Các nhân tố ảnh hưởng đến côngtác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp

Một phần của tài liệu 346 hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế quận đống đa – hà nội (Trang 25 - 32)

nghiệp

* Hệ thống chính sách thuế

Hệ thống chính sách thuế là nhân tố đầu tiên và quan trọng nhất trong công tác QLT thu nhập doanh nghiệp. Muốn thực hiện tốt thì trước hết nội dung của chính sách thuế phải nhất quán, chặt chẽ và dễ hiểu. Đây mới là những điều kiện bước đầu để có một hệ thống luật không có khe hở và mâu thuẫn tránh những trường hợp lợi dụng khe hở đó để trốn thuế. Vì vậy, các quy định về thuế TNDN được áp dụng thống nhất đối với mọi hành thành phần kinh tế, đảm bảo được sự động viên đóng góp bình đẳng và thực hiện công bằng xã hội, phải thực sự khuyến khích các thành phần kinh tế, các ngành nghề kinh doanh, các tổ chức và cá nhân bỏ vốn, lao động, đầu tư trang thiết bị và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cho sản xuất kinh doanh theo quỹ đạo của kế hoạch Nhà nước.

- Công tác kiểm tra, thanh tra của các cơ quan quản lý nhà nước: Xây dựng,

ban hành chế độ quy định về quản lý thanh tra, kiểm tra thuế đối với người

nộp thuế

trên cơ sở quản lý rủi ro; xây dựng cơ sở dữ liệu người nộp thuế, trên cơ sở

đó thực

hiên phân tích, đánh giá rủi ro, phân loại người nộp thuế tại tất cả các khâu

đăng ký

thuế, khai thuế, nộp thuế và hoàn thuế; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm luật

thuế.

- Quy trình QLT: Quy trình quản lý thu thuế quy định trình tự, thủ tục các

* Nhân tố về cơ quan thuế

Để đảm bảo công tác quản lý thu thuế đòi hỏi CQT phải có đội ngũ cán bộ công chức đảm bảo về số lượng và chất lượng. Hơn thế, đạo đức công vụ, văn hóa ứng xử của cán bộ công chức cũng ảnh hưởng đến công tác quản lý hành chính nhà nước cũng như quản lý hành chính về thuế. Bên cạnh đó, CQT cần được trang bị các ứng dụng tin học tốt nhất đảm bảo quá trình quản lý diễn ra thuận lợi.

- Công chức, viên chức thuế trong CQT: Đây là những người trực tiếp thi hành

công công vụ về thuế.Trình độ và kỹ năng cũng như khả năng phát triển của họ

trong tương lai, tập quán, phong thái và thái độ trong quá trình làm việc sẽ tác động

trực tiếp đến hiệu quả của công tác QLT.

- Các yếu tố văn hóa công sở: Đây là các giá trị, niềm tin của mọi người trong

CQT cùng chia sẻ để xác định lâu dài mục tiêu của CQT.

- Công tác tin học: Khối lượng công việc QLT là rất lớn, chi phí rất cao và

ảnh hưởng trực tiếp đến ngân sách Nhà nước. Phương pháp càng tiến bộ thì

kết quả

quản lý thu thuế càng cao. Do vậy, việc ứng dụng công nghệ tin học là một khả

năng tốt nhất có tác dụng mạnh trong việc đẩy mạnh cải cách thuế và phát huy

những tiến bộ của ngành thuế trong công tác quản lý và thu thuế hiện nay.

* Công tác phối hợp giữa cơ quan thuế với các cơ quan, tổ chức

Thuế là một trong những chính sách lớn của Đảng, Nhà nước. Là công cụ quan trọng để Nhà nước quản lý kinh tế, xã hội hay nói một cách khác thuế là một phạm trù kinh tế - chính trị tổng hợp, do đó thực hiện chính sách thuế không phải công việc đơn phương của ngành thuế. Cần có sự phối hợp với cácđoàn thể và cơ quan có liên quan để triển khai đồng bộ việc thi hành chính sách thuế vớicácchính sách khác và quản lý kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Cần phát huy chức năng của các tòa án hành chính kinh tếtrongviệc giải quyết tranh chấp giữa CQT và người nộp thuế đảm bảo tính khách quan trong việc thực hiện đầy đủ các quy định về thuế của nhà nước.

Từ năm 2004, công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế đã được ngành thuế xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành trong cải cách hệ thống thuế được tổ chức từ Trung ương đến địa phương theo ba cấp: Ban tuyên truyền tại Tổng Cục Thuế; Phòng tuyên truyền tại Cục thuế; Đội tuyên truyền tại Chi cục thuế.

Hiện nay, bộ phận tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế đã từng bước đáp ứng được yêu cầu QLT. Theo đó, ngành cũng dần xây dựng được đội ngũ công chức có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm và kỹ năng tuyên truyền, hỗ trợ và đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ đặt ra đối với công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế.

* Nhân tố về người nộp thuế

Người nộp thuế với các hành vi chấp hành pháp luật về thuế của họ là một yếu tố có vai trò đặc biệt đối với công tác quản lý của CQT. Bởi vì, việc tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế là đối tượng chính của công tác QLT. Đồng thời, mức độ, trình độ hiểu biết và chấp hành pháp luật về thuế của người nộp thuế ở mỗi quốc gia trong từng thời kỳ cũng là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến tính chất, quy mô, trình độ... cần phải có của công tác QLT.

Quản lý thuế TNDN cũng phụ thuộc rất lớn và tính đồng thuận, sẵn sàng tuân thủ nghĩa vụ thuế của các doanh nghiệp như thế nào. Khi doanh nghiệp có ý thức chấp hành luật thuế tốt, họ sẽ tự giác trong kê khai, nộp thuế và hành vi trốn thuế, gian lận thuế sẽ rất ít xảy ra.

1.2.4. Tầm quan trọng của việc hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập

doanh nghiệp

- Thuế đóng vai trò quan trọng hàng đầu của Nhà nước để thực hiện yêu cầu quản lý và điều tiết vĩ mô trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành

phần kinh tế, Công tác QLT tốt thì Nhà nước mới thực hiện tốt vai trò điều

tiết, đặc

biệt là quản lý thuế TNDN vì đây là sắc thuế chiếm tỷ trọng nguồn thu lớn nhất.

tế vì vậy CQT phải không ngừng hoàn thiện và đổi mới chính sách thuế sao cho phù hợp với hiện tại.

- Chính sách thuế càng có nhiều sơ hở thì càng có nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp trốn thuế, tránh thuế. Nếu CQT không quản lý chặt chẽ thì sẽ thất thu một nguồn ngân sách lớn của Nhà nước từ đó dẫn đến chính sách vận hành của Nhà nước không được thuận lợi và trôi chảy dễ dẫn đến tình trạng khủng hoảng và nhiều hệ lụy liên quan.

1.3. MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÓ VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

Quản lý thuế TNDN là một phần vô cùng quan trọng trong công tác QLT của CQT, đồng thời góp phần đảm bảo nguồn thu của Nhà nước . Do đó, đã có rất nhiều tổ chức và cá nhân quan tâm và dành nhiều thời gian nghiên cứu vấn đề này. Vì vậy, em xin phép trình bày một số công trình nghiên cứu nổi tiếng về quản lý thuế TNDN như sau:

Nguyễn Thị Hương Nguyên (2016 ), Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục Thuế huyện M’Đrắk”, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Đà Nằng. Với vấn đề nghiên cứu, tác giả đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận về quản lý thuế TNDN trong mô hình quản lý theo chức năng. Sau đó, ThS.Nguyễn Thị Hương Nguyên đã sử dụng phương pháp phân tích, thống kê, so sánh để chỉ ra sự tiến bộ trong trong công tác thu thuế tại chi cục M’Đrắk và đồng thời chỉ ra sự yếu kém trong công tác xử lý vi phạm vì chi cục chỉ dừng lại ở việc nhắc nhở chưa có biện pháp răn đe mạnh hơn đối với các đối tượng vi phạm pháp luật về thuế. Tiếp theo, phương pháp tổng hợp, phương pháp định tính, định lượng phương pháp điều tra khảo sát, phương pháp chuyên gia được sử dụng rất linh hoạt để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao khả năng quản lý thuế TNDN cho chi cục. Tuy nhiên, bài luận chưa vận dụng được nhiều cơ sở lý luận vào phần phân tích khiến cho bài không có tính liên kết.

Ngô Ngọc Vĩnh (2018), “Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế”, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Đà Nằng. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng công tác QLT đối với các doanh nghiệp kê khai và nộp thuế tại Chi cục thuế huyện Quảng Điền

trong những năm gần đây, tác giả đã đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác QLT. Với số liệu nghiên cứu thực tế từ năm 2015 đến năm 2017 , cùng việc sử dụng kết hợp phương pháp thu thập tài liệu và phương pháp phân tích, ThS.Ngô Ngọc Vĩnh. Công tác QLT tại chi cục Quảng Điền nhìn chung là thay đổi tích cực trong vòng hai năm đặc biệt là công tác xử lý vi phạm được chú trọng hơn cả nhưng công tác tuyên truyền lại bị xem nhẹ và tỷ trọng giảm liên tục trong thời gian nghiên cứu. Đây là tình trạng đáng báo động nhưng tác giả đã đưa ra rất nhiều biện pháp hợp lý để khắc phục điều trên.

Nguyễn Hồng Hà & Trang Thanh Ngân (2020), “Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại tỉnh Sóc Trăng”, Tạp chí Tài chính. Bằng phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp 329 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, thông qua phương pháp hồi quy đa biến, nghiên cứu này tìm ra được 08 yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý thuế TNDN trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng như: Tuổi của chủ doanh nghiệp, loại hình doanh nghiệp, giới tính của chủ doanh nghiệp, kết quả kinh doanh, tuân thủ thuế... Từ kết quả nghiên cứu nêu trên, nhóm tác giả đề xuất các hàm ý chính sách nâng cao hiệu quả quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng thời gian tới.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Với độ dài 14-15 trang, chương 1 đã trình bày được chi tiết các cơ sở lý thuyết tổng quát về luật thuế TNDN và quản lý thuế TNDN: khái niệm, nội dung, đặc điểm và tầm quan trọng. Đặc biệt nhấn mạnh vào quy trình QLT và các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến quy trình, từ đó có thể làm nổi bật vai trò của QLT trong công tác thu thuế, góp phần nâng cao hiệu quả thu thuế tránh thất thu NSNN; luôn đặt công bằng cho NNT lên hàng đầu; khuyến khích sự tự giác chấp hành luật thuế của NNT.

Chương 1 đóng vai trò vô cùng quan trọng vì đây là cơ sở lý luận để có thể đánh giá được công tác quản lý thuế TNDN tại CCT quận Đống Đa - Hà Nội.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN ĐỐNG ĐA - HÀ NỘI

2.1. GIỚI THIỆU VỀ CHI CỤC THUẾ QUẬN ĐỐNG ĐA

2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của quận Đống Đa

* Điều kiện tự nhiên

Quận Đống Đa được thành lập vào năm 1981, là một trong bốn quận trung tâm của thành phố Hà Nội. Theo tìm hiểu, quận Đống Đa bao gồm 21 phường,, hơn 430.050 người dân sinh sống - có thể nói đây là một trong số những quận có dân cư đông đúc nhất Hà Nội.

Quận Đống Đa là nơi tập trung của rất nhiều DN và đặc biệt là các trường đại học nổi tiếng như: Học Viện Ngân Hàng, Đại học Công Đoàn, Đại học Thủy Lợi, Đại học Y Hà Nội,... Bên cạnh đó, có rất nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh tọa lạc tại đây, điển hình là Văn Miếu Quốc Tử Giám - trường đại học đầu tiên của Việt Nam.

Về vị trí địa lý, quận Đống Đa nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng với địa hình tương đối bằng phẳng, phía đông có một vài gò nhỏ đặc biệt là gò Đống Đa - một di tích lịch sử nổi tiếng. Ở vị trí trung tâm của Hà Nội, quận tiếp giáp rất nhiều các quân khác như: phía bắc giáp quận Ba Đình, phía đông bắc giáp quận Hai Bà Trưng, phía nam giáp quận Thanh Xuân, phía tây giáp quận Cầu Giấy.

* Điều kiện kinh tế - xã hội

Trong những năm trở lại đây, quận Đống Đa luôn có tốc độ phát triển kinh bền vững, ổn định và luôn nằm trong các quận mũi nhọn của thành phố. Để duy trì được điều này, quận đã tích cực đổi mới cơ cấu tổ chức quản lý cho các doanh nghiệp theo chiều hướng hỗ trợ nhiều hơn vì có rất nhiều các tổ chức kinh tế, DN được thành lập và hoạt động trên địa bàn quận trong thời gian này, cụ thể tính đến năm 2020 là 30.401 DN. Số doanh nghiệp tăng không ngừng trong những năm gần đây là một dấu hiệu tích cực cho toàn quận, người dân có thêm nhiều cơ hội việc làm có thể cải tiến đời sống hơn, từ đó nâng cao trình độ dân trí. Hơn nữa, việc thu

ngân sách đã đạt hơn 10 tỷ vào năm 2018, cho thấy đây là thời kỳ khởi sắc của toàn

Một phần của tài liệu 346 hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế quận đống đa – hà nội (Trang 25 - 32)