro và xác định mức trọng yếu trong mỗi cuộc kiểm toán, AISC nên xây dựng chi tiết hơn các yếu tố để lựa chọn chỉ tiêu trọng yếu cũng như các mức trọng yếu. Điều này có thể đúc kết từ kinh nghiệm của các KTV trình độ cao và bề dày kinh nghiệm lớn, được thể hiện rõ ràng qua văn bản hoặc trên GTVL, giúp các KTV ít kinh nghiệm dễ dàng hơn trong việc thực hiện đánh giá rủi ro và xác định mức trọng yếu.

* Về việc tổ chức KTV:

Việc tổ chức đội ngũ KTV có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của các cuộc kiểm toán, cần được được đầu tư chú trọng hơn nữa.

- Đối với những KH quen thuộc đã từng được AISC kiểm toán nhiều lần, đội ngũ KTV cần được phân chia kết hợp gồm những KTV đã có kinh nghiệm trong việc kiểm toán đơn vị này các năm trước và những KTV mới chưa từng kiểm toán KH này. Điều này sẽ giúp các KTV vừa tận dụng được lợi thế từ sự hiểu biết rõ về KH quen thuộc, vừa đảm bảo được tính độc lập trong công việc kiểm toán.

Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng

- Để cải thiện độ chính xác và tốc độ làm việc của các KTV mới, Công ty nên phân chia các KTV này làm cùng phần hành với những KTV nhiều kinh nghiệm hơn. Từ đó đảm bảo hiệu quả công việc đạt mức tối đa và giúp cải thiện nhanh chóng trình độ của các KTV non trẻ.

- Đối với vấn đề thiếu hụt nhân lực trong mùa kiểm toán, AISC nên gia tăng thêm các chính sách trọng dụng nhân tài, cải thiện môi trường làm việc, gia tăng kết nối giữa đội ngũ nhân viên và công ty thông qua các hoạt động tập thể, lắng nghe và chia sẻ những khó khăn áp lực của KTV trong nghề để giữ chân các KTV, hạn chế tình trạng chảy máu chất xám trong ngành kiểm toán. Bên cạnh đó, trong khâu tuyển dụng, Công ty nên lựa chọn những KTV năng lực chuyên môn, có sự đam mê lớn và khả năng gắn bó lâu dài với nghề.

3.2.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* về việc áp dụng thủ tục phân tích:

- Đối với các thủ tục phân tích trong kiểm toán phần hành CPHĐ, KTV cần tiến hành thêm các thủ tục phân tích so sánh số liệu của đơn vị được kiểm toán với dữ liệu trung bình ngành và với các doanh nghiệp có cùng quy mô, cùng lĩnh vực hoạt động kinh doanh, đồng thời căn cứ vào thông tin về môi trường kinh doanh ngành nói riêng và tình trạng chung của nền kinh tế nói riêng để đưa ra những phân tích xác thực, phản ánh hợp lý thực tế doanh nghiệp KH. Các số liệu đưa ra so sánh và phân tích này cần được KTV tìm kiếm ở các nguồn đáng tin cậy, được xác minh kĩ lưỡng, chọn lọc cẩn thận, tránh bị nhiễu bởi các thông tin sai lệch, gây khó khăn cho công việc kiểm toán.

- Các KTV có thể dựa vào các yếu tố như dự toán chi của doanh nghiệp, hay chi phí phát sinh ở năm trước để đưa ra các con số ước tính về sự thay đổi trong chi phí hoạt động của doanh nghiệp năm nay. Sau đó thực hiện so sánh với những số liệu thực tế do

Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng

đơn vị cung cấp, tính toán lại những chênh lệch lớn, tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra những lời giải thích phù hợp.

- Để có thể tìm hiểu rõ nguyên nhân của những chênh lệch bất thường, KTV cần tiến hành quan sát và phỏng vấn những người, phòng ban có liên quan, khoanh vùng và xác định cỡ mẫu để thực hiện các thủ tục phân tích chi tiết.

* Đối với việc chọn mẫu:

Đối với việc chọn mẫu trong kiểm toán CPHĐ, AISC cần gia tăng số lượng mẫu được chọn bằng cách giảm bớt khoảng giới hạn chênh lệch chọn mẫu, chọn mẫu ngẫu nhiên, hoặc chọn theo xét đoán của KTV để không bỏ sót những nghiệp vụ có dấu hiệu bất thường, tăng tính khách quan cho hoạt động đánh giá tình hình quản lý CPBH, CPHĐ và khả năng hoạt động kinh doanh của DN.

Bên cạnh đó, công ty nên xây dựng và sử dụng các phần mềm chuyên ngành để chọn mẫu kiểm toán. Việc chọn mẫu ngẫu nhiên qua các phần mềm sẽ giúp KTV tiết kiệm thời gian cũng như giảm bớt các sai sót trong quá trình chọn mẫu; đồng thời hiện đại hoá công tác kiểm toán, việc tính toán của KTV cũng chính xác hơn, tiết kiệm thời gian và giảm khối lượng công việc.

3.2.3. Giai đoạn kết thúc kiểm toán

* về việc soát xét lại tài liệu kiểm toán:

- Đây là công đoạn vô cùng quan trọng, được xem như là khâu cuối cùng giúp trưởng nhóm kiểm toán nhìn nhận tại toàn bộ quá trình kiểm toán, xem xét lại quy trình và nhận định lại mức độ hiệu quả của cuộc kiểm toán. Hiện nay công việc soát xét này thường do trưởng nhóm kiểm toán thực hiện, vì vậy trong mùa bận không thể tránh khỏi việc áp lực về mặt thời gan và quá tải khối lượng công việc. Tuy vậy, để đảm bảo hiệu quả kiểm toán đạt mức cao nhất, trưởng nhóm kiểm toán cần có tâm huyết với nghề, tuân thủ đúng những chuẩn mực kiểm toán, không vì áp lực lớn mà bỏ qua việc soát xét lại

3.3.1.2 Hiệp hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam

VACPA cần phát huy hơn nữa vai trò của mình trong việc kiểm tra chất lượng

kiểm toán, chất lượng KTV, cũng như thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ, cập nhật kiến thức cho các KTV, trợ lý KTV, hoàn thiện hơn nữa khung chương trình kiểm toán để nâng cao hiệu quả kiểm toán. Đồng thời tập hợp các phản hồi từ phía các công ty kiểm toán để đưa ra những kiến nghị, tư vấn cho Bộ Tài Chính để có những thay đổi kịp thời sao cho phù hợp với điều kiện thực tiễn. Bên cạnh đó Hiệp hội cũng cần tổ chức nhiều hơn nữa các cuộc thi cấp chứng chỉ hành nghề KTV.

Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng

tài kiệu kiểm toán phần hành CPHĐ nói riêng và các phần hành khác nói chung. Đây chính là khó khăn điển hình của ngành nghề kiểm toán mà các KTV phải nỗ lực vượt qua.

- Mặt khác, AISC nên tranh thủ ngoài mùa kiểm toán để thực hiện thêm những buổi đào tạo nâng cao khả năng chuyên môn, những buổi trò chuyện để tiếp lửa nhiệt huyết với công việc. Từ đó gia tăng thêm những KTV có đủ khả năng đảm nhiệm công việc trưởng nhóm kiểm toán, giảm bớt tình trạng chồng chéo công việc từ cuộc kiểm toán này sang cuộc kiểm toán khác.

3.3. KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ DỊCH VỤ TIN HỌC TP.HCM CHI NHÁNH HÀ NỘI

3.3.1. về phía các cơ quan Nhà nước, Bộ Tài chính, Hội KTV hành nghề

3.3.1.1. Các cơ quan Nhà nước, Bộ Tài chính

Những năm gần đây mặc dù Chính phủ và cơ quan Nhà nước đã ban hành và đang từng bước hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý cho công tác kiểm toán nói chung và kiểm toán CPHĐ nói riêng, xong vẫn chưa thực sự đầy đủ, thiếu sự thống nhất và thay đổi quá thường xuyên gây khó khăn cho các KTV cũng như công ty kiểm toán

Vì vậy các cơ quan Nhà nước, Bộ tài chính cần tích cực phối hợp chỉ đạo với các cơ quan ban ngành để xây dựng và ban hành các văn bản pháp lý có tính hiệu lực nhằm hoàn thiện và thống nhất khung pháp lý cho hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam. Đồng thời tiến hành sửa đổi, bổ sung các văn bản luật không còn phù hợp với tình hình thực tế. Hơn thế nữa, trong thời kì hội nhập quốc tế đa phương như hiện nay, các chuẩn mực phải đưa ra phải được tham khảo chuẩn mực kiểm toán quốc tê, không gây quá nhiều khác biệt nhưng vẫn đảm bảo phù hợp với môi trường kiểm toán của Việt Nam.

SV: Nguyễn Thị Thanh Tâm 62 Lớp:K19CLCKTA

2.3.1. về phía khách hàng được kiểm toán

Để đảm bảo chất lượng cuộc kiểm toán, ở giai đoạn lập kế hoạch, đánh giá rủi ro kiểm soát, khách hàng cần hợp tác với đội ngũ KTV, cung cấp đầy đủ hồ sơ tài liệu và giải trình khịp thời những thông tin cần thiết. Tạo điều kiện tốt nhất giúp KTV thực hiện đánh giá rủi ro kiểm toán và đảm bảo chất lượng kiểm toán.

Hệ thống KSNB có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình hoạt động của DN. Tuy nhiên, ở hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam hệ thống KSNB còn chưa thực sự được đầu tư và còn có những hạn chế nhất định. Vì thế, các DN cần hiểu rõ được vai trò của hệ thống KSNB, từ đó thiết kế và xây dựng hệ thống KSNB quả hơn, góp phần hạn chế những rủi ro và gian lận, đồng thời nâng cao chất lượng quản lý DN.

2.3.2. về phía Công ty AISC chi nhánh Hà Nội

Thời đại công nghệ 4.0 hiện nay chứng kiến sự cạnh tranh ngày càng lớn giữa các công ty kiểm toán trong nước và quốc tế. Vì thế việc nâng cao chất lượng kiểm toán là yếu tố sống còn đối với các công ty kiểm toán nói chung và AISC nói riêng. Để thực hiện được mục tiêu này, AISC cần có những mục tiêu, chiến lược rõ ràng, và có những bước đi cụ thể để tạo được vị thế riêng cho mình, nhằm duy trì KH cũ và gia tăng thêm nhiều khách hàng mới. Cụ thể:

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu 333 hoàn thiện công tác kiểm toán chi phí hoạt động trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán và dịch vụ tin học chi nhánh hà nội thực hiện,khoá luận tốt nghiệp (Trang 71)