3.3.1.1. Ban lãnh đạo Chi cục
- Hoàn thiện tốt công tác luân chuyển cán bộ, phân chia nhiệm vụ giữa các Đội: đảm bảo tính công bằng không chỉ trong quá trình thực thi pháp luật về thuế
mà còn trong việc quản lý nhân sự của lãnh đạo; nhiệm vụ giữa các đội phải phù
hợp với số lượng cán bộ trong Đội đó; những vấn đề khó khăn hơn thì cần phân
công cho những cán bộ có trình độ chuyên môn cao, thâm niên lâu năm để có phương hướng giải quyết nhanh hiệu quả nhất.Vì vậy ban lãnh đạo CCT quận Đống
Đa cần phải công khai, minh bạch trong công tác quản lý để các cán bộ có thể tin
tưởng và yên tâm thực thi nhiệm vụ, cống hiến hết mình cho Chi cục.
- Tạo điều kiện cho các cán bộ được trau dồi kiến thức chuyên môn: chủ động tổ chức những buổi trao đổi với cán bộ cấp cao từ Cục thuế và lấy ý kiến từ
- Thắt chặt mối liên kết giữa các Đội trong Chi cục: phân tích tầm quan trọng của kết quả thực hiện của Đội này đến tiền đề thực thi nhiệm vụ của Đội
khác; tổ
chức những buổi giao lưu trong Chi cục vào những ngày lễ, tết; trực tiếp làm cầu
nối để các Đội có thể trao đổi, góp ý với nhau thông qua các buổi họp.
- Chấn chỉnh nghiêm khắc những cán bộ có sai phạm: nếu cán bộ có sai phạm về chuyên môn thì có thể xử phạt hành chính trên mức độ răn đe làm gương
cho các
cán bộ khác; nếu cán bộ có sai phạm về mặt đạo đức (nhận hối lộ) thì xử phạt về
mặt pháp lý. Ban lãnh đạo cần phải ra quyết định kịp thời tránh để cho những nhân
tố không tốt ảnh hưởng đến quy trình vận hành của cả Chi cục, đến những
cán bộ
đang công tác tại quận và hơn nữa là mang lại danh tiếng không tốt cho Cơ quan
Nhà nước dẫn đến mất niềm tin của nhân dân vào Chi cục.
- Khen thưởng những cán bộ có thành tích tốt: Ban lãnh đạo có thể thực hiện khen thưởng theo nhiều cách: trao tặng bằng khen, trao tặng những món quà
về vật
chất bằng quỹ công đoàn của Chi cục, nếu có thành tích nổi trội đều trong
một giai
đoạn nhất định thì có thể trình Cục thuế để cán bộ đó được thăng chức. Ngoài ra,
Chi cục cần liên hệ với các phương tiện truyền thông để tuyên dương cán bộ có
thành tích xuất sắc, điều này có thể nâng tầm vị thế của Chi cục với các Chi cục
khác cũng như để các DN có thể yên tâm, tin tưởng hợp tác với những cán bộ có
trình độ chuyên môn cao.
- Nâng cao tinh thần trách nhiệm: đây là công tác vô cùng quan trọng trong quá trình quản lý thuế TNDN với vì nếu lơ là một chút là số thu thuế nộp về NSNN
sẽ bị tổn hại rất nhiều và ảnh hưởng trực tiếp đến chính sách điều tiết kinh tế của
Chính phủ.
- Thường xuyên đôn đốc NNT qua nhiều hình thức khác nhau: thư điện tử, gọi điện thoại, gửi thông báo về trụ sở NNT. Thực tế, một số DN khá hời hợt với việc
tuân thủ pháp luật về thuế nên sự nhắc nhở từ CQT sẽ giúp họ thực hiện nộp thuế
vào NSNN đúng ngày và đúng quy định; một số DN có ý định trốn thuế vì họ nghĩ
Chi cục sẽ không quản lý hết được các đối tượng trọng quận nhưng nếu có thông
báo từ Chi cục họ sẽ chấp hành theo đúng quy định vì họ nhận ra họ cũng là đối
tượng chịu sự quản lý của pháp luật thuế.
3.3.1.3. Đối với công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT
- Thiết lập một quy trình tuyên truyền hiệu quả: các cán bộ cần phân loại rõ ràng các đối tượng DN theo: hình thức hoạt động, số năm hoạt động để có thể phổ
biến luật thuế một cách tốt nhất. Thông thường các DN mới thành lập sẽ có ít vốn
hiểu biết về thuế hơn các DN đã thành lập nhiều năm, đã quen cách là việc
với CCT
nên các cán bộ nên chú ý và sát sao với những đối tượng này hơn. Những DN nào
có biểu hiện hời hợt hay có sự không trung thực trong quá trình kê khai quyết toán
- Lắng nghe nhu cầu mong muốn của NNT: Chi cục có thể tạo hòm thư góp ý ẩn danh ở tại trụ sở để có thể chia sẻ những khúc mắc cũng như ý kiến về
công tác
quản lý thuế TNDN để khắc phục sao cho phù hợp với thị hiếu của công chúng.
Hiện tại, Chi cục chưa có một diễn đàn trên mạng Internet để tương tác với
các DN
điều này khá lạc hậu bởi vì đa số các Chi cục lận cận khác đều sử dụng các
công cụ
này để trao đổi NNT. Vì vậy, Chi cục nên tạo một trang web riêng để lấy ý
kiến ẩn
danh từ những DN đang hoạt động trên địa bàn về công tác QLT và chỉ nên
xem xét
những ý kiến có tính góp ý, xây dựng và thẳng tay xử lý những ý kiến mang tính
xúc phạm.
3.3.1.4. Đối với công tác kê khai, kế toán thuế và tin học:
- Kê khai thuế: khuyến khích và giải đáp những khó khăn trong quá trình NNT sử dụng phần mềm Hỗ trợ kê khai; góp ý những bất cập của phần mềm cho Cục
thuế để có thể sửa đổi kịp thời và phù hợp với NNT.
- Kế toán thuế: nên quan sát tình hình thực tế để đưa ra những xu hướng đúng đắn về thực trạng kinh tế tại chi cục để đưa ra dự toán pháp lệnh sát với thực
tế nhất
có thể tránh tình trạng nhiều năm Chi cục liên tục không đạt dự toán, điều này cỏ
thể làm giảm đi vị trí sẵn có của Chi cục tại Tổng cục Thuế. Bên cạnh đó, các cán
bộ nên sát sao hơn với những trường hợp bị ấn định thuế, nên tính đúng, đủ
số thuế
cho các DN trong diện này để tránh gây tổn thất cho cả NNT và Nhà nước. - Tin học: xây dựng hệ thống thông tin đầy đủ, chính xác về các DN đang hoạt64
thực hiện chính sách thuế trung bình, doanh nghiệp thực hiện chính sách thuế yếu. Tùy theo mỗi cấp độ sẽ có những biện pháp đôn đốc khác nhau.
3.3.1.5. Công tác kiểm tra
- Thắt chặt công tác kiểm tra tại CQT: việc kiểm tra kê khai, quyết toán thuế là nhiệm vụ trọng yếu của CQT vì đây là bước đầu để phát hiện tính trung thực, mức
độ hiểu biết về pháp luật, mức độ thực hiện pháp luật của DN, từ đó có thể phân
loại họ vào những đối tượng khác nhau để triển khai những biện pháp tiếp
theo. Đề
thực hiện được điều này thì trình độ chuyên môn của các cán bộ là yếu tố cần thiết
đầu tiên sau đó việc xây dựng và hoàn thành một hệ thống kiểm tra hồ sơ chuyên
nghiệp, có thể nhờ sự can thiệp từ công nghệ để tiết kiệm thời gian.
- Nâng cao chất lượng các cuộc kiểm tra tại trụ sở DN: cần sắp xếp một kế hoạch cụ thể trước khi điều tra, các cán bộ có thể lấy thông tin chi tiết về
NNT trên
cổng thông tin của chi cục để nắm rõ đặc điểm ngành nghề, sai phạm trong quá
trình nộp thuế. Từ những dấu hiện trên thì tiến hành kiểm tra theo hướng mở rộng
thì sẽ tối đa được số thuế truy thu. Với một số trường hợp bất hợp tác thì
CQT sử
dụng biện pháp mềm mỏng để thuyết phục NNT, nếu vẫn không hợp tác thì
xin chỉ
thị từ Cục thuế để các cơ quan ban ngành có liên quan khác vào cuộc.
- Tăng số lượng cán bộ kiểm tra: với việc quản lý gần 16.000 DN và hộ kinh doanh nhưng chỉ có 71 cán bộ trong đó có 6 cán bộ cấp trưởng và cấp phó.
Với số
3.3.1.6. Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế
- Tăng cường thông báo đến NNT: đối với những trường hợp nợ thuế Chi cục nên có những văn bản thông báo thường xuyên đến DN để tránh chuyển sang nợ
khó đòi. Nếu để chuyển sang nợ khó đòi thì Chi cục có thể hợp tác với bên truyền
thông công khai danh tính DN tác động đến uy tín của DN đó thì họ sẽ nhanh chóng
hoàn thành nghĩa vụ thuế của mình.
- Mạnh tay xử lý những DN ở trong nhóm nợ khó đòi: cưỡng chế tài khoản ngân hàng, tước đi đăng ký kinh doanh.
- Đa dạng hóa các phương thức phân loại nợ: phân theo thời gian, phân theo tỉ lệ số đã nộp/tổng số phải nộp, phân theo lịch sử nộp thuế (đây là nợ lần đầu hay
nhiều lần nợ). Các hình thức phân loại nợ hợp lý sẽ giúp Chi cục quản lý nợ
tốt hơn,
giảm thiểu tình trạng nợ khó đòi.
- Đẩy mạnh công tác phân vùng nợ thuế: sau khi có kết quả phân loại nợ thì Chi cục sẽ phải phân vùng đối tượng có nợ khó đòi dài ngày để tập trung các
cán bộ
có chuyên môn cao xử lý. Đối với những khoản nợ có khả năng thu thì tiến
hành rà
soát để không thực hiện thu thiếu hay thừa nợ thuế.