Các doanh nghiệp cần đưa ra các giải pháp chiến lược để nâng cao

Một phần của tài liệu 267 gian lận thương mại xuất nhập khẩu tại việt nam thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 77 - 83)

cơ quan chức năng để phòng chống buôn lậu, GLTM.

- Doanh nghiệp cần tích cực đầu tư nâng cao hiểu biết về pháp luật , chính sách và chủ chương của Đảng, Nhà nước để hiểu rõ mức độ nghiêm trọng của hành vi GLTM từ đó chấp hành nghiêm túc các quy định đã ban hành, thể hiện trách nhiệm các nghĩa vụ với nhà nước.

- Các DN cần hiểu rõ được mức độ nguy hiểm của các hành vi buôn lậu và GLTM và thấy được hình thức xử phạt nghiêm minh đối với các trường hợp này. Đồng thời, cần thực hiện tốt các quy định của pháp luật để đươc hưởng các ưu đãi từ Nhà nước đối với các DN chấp hành tốt. Chủ động tham gia phối hợp với những cơ quan chức năng để tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh. Không tiếp tay, bao che cho các hành vi GLTM gây ảnh hưởng đến nền kinh tế nước nhà. Đồng thời, khi phát hiện có các trường hợp cố tình vi phạm pháp luật cần báo ngay cho các cơ quan có thẩm quyền để xử lí kịp thời. Từ thực tiễn quản lý cũng như kinh nghiệm trong quá trình hợp tác với cộng đồng doanh nghiệp cho thấy, không phải các cơ quan quản lý Nhà nước mà chính là các doanh nghiệp mới có đầy đủ thông tin nhất về tình hình hoạt động của các doanh nghiệp khác có cùng lĩnh vực kinh doanh, ngành hàng kinh doanh nói chung và mức độ chấp hành pháp luật Hải quan, pháp luật thuế nói riêng. Vì vậy việc cộng tác với cơ quan chức năng là bảo vệ quyền lợi chính đáng của chính doanh nghiệp mình, góp phần xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh.

3.3.3.3 Các doanh nghiệp cần đưa ra các giải pháp chiến lược để nângcao cao

khả năng cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường quốc tế

- Với tình hình thị trường phát triển ngày càng lớn mạnh, việc quản lý của các cơ quan chức năng cũng gặp không ít khó khăn. Nổi cộm trong năm 2017 là nhiều vụ việc liên quan đến gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái tại thị trường nước ngoài như: lụa Khai Silk, mỹ phẩm T’S Group, mỹ phẩm Phi Thanh Vân, ...

- Để nâng cao khả năng cạnh tranh và tạo ra một một môi trường kinh doanh lành mạnh thì các doanh nghiệp Việt Nam cần nâng cao trình độ kỹ thuật, cải tiến tổ chức quản lý, nâng cao chất lượng đội ngũ người lao động để tăng năng suất, hạ giá thành và nâng cao chất lượng hàng hoá góp phần cạnh tranh với hàng hóa ngoại nhập lậu hoặc giá rẻ do gian lận, trốn thuế.

- Ngoài ra, doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược đa dạng hóa sản phẩm và đa phương hóa thị trường xuất khẩu thay vì chỉ tập trung vào một số thị trường trọng điểm để phân tán rủi ro, tránh tập trung xuất khẩu với khối lượng lớn vào một thị trường vì điều này có thể tạo ra cơ sở cho các nước khởi kiện hay áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại trong trường hợp xuất khẩu từ Việt Nam gia tăng đột biến.

Tóm tắt chương 3

Với tình hình diễn biến ngày càng phức tạp và những hậu quả khôn lường của GLTM xuất nhập khẩu hiện nay, việc tìm ra những giải pháp hữu hiệu để ngăn ngừa các hành vi trái pháp luật là rất thiết thực và là vấn đề trọng yếu đối với việc xây dựng và phát triển đất nước. Chính phủ với cương vị là người chỉ đường dẫn lối đã đưa ra các mục tiêu, nhiệm vụ phương hướng cho các bộ, ban ngành nói chung cũng như các DN Việt Nam nói riêng đối với công tác đấu tranh chống GLTM nhằm đem lại những kết quả tốt nhất.

Đồng thời, tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị với các cơ quan Nhà nước và các DN Việt Nam trong việc đấu tranh chống buôn lậu, GLTM. Trước hết là cần nghiên cứu các giải pháp nhằm hoàn thiện các văn bản quy định, tạo điều kiện phát triển cho các thành phần kinh tế trong xã hội; đồng thời kết hợp chặt chẽ với Hải quan các nước nhằm chia sẻ thông tin, học hỏi kinh nghiệm. Thêm vào đó, cần phải tích cực tuyên truyền, giáo giục các cán bộ công chức và nhân dân về phòng, chống GLTM.

KẾT LUẬN

Buôn lậu, gian lận thương mại là một hiện tượng kinh tế - xã hội, tồn tại ở tất cả các nền kinh tế với trình độ phát triển khác nhau trên thế giới, trong đó có nước ta. Hiện nay, nước ta đang trong quá trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, nhất là từ khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) thì tình hình buôn lậu, GLTM đặc biệt là GLTM xuất nhập khẩu ngày càng gia tăng về quy mô với nhiều phương thức, thủ đoạn phức tạp, tinh vi và có xu hướng lợi dụng những sơ hở, bất cập của hệ thống pháp luật, chính sách thương mại và những tồn tại, yếu kém chưa theo kịp với tiến trình cải cách của các cơ quan quản lý Nhà nước. Bên cạnh đó, quá trình toàn cầu hóa về kinh tế cũng làm quy mô của các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại cũng mở rộng, có tính tổ chức cao hơn với phạm vi quốc tế như rửa tiền, vi phạm sở hữu trí tuệ, hàng giả,,... Ngoài ra sự xuất hiện các hình thức bảo hộ mới như hàng rào kỹ thuật, vấn đề môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm,... cũng đã làm xuất hiện các hình thức gian lận mới, tinh vi hơn. Vì vậy công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại ngày càng trở nên cấp bách hơn đối với mỗi quốc gia. Ngoài chủ trương, cách thức, biện pháp để thực hiện có hiệu quả trong phạm vi mỗi quốc gia thì xu hướng hợp tác quốc tế để phối hợp đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại cũng trở nên phổ biến và đa dạng hơn với các hình thức song phương và đa phương.

Với những kiến thức đã được học trên ghế nhà trường cùng sự giúp đỡ của các thầy giáo, cô giáo, em đã thực hiện khóa luận của mình với đề tài: “Gian lận thương mại xuất nhập khẩu tại các doanh nghiệp Việt Nam. Thực trạng và giải pháp” với mong muốn có thể góp một phần nhỏ vào lý luận của cuộc đấu tranh chống GLTM hiện nay, đưa ra một vài giải pháp và kiến nghị nhằm giải quyết những hạn chế và tồn tại trong việc phòng, chống GLTM.

Do kiến thức và năng lực còn hạn chế, nên không thể tránh khỏi những thiếu sót và được toàn diện như mong muốn. Kính mong các thầy cô đóng góp ý kiến để luận văn được hoàn thiện tốt hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Sách:

1. Học viện Ngân hàng (2017), giáo trình Chính sách và nghiệp vụ Hải quan

2. GS.TS. Nguyễn Xuân Yên; PGS.TS. Nguyễn Hòa Bình (2004), Tội phạm kinh tế thời mở cửa, NXB Công an nhân dân (lưu hành nội bộ)

Tạp chí, báo:

4. Nghi Lộc, Tăng cường phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, Tạp chí Thương mại, Số 25, Hà Nội, 2010

5. Nguyễn Xuân Phúc, Đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại ở nước ta

hiện nay, Tạp chí Cộng sản, Số 840, Hà Nội, 2012

6. Nguyễn Xuân Phúc, Tiến hành nhiều biện pháp đồng bộ để ngăn chặn và đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, Tạp chí Cộng sản, Số 860, Hà Nội, 2014

Luận văn:

7. Trần Thị Lý (2007), Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại trong kinh doanh xuất nhập khẩu ở Việt Nam, luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội 8. Nguyễn Văn Nghiên (2015), Pháp chế xã hội chủ nghĩa trong đấu tranh phòng, chống buôn lậu qua biên giới của lực lượng Hải quan Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ luật học, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội

9. Trần Lê Hương Ly (2017), Giải pháp tăng cường chống gian lận thương mại ở Hải quan Việt Nam, luận văn tốt nghiệp, Học viện Ngân hàng, Hà Nội

Văn bản luật:

10. Luật Hải quan 2014 11. Luật Thương mại 2005

12. Thông tư sô 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015: Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đôi với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu

13. Nghị định 45/2016/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 127/2013/NĐ-CP ngày 26/5/2016: Quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan

14. Quyết định 1059/QĐ-BCT ngày 28/3/2017: Phê duyệt đề án phòng, chông buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại các địa bàn, lĩnh vực trọng điểm đến năm 2020

15. Thông tư 93/2010/TT-BTC ngày 28/06/2010 hướng dẫn việc xác định các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài chính

16. Nghị định 08/NĐ-CP ngày 21/1/2015: Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục Hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát Hải quan

17. Nghị định 124/2015/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một sô điều của Nghị định sô 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Web:

18. Nhiều doanh nghiệp nhập lôp ô tô tìm cách trôn thuế (2014):

http://cand.com.vn/Kinh-te/Nhieu-doanh-nghiep-nhap-lop-o-to-tim-cach-tron-thue- 272241/

19. Khai gian sô lượng hàng hóa để giảm thuế (2018): https://baotintuc.vn/chong-

buon-lau-hang-gia/khai-gian-so-luong-hang-hoa-de-giam-thue-

20180307233035218.htm

20. Cục Hải quan TPHCM khởi tô vụ xuất khẩu gỗ gian lận thuế (2019): http://www.haiquan.hochiminhcity. gov.vn/

21. “Hậu kiểm” phát hiện trên 70% doanh nghiệp sai phạm qua giá (2016):

https://www.baohomnay.com/Phap-luat/Hau-kiem-phat-hien-tren-70-doanh-nghiep- sai-pham-qua-gia-627968.html

22. Thuê "người sắp mất" lập công ty, làm giả hồ sơ gia công để trốn thuế (2016):

http://fica.vn/doanh-nghiep/thue-nguoi-sap-mat-lap-cong-ty-lam-gia-ho-so- gia-

cong-de-tron-thue-3 4415.html

23. Tổng cục Thống kê: https://www.gso.gov.vn/Default.aspx? tabid=217

24. Hải quan Việt Nam: https://www.customs.gov.vn/default.aspx 25. Bộ Ngoại giao: http ://www.mofa.gov.vn/vi/

72

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

(Đánh giá năng lực chuyên môn, năng lực nghiên cứu của sinh viên trong quá trình làm CĐTN. Đánh giá nỗ lực và hiệu quả công việc, sự thường xuyên liên lạc của sinh viên với GVHD...)

Giảng viên hướng dẫn

Một phần của tài liệu 267 gian lận thương mại xuất nhập khẩu tại việt nam thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 77 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w