Về kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu 267 gian lận thương mại xuất nhập khẩu tại việt nam thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 69 - 71)

Các cơ quan Nhà nước cần phối kết hợp để đưa ra các cơ chế, chính sách khuyến khích từng hộ gia đình, từng doanh nghiệp, tổ chức phát triển hoạt động sản

xuất, kinh doanh và thúc đẩy việc cải cách nền kinh tế. Ngoài ra, việc tạo điều kiện thuận lợi cho các tập đoàn kinh tế, các Tổng công ty Nhà nước phát triển và trở thành đầu tàu giúp các DN tư nhân, quy mô nhỏ có những bước đi đúng đắn, nhờ đó có thể thấy được những sự thay đổi rõ rệt trong cơ cấu hoạt động của các DN này, tăng cả về quy mô và số lượng. Từ đó, nguồn thu cho ngân sách Nhà nước cũng được đảm bảo. Hơn thế, Nhà nước cần có những chính sách mới đầu tư nhiều hơn cho các ngành, nghề là thế mạnh của Việt Nam: nông sản, thuỷ sản, đồ thủ công mỹ nghệ,... và đẩy mạnh công tác quảng bá các sản phẩm này để tạo được dấu ấn riêng của hàng Việt trong khu vực cũng như trên thế giới. Qua đó, làm tăng sức cạnh tranh của hàng nội địa so với các mặt hàng ngoại nhập.

- Phát huy các chính sách ưu tiên tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội tại khu vực biên giới, hải đảo; vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Trên thực tế, đời sống và hoạt động kinh doanh của người dân thuộc các khu vực này vô cùng khó khăn, một bộ phận không nhỏ nhân dân đã chấp nhận trở thành cửu vạn tiếp tay, bao che cho các đối tượng xấu dù vô tình hay cố ý do mức thù lao nhận lại khá cao. Do đó để hạn chế thực trạng này, cần:

- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng suất lao động và chất lượng của hàng hoá để phát triển thương hiệu Việt Nam không chỉ ở nội địa mà ở cả thị trường quốc tế, tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao động.

- Tập trung công tác đầu tư và xây dựng cơ sở hạ tầng để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở từng địa phương đặc biệt là phát triển hệ thống điện, đường xá, trường trạm,. tại các khu vực miền núi, biên giới, hải đảo; tiếp tục quan tâm tới lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá thông tin để nâng cao đời sống tinh thần, dân trí của người dân ở khu vực biên giới, các địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

- Tập trung thực hiện công tác xoá đói, giảm nghèo: Xoá tan rào cản kẻ giàu - người nghèo trong xã hội. Tạo thêm nhiều cơ hội việc làm cho người lao động, đồng thời xây dựng các dự án, chương trình đào tạo nghề cho người dân địa phương để đảm bảo rằng mọi người dân đều có công văn việc làm, có quyền bình đẳng,...

hạn chế nguy cơ người lao động có xu hướng đổ toàn bộ về các thành thị, từ bỏ hoạt động sản xuất, nông nghiệp để tham gia vào đường dây buôn lậu với hy vọng sẽ có thu nhập cao, cải thiện đời sống.

Tập trung vào vấn đề công ăn việc làm là một trong số những chính sách cơ bản của hệ thống chính sách xã hội mang lại hiệu quả đáng kể trong công tác phòng ngừa tội phạm buôn lậu và GLTM, ổn định an ninh trật tự. Hiện nay, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động và người có việc làm nhưng không thường xuyên tại nước ta vẫn ở mức cao, hơn nữa phần lớn trong số này là lao động chưa qua đào tạo. Vậy nên, việc đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề, hướng nghiệp cho học sinh cần mở rộng trên phạm vi cả nước và là vấn đề trọng tâm. Chỉ khi vấn đề việc làm được giải quyết, người dân có thu nhập ổn định, đời sống nhân dân được nâng cao thì tỷ lệ tội phạm buôn lậu và GLTM cũng sẽ giảm đi đáng kể. Ngoài ra, cần có sự quan tâm sát sao, kịp thời của các cấp chính quyền để đa dạng hoá các phương thức sản xuất, ngành nghề kinh doanh để tạo ra nhiều việc làm cho người lao động.

Một phần của tài liệu 267 gian lận thương mại xuất nhập khẩu tại việt nam thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w