Nhiệm vụ và phương hướng

Một phần của tài liệu 267 gian lận thương mại xuất nhập khẩu tại việt nam thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 62 - 65)

Lực lượng chức năng tại các bộ, ngành, địa phương cần có nhận thức rõ ràng về mức độ nguy hiểm của hành vi buôn lậu, GLTM xuyên biên giới và hoạt động sản xuất hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng gây ảnh hưởng tiêu cực tới nền sản xuất nội địa, khả năng hội nhập của hàng Việt, an ninh xã hội và sức khoẻ

cộng đồng. Tập hợp sức mạnh đoàn kết toàn dân và phát huy để tạo được chuyển biến căn bản về trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, GLTM, đề xuất các giải pháp cụ thể, chi tiết, rõ ràng, phù hợp và thực hiện một cách mạnh tay, đúng người đúng tội để tạo sức răn đe cộng đồng, cần tập trung vào:

- Tiến hành quán triệt thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia và những quy định của pháp luật về công tác đấu tranh chống buôn lậu, GLTM; xác định nhiệm vụ chính trị hàng đầu và thường xuyên của toàn bộ các cơ quan chức năng từ Trung ương đến địa phương trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, GLTM và cần tập trung vào công tác đấu tranh trên cả ba lĩnh vực: Buôn lậu, GLTM và kiên quyết không để xuất hiện “ vùng cấm” trong công tác này.

- Tập trung tối đa vào việc phát hiện các đường dây, băng nhóm, các đối tượng cầm đầu, chủ mưu. Đồng thời, tập trung đẩy mạnh hoạt động rà soát, phát hiện và xử lý các hành vi buôn lậu, GLTM; song song với đó là giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, GLTM và hàng giả.

- Tăng cường và củng cố lực lượng trong công tác chống buôn lậu, GLTM và hàng giả đồng thời phân chia rõ ràng nhiệm vụ theo từng địa bàn, khu vực, ngành nghề và thực hiện nghiêm túc vai trò của người đứng đầu; theo dõi sát sao, xử lý mạnh tay, nghiêm khắc các công chức, viên chức có liên quan tới hành vi tiếp tay, bao che và cố ý thực hiện các hành vi tiêu cực khác đối với trọng trách được giao để đảm bảo nội bộ trong sạch, vững mạnh. Rà soát khẩn trương, bổ sung kịp thời hoặc ban hành các quy định liên quan đến việc luân chuyển công tác đối với các cán bộ, công chức, đặc biệt chú ý tới các vị trí nhạy cảm, dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng; hoàn thành dựa trên cơ sở thực hiện đúng, đủ nội dung chế độ trước 30 tháng 9 năm 2015.

- Khuyến khích sự hỗ trợ kinh phí từ phía các tổ chức xã hội, DN, nhân dân để thúc đẩy, tạo điều kiện cải thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, tạo động lực để khen thưởng cho các cán bộ thuộc cơ quan chức năng liên quan có thành tích tốt; tạo sự đồng thuận, nhất trí, đoàn kết giữa “quân và dân” để hoàn thành thắng lợi mục tiêu đấu tranh đẩy lùi tệ nạn buôn lậu, GLTM trong xã hội.

- Tập trung hoàn thiện hệ thống pháp luật, đồng thời đẩy mạnh tiến độ hoàn thiện bộ máy quản lý trong công tác phòng, chống buôn lậu, GLTM và hàng giả; khẩn trương tiến hành nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm liên quan lên các cơ quan có thẩm quyền để bắt kịp xu hướng thay đổi không ngừng của thời đại, xoá bỏ các các kẽ hở trong chế tài quản lý không để các đối tượng xấu lợi dụng để thực hiện hành vi phạm pháp.

- Đẩy mạnh quá trình quản lý trong công tác kiểm soát giá tính thuế, KTSTQ, hoàn thuế GTGT, kiểm tra sát sao các khu vực thường xuyên xảy ra hành vi buôn lậu, GLTM như: Khu vực cửa khẩu kinh tế, kho ngoại quan, cửa hàng miễn thuế,... các loại hình kinh doanh được các cơ quan Nhà nước ưu đãi như : Gia công, TNTX, có C/O form E, D,... Tập trung nâng cao công tác rà soát, kiểm tra về xuất xứ, tiêu chuẩn chất lượng của hàng hóa, quản lý nghiêm ngặt các loại hàng thuộc diện quản lý chuyên ngành về điều kiện sản xuất, hoạt động kinh doanh.

- Tăng cường công tác phổ cập pháp luật, tăng cường kiến thức chuyên môn các cán bộ các cấp, nhân dân đê nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, GLTM với nội dung ngắn gọn, dễ hiểu, hình thức đa dạng, rõ ràng, đủ sức lan tỏa sâu rộng đến từng cá nhân trong cộng đồng để họ thấy được toàn diện mức độ nguy hiểm của tệ nạn này; công khai minh bạch kết quả điều tra, xử lý đối với từng vụ việc cụ thể trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm tạo sức răn đe trong cộng đồng.

- Phối hợp có hiệu quả giữa các cơ quan quản lý Nhà nước, phân chia rõ ràng nhiệm vụ cụ thể của từng ban ngành tương ứng với từng khu vực từ trung ương đến địa phương; tạo lập các hệ thống, cơ chế chia sẻ nguồn thông tin xuyên suốt giữa các cơ quan chức năng để họ có thể nắm rõ về địa bàn, đối tượng, phương thức, thủ đoạn buôn lậu, GLTM và sản xuất, kinh doanh hàng giả.

- Cải thiện môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các ngành nghề, tăng cường vào hoạt động đầu tư, tiến hành thực hiện đơn giản hoá thủ tục hành chính; cải tiến kĩ thuật để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và nước ngoài.

- Tập trung nghiên cứu các công trình khoa học, công nghệ để ứng dụng trong hoạt động sản xuất; tăng cường phối hợp trong công tác chống buôn lậu, GLTM và hàng giả trên phạm vi quốc tế, đặc biệt là các quốc gia trong phạm vi ASEAN. Phối kết hợp với các tập đoàn, thương hiệu lớn trên toàn cầu trong công cuộc đấu tranh đẩy lùi tệ nạn sản xuất hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.

Một phần của tài liệu 267 gian lận thương mại xuất nhập khẩu tại việt nam thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w