Hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động phòng

Một phần của tài liệu 267 gian lận thương mại xuất nhập khẩu tại việt nam thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 51 - 62)

chống gian lận thương mại trong lĩnh vực xuất nhập khẩu tại việt Nam

2.3.2.1 Hạn chế

* Số vụ buôn lậu và GLTM vẫn còn nhiều và diễn biến phức tạp:

Mặc dù, trong những năm vừa qua số vụ buôn lậu và GLTM tại Việt Nam đang có chiều hướng giảm dần nhưng số vụ vẫn còn nhiều và diễn biến phức tạp. Theo Thống kê của Tổng cục Hải quan (2019), số vụ vi phạm là 196.700 (Bảng 2.3, trang 39) dù đã giảm so với cùng kì năm 2018 (giảm 16,16%) nhưng số vụ vẫn ở mức cao. Các vụ việc chủ yếu liên quan đến vận chuyển, buôn bán, tàng trữ các loại hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm; xâm phạm bản quyền đối với thương hiệu; vi phạm các quy định về giá, không niêm yết giá bán hàng hoá, niêm yết hàng hoá không đúng quy định.

Hàng hoá vi phạm cũng đa dạng hơn như: Hàng may mặc, rượu ngoại, thuốc lá ngoại, dược phẩm, mỹ phẩm, thiết bị máy móc chuyên dụng, nước giải khát...; nổi lên là các loại hàng cấm như ma tuý đá, pháo các loại, đồ chơi trẻ em kích động bạo lực. Hàng hoá chủ yếu bị chia nhỏ, xé lẻ, vận chuyển vào thời gian cao điểm hoặc là vào đêm khuya, sáng sớm nhằm trốn tránh sự kiểm tra của lực lượng chức năng. Việc hợp thức hoá hàng lậu bằng các hoá đơn bán hàng không đúng thực tế diễn ra thường xuyên. Các đối tượng thường sử dụng các hoá đơn bán hàng ghi đủ chủng loại, số lượng hàng hoá nhưng giá trị hàng hoá thường rất thấp so với giá trị thực tế; sử dụng hoá đơn khống, quay vòng hoá đơn cho nhiều lô hàng.

* Đối tượng và phương thức, thủ đoạn GLTM ngày càng đa dạng và tinh vi hơn:

- Về thành phần và đặc điểm của đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại: + Chủ đầu nậu: Là những tên cầm đầu, tổ chức, điều hành những đường dây buôn lậu lớn từ các thành phố lớn đến biên giới, từ đó toả về nội địa hoặc làm thủ tục xuất nhập khẩu tại các cảng biển lớn tại Hải Phòng, Đà Nằng, Quảng Ninh... Những đường dây buôn lậu của chúng thường có quy mô lớn, có sự phân công vai trò chặt chẽ, bố trí địa điểm tập kết, điểm trung chuyển hàng lậu. Các đầu nậu thường móc nối, mua chuộc số cán bộ có chức, có quyền đã biến chất trong lực lượng Hải quan, Biên phòng, Quản lý thị trường ... ví dụ như vụ buôn lậu điện thoại di động của Công ty Đông Nam, vụ buôn lậu lá thuốc lá của Công ty Thiên Lợi Hòa tại Lào Cai,....Ngoài ra, đầu nậu thường xuyên móc nối với một số đối tượng buôn lậu người Trung Quốc, Hồng Kông, Thái Lan, Campuchia,... để hình thành các

đường dây buôn lậu xuyên quốc gia. Chủ đầu nậu là những đối tượng hết sức nguy hiểm, có ảnh hưởng trực tiếp tới quy mô, tính chất hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại trên phạm vi toàn quốc.

+ Đối tượng là người thuộc các cơ quan, tổ chức: Những người này thường núp bóng các cơ quan, tổ chức dưới danh nghĩa liên doanh, liên kết, hợp tác khoa học, viện trợ nhân đạo... để buôn lậu.

+ Một số thủy thủ, thuyền viên các tàu viễn dương, các tiếp viên hàng không lợi dụng đặc thù công việc của mình để vận chuyển thuê hàng hóa, ngoại hối, vàng,.. cho các đối tượng buôn lậu.

+ Các đối tượng lợi dụng sơ sở trong chính sách điều hành xuất nhập khẩu, chính sách - quy trình thủ tục hải quan thông thoáng để buôn lậu, gian lận thương mại. Đây là những đối tượng có trình độ, am hiểu pháp luật, chính sách pháp luật, chính sách thuế để thực hiện các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại hết sức tinh vi.

+ Đối tượng là người nước ngoài, việt kiều đã lợi dụng chính sách mở cửa nền kinh tế nước ta để thực hiện buôn lậu thông qua việc thăm thân, du lịch, hợp tác đầu tư,... để buôn lậu. Hàng hóa phổ biến là những mặt hàng có giá trị kinh tế hoặc lợi nhuận cao như: ngoại tệ, ma tuý, cổ vật, đá quý...

+ Đối tượng là người lao động, người dân tộc, ngư dân, cư dân biên giới,... do điều kiện kinh tế khó khăn, nhận thức hạn chế, không có việc làm hoặc việc làm không ổn định,...nên đã bị đầu nậu lôi kéo thuê vận chuyển hàng hóa qua biên giới. Thành phần của nhóm đối tượng này đa dạng từ người già đến trẻ em và phụ nữ.

- Phương thức, thủ đoạn buôn lậu, gian lận thương mại:

+ Vận chuyển lén lút hàng hóa qua biên giới với những thủ đoạn tinh vi như chia nhỏ, vận chuyển hàng hóa qua biên giới, sau đó tập kết tại các điểm trung chuyển để đưa vào nội địa, điển hình là các hoạt động nhập lậu mặt hàng đường cát, thuốc lá,... tại khu vực biên giới Tây Nam hay xuất lậu xăng dầu qua biên giới để kiếm lời.

+ Lợi dụng tuyến biên giới đường bộ, tuyến biển địa hình phức tạp, kéo dài; các lực lượng chức năng chống buôn lậu như Hải quan, Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển mỏng nên bọn chúng hoạt động ngang nhiên, trắng trợn vận chuyển trái phép hàng hóa biên giới kiếm lời. Đây là phương thức buôn lậu phổ biến trên tuyến biên giới đường bộ hoặc vận chuyển trên biển từ Trung Quốc vào Việt Nam bằng các loại tàu nhỏ, xuồng, ghe.

+ Lợi dụng sơ hở, thông thoáng quy trình thủ tục hải quan, chính sách thương mại để buôn lậu, gian lận thương mại. Phương thức này diễn ra rất phổ biến như: Khai thấp trị giá, gian lận xuất xứ, khai báo sai tên, quy cách, phẩm chất hàng hóa,.. .nhằm gian lận trốn thuế.

2.3.2.2. Nguyên nhân của hạn chế:

* Nguyên nhân khách quan:

- Ve công tác kiểm tra nguồn gốc của hàng hoá sau thông quan, vẫn còn tồn tại một số trường hợp như: Quá trình thu thập thông tin còn hạn chế do nguồn dữ liệu trên hệ thống ngành Hải quan không có cập nhật ve C/O. Cụ thể, không có hướng dẫn chi tiết lô hàng nào được hưởng ưu đãi, không có cơ sở cho việc quét đối chiếu C/O. Để có thể phát hiện ra hành vi vi phạm về C/O, cơ quan chức năng không thể dựa vào việc tra cứu, rà soát trên hệ thống dữ liệu điện tử mà cần phải kiểm tra thực tế C/O. Đối với xuất xứ lô hàng rất khó để có thể kiểm tra thực tế mà đa phần là dựa vào việc kiểm tra hình thức và nội dung của C/O ( đối với hàng NK) để biết được là liệu rằng lô hàng hàng này có đạt đủ tiêu chuẩn để được hưởng ưu đãi của các Hiệp định thương mại đã được kí kết hay không.

- Bên cạnh đó, Luật Hải quan chưa có quy định cụ thể về nguyên tắc, mối quan hệ và vai trò, vị trí, tác động điều chỉnh đối với các hoạt động hải quan, các biện pháp thực hiện; trách nhiệm và giải trừ trách nhiệm trong áp dụng quản lý rủi ro, đây được coi là cơ sở pháp lý cho việc áp dụng quản lý rủi ro.

- Các chế độ chính sách quản lý kinh tế và hệ thống luật pháp của nước ta còn đang trong quá trình hoàn thiện do vậy còn nhiều sơ hở, hạn chế, thiếu đồng bộ tạo ra những kẽ hở cho các hoạt động buôn lậu và GLTM, thực trạng này được

chứng minh qua những vụ việc lách luật để gian lận trốn thuế ngày càng nhiều và phổ biến. Việc xây dựng, ban hành một số văn bản hướng dẫn về luật còn chậm chễ, không phù hợp với thực tế đôi khi còn trái ngược, mâu thuẫn với nhau. Thực tế nêu trên đã làm cho các cơ quan bảo vệ pháp luật nói chung, trong đó có ngành Hải quan trong một số lĩnh vực nghiệp vụ gặp nhiều khó khăn, lúng túng trong triển khai thực hiện, cụ thể:

+ Quy định của Luật Hải quan về địa bàn hoạt động hải quan đã làm hạn chế đối với công tác chống buôn lậu của ngành Hải quan, cụ thể là: Luật Hải quan quy định lực lượng Kiểm soát hải quan được áp dụng các biện pháp nghiệp vụ trinh sát, điều tra để thu thập thông tin trong ngành và ngoài ngành, trong nước và nước ngoài để phục vụ công tác phòng, chống buôn lậu; mặt khác cũng quy định về địa bàn hoạt động hải quan lại rất bó hẹp trong phạm vi khu vực làm thủ tục hải quan.

+ Hiện nay, Chính phủ ban hành nhiều Nghị định quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực Hải quan, trong lĩnh vực thương mại,... Tuy nhiên, những hành vi bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan, thương mại, sở hữu trí tuệ không xác định rõ hành vi nào là hành vi buôn lậu, hành vi nào là hành vi vận chuyển trái phép để làm căn cứ xác định một hành vi vi phạm pháp luật là tái phạm để xem xét đến khả năng xử lý hình sự.

+ Hành lang pháp lý phục vụ công tác trao đổi, chia sẻ thông tin nghiệp vụ giữa ngành Hải quan với các Bộ, Ngành chưa hoàn thiện. Chủ yếu thực hiện trao đổi thông tin theo từng yêu cầu của từng vụ việc cụ thể hoặc theo các quy chế thỏa thuận công tác riêng biệt, thực tế này dẫn đến kho thông tin, dữ liệu thống nhất phục vụ các hoạt động tác nghiệp còn thiếu, nghèo nàn.

- Theo như các cam kết quốc tế, Việt Nam sẽ thực hiện theo lộ trình giảm dần mức thuế suất đối với một vài loại thuế và dỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan dẫn đến lượng hàng hóa XNK, các hoạt động đầu tư, gia công, sản xuất xuất khau,...gia tăng mạnh mẽ. Song song với xu thế này các hoạt động GLTM hàng hoá XNK với những thủ đoạn mới tinh vi và xảo quyệt hơn mang tính quốc tế cũng đang xuất hiện tại Việt Nam.

- Hàng hóa sản xuất trong nước hiện nay còn đang hạn chế về chất lượng và năng suất chưa đủ sức cạnh tranh với hàng ngoại trên thị trường quốc tế; giá thành hàng hóa sản xuất trong nước cao hơn so với mặt bằng cùng loại do nước ngoài sản xuất. Khi hàng hóa nước ngoài tràn vào Việt Nam thì tình trạng thất nghiệp gia tăng và là hệ quả tất yếu có tác động ngược trở lại làm cho xu hướng buôn lậu, GLTM có chiều hướng gia tăng. Ngoài ra, một bộ phận hàng hóa sản xuất trong nước không được kiểm tra nghiêm ngặt về chất lượng, còn để lưu thông trên thị trường nhiều loại hàng hoá chất lượng kém, thậm chí hàng giả trong nội địa sản xuất cũng không ít, do đó càng làm cho công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại gặp nhiều khó khăn.

+ Mặt khác, trong điều kiện nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi nên một số ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh Nhà nước chi phối, độc quyền hoặc được Nhà nước bảo hộ, thực tế này dẫn đến tình trạng chây ỳ, tùy tiện trong kinh doanh, chưa kích thích sản xuất phát triển. Do vậy, khi có chênh lệch về giá cả giữa thị trường trong nước và nước ngoài thì hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới gia tăng. Chẳng hạn như thời gian vừa qua, có sự chênh lệch giá xăng dầu giữa Việt Nam và Campuchia thì hoạt động xuất lậu xăng dầu diễn ra phổ biến và ồ ạt, khi giá xăng dầu chênh lệch ít thì hoạt động xuất lậu xăng dầu lại giảm đi đáng kể.

- Chưa có địa điểm kiểm tra hàng hóa tập trung; các trang thiết bị phục vụ kiểm tra, kiểm soát công khai trong quá trình làm thủ tục Hải quan như hệ thống máy soi (hành lý, cơ thể), camera, trang thiết bị - công cụ hỗ trợ phục vụ kiểm tra thực tế hàng hóa,.. chưa đáp ứng yêu cầu.

- Phương tiện, thiết bị kỹ thuật chuyên dùng công cụ hỗ trợ cho công tác đấu

tranh chống buôn lậu vừa thiếu, vừa yếu. Phần lớn các tàu, thuyền, ca nô của ngành Hải quan tuy chưa “cao tuổi”, nhưng đã lạc hậu về kỹ thuật - khai thác ảnh hưởng khả năng hoạt động tuần tra kiểm soát công khai, dài ngày hoặc hoạt động trong điều kiện sóng, gió to, thời tiết khắc nghiệt.

- Kinh phí phục vụ hoạt động chống buôn lậu và gian lận thương mại mặc dù Nhà nước đã có quy định cụ thể (kể cả việc đảm bảo hoạt động nghiệp vụ thường

xuyên và chi thưởng theo vụ việc) nhưng trên thực tế công tác thanh quyết toán các khoản chi nghiệp vụ đặc thù còn gặp khó khăn trong việc hoàn thiện hồ sơ, chứng từ theo quy định.

- Do điều kiện địa lý đặc thù của các tuyến biên giới, đặc biệt là ở tuyến đường bộ và đường biển đa dạng, phức tạp nên công tác đấu tranh chống buôn lậu của các ngành chức năng nói chung và của ngành Hải quan nói riêng gặp rất nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, một số địa phương giáp biên các cấp chính quyền còn buông lỏng quản lý nên đã tạo điều kiện cho hoạt động buôn lậu phát triển, thậm chí còn làm ngơ trước các hiện tượng cả làng biên giới làm "cửu vạn" cho bọn buôn lậu vì quan niệm là "vì kế sinh nhai của bà con". Ngoài ra, nghiêm trọng hơn còn có một số địa phương vì lợi ích cục bộ đã đã ban hành một số văn bản trái thẩm quyền, trái quy định như: cho phép miễn thuế nhập khẩu; cấp phép cho hàng hoá xuất, nhập khẩu thương mại qua lối mở; cấp phép cho phương tiện thuộc đối tượng tạm nhập tái xuất trái thẩm quyền...đã tạo điều kiện cho các hoạt động buôn lậu, gian lận trốn thuế, điển hình điển hình là vụ buôn lậu lá thuốc lá của Công ty Thiên Lợi Hòa tại tỉnh Lào Cai thời gian vừa qua.

* Nguyên nhân chủ quan

- Một số đơn vị Hải quan địa phương chưa quan tâm chú trọng tới công tác phòng ngừa, mới chỉ tổ chức các hoạt động tuần tra, kiểm soát để phát hiện, ngăn chặn bắt giữ; chưa quan tâm xây dựng các phương án, kế hoạch và sử dụng các biện pháp nghiệp vụ để chủ động nắm tình hình tổ chức lực lượng đấu tranh có hiệu quả với hoạt động buôn lậu, GLTM. Vì vậy hoạt động buôn lậu, GLTM còn xảy ra nhiều, tính chất quy mô còn nghiêm trọng; chưa đánh trúng được nhiều các đường dây buôn lậu lớn, có tổ chức, hoạt động liên tỉnh, xuyên quốc gia.

- Bộ máy quản lý còn cồng kềnh, kém hiệu quả, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức còn hạn chế, cán bộ, công chức, chiến sỹ làm công tác đấu tranh chống buôn lậu, GLTM tại một số đơn vị chưa xác định rõ ràng nhiệm vụ, chức năng của mình, chưa kiên quyết ngăn chặn, bắt giữ, xử lý các hành vi buôn lậu, GLTM, thiếu rèn luyện phẩm chất, đạo đức dẫn đến thoái hóa, biến chất. Lợi

dụng chức vụ quyền hạn để tiếp tay cho các đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại.

- Trong một thời gian dài, một bộ phận cán bộ lãnh đạo các cấp, các Ngành (trong đó có ngành Hải quan) chưa nhận thức một cách đầy đủ về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại qua biên giới, chưa thấy hết được mức độ nghiêm trọng cũng như tác hại đối với nền kinh tế trong nước. Một số ý kiến lại cho rằng hiện tượng này tồn tại song song với cơ chế thị trường, với chính sách mở cửa về kinh tế nên không thể ngăn chặn triệt để.

- Từ sự nhận thức đó đã dẫn đến chưa coi trọng công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, chưa quyết liệt trong việc bố trí lực lượng, phương tiện, kinh phí cần thiết đẩy mạnh triển khai các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan như: Nắm tình hình; lưu trữ hồ sơ cá nhân, đối tượng buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới,...Hiện tượng đó, một phần do nhận thức hạn chế của cá nhân nhưng cũng một phần do tư tưởng cục bộ, địa phương.

Một phần của tài liệu 267 gian lận thương mại xuất nhập khẩu tại việt nam thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 51 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w