Thực trạng côngtác kiểm tra nội bộ

Một phần của tài liệu 346 hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế quận đống đa – hà nội (Trang 62)

Công tác kiểm tra nội bộ tại CCT quận Đống Đa được xây dựng trên cơ sở phân tích các yếu tố rủi ro trong QLT, từ đó chú trọng vào kiểm tra thực hiện các quy trình QLT, văn hóa ứng xử và chấp hành kỷ cương của ngành Thuế, qua đó kịp

thời cảnh báo rủi ro, chấn chỉnh, rút kinh nghiệm trong thực hiện toàn diện các khâu QLT. Hiện tại, Chi cục đang thi hành hai hình thức kiểm tra nội bộ là kiểm tra có kế hoạch (sẽ thông báo trước cho các phòng ban về cuộc kiểm tra này) và kiểm tra đột xuất (không có thông báo trước) để có thể quản lý sát sao nhất quy trình thực thi pháp luật thuế của các cán bộ tại quận.

Bảng 2.15: Công tác kiểm tra nội bộ tại CCT Đống Đa 2018-2020

(Nguồn: CCT quận Đống Đa)

Năm 2018, số cuộc kiểm tra nội bộ chỉ dừng lại ở 13 cuộc (trong đó 8 cuộc theo kế hoạch và 5 cuộc đột xuất) - có thể thấy đây là giai đoạn đầu khi Chi cục mới triển khai công tác Kiểm tra nội bộ tại địa bàn nên về số lượng chưa được nhiều, cần có nhiều thời gian để thực thi có hiệu quả. Sau một năm, tổng số cuộc kiểm tra đã tăng lên 34 cuộc (8 cuộc kiểm tra kế hoạch và 26 cuộc kiểm tra đột xuất), chủ yếu là do sự tăng của kiểm tra đột xuất từ 5 lên 26 cuộc bởi vì những cuộc kiểm tra này sẽ thể hiện rõ nhất quá trình là việc hằng ngày cũng như cách tiếp nhận hồ sơ đến việc xử lý hồ sơ của các cán bộ thuế, từ đó có thể đưa ra các nhận xét, góp ý để tăng hiệu quả làm việc tại chi cục. Đến năm 2020, có 30 cuộc kiểm tra được tiến hành (4 cuộc kiểm tra kế hoạch và 26 cuộc kiểm tra đột xuất), tổng số cuộc kiểm tra đã giảm nhẹ so với 2019 bởi vì số cuộc kiểm tra kế hoạch đã giảm một nửa có thể thấy hiệu suất từ cuộc kiểm tra có kế hoạch đem lại không cao, không thể đáp ứng mục tiêu đặt ra của Chi cục nên đã bị lược bỏ đáng kể. Nhìn chung, trong giai đoạn ba năm kể từ năm 2018, quận Đống Đa luôn hoàn thành các cuộc kiểm tra nội bộ trong năm, không có cuộc kiểm tra dở dang điều này giúp Chi

cục có thể nghiêm túc sửa chữa những lỗ hổng trong quy trình quản lý thuế TNDN, ngày càng hoàn thiện bộ máy chính quyền hơn nữa.

2.4. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN ĐỐNG ĐA

2.4.1. Ket quả đạt được trong công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp

Nhìn chung, CCT quận Đống Đa đã cơ bản hoàn thành phần lớn kế hoạch được giao từ Cục thuế Hà Nội. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, quyết liệt kịp thời trong triển khai, thực hiện và giám sát của ban Lãnh đạo chi cục; gia tăng phối hợp của Chi cục với các ban ngành, Ủy ban nhân dân các phường; sự nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn, ổn định, phát triển sản xuất kinh doanh và thực hiện tốt nghĩa vụ thuế của NNT; đặc biệt là sự đoàn kết, nhất trí cao của đoàn thể CBCC trong việc triển khai quyết liệt các giải pháp nên công tác quản lý thuế TNDN trong giai đoạn 2018-2020 đã đạt nhiều thành tích đáng khen ngợi.

Ban lãnh đạo của Chi cục đã có rất nhiều cố gắng trong việc điều hành, chỉ đạo cho các CBCC: phân công nhiệm vụ rõ ràng, cải tiến công tác thu, thưởng phạt rõ ràng (gắn số thu với lương và tiền công tác phí, xử phạt rất nặng các trường hợp cán bộ thuế không nghiêm minh thi hành pháp luật thuế). Chính bản thân các cán bộ cũng không ngừng trau dồi kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ để có thể cống hiến cho đơn vị công tác tối đa nhất có thể, tỷ lệ sai phạm khi thi hành công vụ là rất thấp trong suốt ba năm qua kể từ 2018.

Từng Đội trong chi cục cũng có những nỗ lực, cống hiến nhất định cho Chi cục và luôn đặt nhiệm vụ của các cấp, các ban lãnh đạo lên hàng đầu, cụ thể là:

- Đội tuyên truyền và hỗ trợ NNT:

+ Thường xuyên liên lạc, trao đổi thông tin với NNT qua nhiều hình thức; + Tích cực hướng dẫn kê khai nộp thuế và kê khai doanh thu, chi phí cho các DN tại bộ phận một cửa;

+ Tuyên truyền, triển khai các văn bản quy phạm pháp luật về thuế TNDN và các chính sách thu thuế TNDN mới nhất đến NNT giúp NNt có ý thức hơn trong việc phối hợp với CQT;

+ Số lượng được hỗ trợ ngày càng tăng điều này có thể làm tăng tính tuân thủ và kê khai, nộp thuế đúng hạn của các DN;

+ Phản hồi đúng, đủ, kịp thời mọi vướng mắc cho NNT làm tăng sự tin tưởng của DN, tổ chức kinh tế vào CQT;

+ Luôn giữ liên lạc, cung cấp thông tin cho cơ quan truyền thông về công tác QLT, góp phần nâng cao hình ảnh và vị thế của ngành thuế Thủ đô.

- Đội kê khai, kế toán thuế và tin học:

+ Chuẩn hóa thông tin dữ liệu về NNT để thuận tiện cho việc rà soát, theo dõi biến động của các DN;

+ Hạch toán đúng, đủ, kịp thời về hồ sơ khai thuế giúp Ban lãnh đạo có thể điều hướng, chỉ đạo các Đội khác;

+ Quan tâm sát sao và luôn sẵn sàng hỗ trợ đến những DN mới thành lập; + Tích cực tham gia công cuộc hiện đại hóa ngành thuế, đưa phần mềm hỗ trợ vào công tác QLT; khuyến khích NNT sử dụng các phần mềm điện tử của Tổng cục Thuế ban hành.

- Đội kiểm tra thuế:

+ Trong giai đoạn nghiên cứu 2018-2020, chi cục luôn hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kiểm tra được giao;

+ Quá trình kiểm tra được cải thiện rõ rệt, số thuế truy thu tăng lên (trừ năm 2020 do ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 nên công tác kiểm tra tại trụ sở DN bị sụt giảm);

+ Thường xuyên kiểm tra các DN có nguy cơ cao trốn nợ thuế để đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời;

+ Hoàn thành mục tiêu kiểm tra nội bộ theo kế hoạch đề ra. - Đội quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế:

+ Thực hiện tốt chỉ thị của BTC: năm 2019 thực thi theo Chỉ thị số 04/CT- BTC ngày 15/10/2018, năm 2020 thi hành Chỉ thị số 03/CT-BTC ngày 19/03/2020;

+ Bám sát quy trình quản lý nợ theo quy định đã đề ra;

Các đội còn lại cũng có rất nhiều đóng góp đáng ghi nhận trong công tác QLT, đối với về công tác quản lý thuế TNDN thì chưa tách bạch được với công tác quản lý sắc thuế khác.

2.4.2. Những hạn chế tồn tại trong công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp và nguyên nhân

2.4.2.1. Những hạn chế tồn tại trong công tác quản lý thuế TNDN

Mặc dù số tổng số thu đóng góp NSNN vẫn tăng đều qua từng năm nhưng số thu thuế TNDN chưa năm nào đạt dự toán pháp lệnh và còn bị giảm đều trong ba năm qua từ năm 2018. Thực tế, công tác quản lý thuế TNDN tại CCT quận Đống Đa không được đánh giá cao bời vì: số nợ khó thu vẫn tăng qua các năm và chiếm tỉ trọng lớn trong tổng nợ phải thu, nợ chờ xử lý còn tồn đọng khá nhiều. Hiện nay, tình hình sản xuất kinh doanh trong năm trên địa bàn quận đã chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 dẫn đến tình trạng nộp thuế còn nhiều khó khăn, mặc dù đã triển khai áp dụng các chính sách hỗ trợ DN, lãi suất cho vay của Ngân hàng cũng liên tục giảm nhằm hạn chế tác động ảnh hưởng xấu của dịch bệnh nhưng tình hình cũng không mấy khả quan rất nhiều DN đã phải giải thể, số còn lại thì điêu đứng vì nguồn doanh thu không định nên việc thu hồi nợ đã khó nay còn khó hơn. Nhưng sự hạn chế trong công tác quản lý thuế TNDN tại Chi cục cũng là nguyên nhân dẫn đến việc tăng số nợ khó đòi, cụ thể: việc thực hiện thu thuế TNDN không đạt được dự toán pháp lệnh và luôn có những khoảng chênh khá lớn có thể do công tác ước tính dự toán không sát với thực tế hoặc quy trình thu thuế chưa thật sự đúng với yêu cầu của ban chỉ đạo.

Hơn nữa, sự phối hợp giữa CCT và ban ngành có liên quan (Quận ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân quận Đống Đa) còn chưa thực sự hiệu quả vì vậy dẫn đến quá trình tuyên truyền ở quận còn hạn chế không thể phổ biến luật thuế sâu, rộng đến NNT; việc tìm kiếm, khai thác thông tin của NNT khi họ có những dấu hiệu hoặc hành động trốn thuế còn khá khó khăn.

Ngoài ra, những điểm tiêu cực còn đến từ công tác thi hành nhiệm vụ từ các đội:

- Đội tuyên truyền và hỗ trợ NNT:

+ Theo chỉ thị của Tổng cục thuế thì các CQT nên đa dạng hóa những hình thức tiếp cận và hỗ trợ NNT nhưng công tác tuyên truyền và hỗ trợ tại CCT Đống Đa vẫn chưa tận dụng hết những phương pháp sẵn có (chỉ tuyền với 3 cách trong khi có 7 hình thức sử dụng);

+ Chưa sử dụng linh hoạt các phương pháp hỗ trợ đang sử dụng: việc hỗ trợ bằng văn bản còn hạn chế, chưa tận dụng nhiều;

+ Số lớp tập huấn không nhiều, chưa đáp ứng đủ nguyện vọng của NNT và việc tuyên truyền cho lớp tập huấn còn ít dẫn đến tình trạng nhiều DN không nhận được thông báo và không tham gia;

- Đội kê khai, kế toán thuế và tin học

+ Công tác công nghệ hóa của CCT đang gặp nhiều vấn đề: số tờ khai điện tử giảm đều qua các năm do công tác truyền đạt phương pháp sử dụng tờ khai mới này đến NNT không đạt hiệu quả làm cho NNT không thực sự hiểu và thực hiện được các thao tác dẫn đến là sai tờ khai thuế cho nên họ không muốn sử dung các phần mềm hỗ trợ nữa;

+ Công tác đôn đốc, nhắc nhở NNT nộp tờ khai quyết toán đúng hạn bị suy giảm qua các năm vì tỉ lệ hồ sơ đã nộp/phải nộp thấp đi đều trong giai đoan 2018- 2020;

+ Mô hình quản lý thông tin của NNT còn nặng nề, thiếu linh hoạt và chưa hoàn toàn công nghệ hóa.

- Đội kiểm tra thuế:

+ Tuy số cuộc kiểm tra tại trụ sở DN vẫn vượt kế hoạch được giao nhưng số thuế truy thu lại giảm, quy trình kiểm tra đang quá chú trọng về số lượng mà chưa cải tiến, nâng cao chất lượng qua từng cuộc kiểm tra;

+ Sau khi kiểm tra chưa có kế hoạch cụ thể để xử lý những vi phạm về thuế của các DN đa số còn là những biện pháp chung chung,áp dụng đại trà.

+ Sự phối hợp giữa cán bộ thuế và NNT trong quá trình kiểm tra là chưa cao, có thể do quá trình truyền đạt xảy ra vấn đề nhưng cũng có một số DN cố tình tìm mọi cách để trốn thuế;

+ Quá trình kiểm tra nội bộ chưa nghiêm chỉnh, còn nhiều bất cập xảy ra: Chi cục vẫn còn chú trọng nhiều về số lượng mà chưa đưa ra được những phương hướng giải quyết hiệu quả vấn đề dẫn đến tình trạng QLT tại đây vẫn không có những tiến triển tích cực.

- Đội quản lý và cưỡng chế nợ thuế

+ Số nợ thuế khó đòi ngày càng tăng do sự áp dụng chưa linh hoạt những quy định, thông tư, hướng dẫn về quản lý nợ thuế của các cán bộ;

+ Chưa có quy trình xử lý nợ rõ ràng làm cho các cán bộ thuế rất khó khăn, lúng túng khi thực thi pháp luật về thuế;

+ Phân loại nợ thuế chưa rõ ràng, chỉ coi trọng tính chất tồn đọng nợ theo ngày chưa tính đến tỷ lệ nợ thuế/tổng thuế phát sinh.

Ngoài ra, sự liên kết giữa các Đội thuế còn khá yếu. CCT có hoạt động hiệu quả được hay không là do sự tương tác, hỗ trợ lẫn nhau giữa các Đội vì kết quả của Đội này liên quan trực tiếp đến việc thực thi nhiệm vụ của Đội khác. Nhưng tại quận Đống Đa sự liên kết giữa các đội thuế khá rời rạc, không thực sự liên quan.

2.4.2.2. Nguyên nhân

Công tác quản lý thuế TNDN tại CCT quận Đống Đa còn chưa hoàn chỉnh là phát sinh từ rất nhiều nguyên nhân như: pháp luật thuế; người nộp thuế mà không chỉ xuất phát từ nội tại CCT.

- về pháp luật thuế: Pháp luật thuế luôn đóng vai trò là kim chỉ nam cho mọi

hoạt động của Chi cục vì vậy tác động của chính sách đến công tác QLT rất lớn.

Công tác quản lý thuế TNDN còn yếu kém cùng một phần do những chính sách

+ Hệ thống chính sách còn chưa được sâu sắc, liên tục phải sửa đổi bổ sung điều này gây bất cập không nhỏ cho các CBCC thuế - họ phải bỏ một lượng lớn thời gian để tiếp thu những kiến thức mới, điều này làm cho họ không thể tập trung vào công việc đang làm. Chưa kể khi bắt đầu tiếp xúc với điều mới thì việc thực thi luôn là vô cùng khó khăn đôi khi còn xảy ra sai phạm không đáng có;

+ Nhiều văn bản quy phạm pháp luật sử dụng từ ngữ khá khó hiểu gây nên sự hiểu sai và thực hiện sai các quy định của luật của NNT;

+ Mặc dù đã sửa đổi nhiều lần nhưng với nền kinh tế phát triển không ngừng sẽ phát sinh nhiều khoản doanh thu, chi phí chưa được đưa vào trong các điều luật - điều này sẽ tạo khe hở trong hành lang pháp lý từ đó một số DN sẽ lách luật để trốn thuế, tránh thuế.

+ Cách tính chi phí để tính thuế TNDN khác với cách tính chi phí trong hạch toán kế toán vì vậy dễ gây nên sự nhầm lẫn trong tờ khai quyết toán thuế hàng kỳ của DN dẫn đến số thuế phải nộp sẽ bị sai.

- về CCT quận Đống Đa

+ Sự phân công nhiệm vụ giữa các Đội và trong từng Đội đôi khi chưa có sự công bằng, rõ ràng dẫn đến việc thực thi pháp luật không hiệu quả;

+ Các buổi tập huấn, bồi dưỡng kĩ năng cho các công chức thuế tại Chi cục chưa đem lại hiệu quả như mong đợi dẫn đến các cán bộ tuy có trình độ học vấn cao nhưng trình độ chuyên môn thì còn hạn chế;

+ Trong những cuộc kiểm tra nội bộ những cán bộ còn kiêng dè nhau chưa nói rõ, nói thẳng những khuyết điểm cần sửa chữa trong quy trình QLT để có thể hoàn thiện nâng cao bộ máy tại chi cục;

+ Một số ít cán bộ còn chưa thực sự nghiêm chỉnh trong quá trình thực thi pháp luật về thuế tạo nên rào cản lớn giữa NNT và CQT.

- Vấn đề bên trong các DN:

+ Kế toán có trình độ học vấn và chuyên môn không cao làm cho những báo cáo nộp cho Chi cục bị kê khai sai hoặc chậm ngày so với quy định;

+ Doanh nghiệp có ít kiến thức về pháp luật thuế dẫn đến những sai phạm rất cơ bản;

+ Việc nộp thuế TNDN ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của DN nên ai cũng muốn số thuế phải nộp là nhỏ nhất, vì vậy một số DN có sự tìm hiểu sâu về thuế thì thường tìm mọi cách để gian lận về thuế, trốn thuế hoặc tránh thuế;

+ Ý thức tự giác nộp tờ khai thuế cũng như tiền thuế của các DN là chưa cao, cần phải có sự đôn đốc sát sao của CCT thì mới thực hiện; bên cạnh đó còn có một số NNT chây lỳ không muốn nộp thuế để bị chuyển sang nhóm nợ khó thu;

+ Một số DN khai khống chi phí lên để được giảm tổng số thuế phải nộp, nếu không kiểm tra hồ sơ kĩ càng sẽ rất dễ gây ra tình trạng thất thu NSNN.

- về sự phối hợp giữa CBCC thuế và DN:

+ Khi CQT tổ chức các buổi tập huấn, hỗ trợ cho NNT thì các DN này không tham gia nhưng đến lúc nộp tờ khai quyết toán thuế hoặc tiền thuế thì lại không chịu hợp tác;

+ Khi các CBCC thuế đến trụ sở DN kiểm tra thì trốn tránh trách nhiệm và bất hợp tác trong việc giải trình những sai phạm về thuế;

+ Có những hành vi hối lộ cán bộ để che giấu những sai phạm.

- Vấn đề phối hợp giữa CCT và các cơ quan ban ngành có liên quan:

Một phần của tài liệu 346 hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế quận đống đa – hà nội (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w