Phương pháp phân tích phương sai một nhân tố sẽ kiểm định xem liệu có sự khác biệt tồn tại trong các thành phần nghiên cứu với các yếu tố nhân khẩu học (độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp và thu nhập).
Các giả thuyết được đặt ra là: H0= μ1= μ2= μ3= ... = μkTrong đó, μi là trung bình của tổng thể thứ i được rút ra từ mẫu thứ i. Trước khi phân tích ANOVA, kiểm định về sự bằng nhau của phương sai bằng Levene Test được thực hiện đối với các biến nhân khẩu học và cho kết quả như sau:
Bảng 3.20: Ket quả kiểm định LEVENE
Tất cả các biến độc lập đều cho kết quả Sig. lớn hơn 0.05 nên ta có thể kết luận rằng: Theo độ tuổi, không có sự khác biệt về phương sai sự đánh giá của người mua hàng Theo thu nhập, không có sự khác biệt về phương sai sự đánh giá của người mua hàng Theo nghề nghiệp, không có sự khác biệt về phương sai sự đánh giá của người mua hàng Phân tích ANOVA được sử dụng và cho kết quả như sau:
.750 .523 biệt về hành vi mua hàng thời trang nhanh.
Thu Nhập
1.747 .177
Các nhóm người tiêu dùng có thu nhập khác nhau thì không có sự khác biệt về hành vi mua hàng thời trang nhanh.
Nghề nghiệp
2.238 .085
Các nhóm người tiêu dùng nghề nghiệp khác nhau thì không có sự khác biệt về hành vi mua hàng thời trang nhanh.
Ket quả phân tích ANOVA trong bảng 3.26 cho thấy: Giá trị F ứng với mức ý nghĩa lớn hơn 5% khẳng định không có sự khác nhau về hành vi mua sản phẩm thời trang nhanh giữa các nhóm người tiêu dùng khác nhau theo độ tuổi, nghề nghiệp và thu nhập.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3:
Chương 3 mô tả các đặc điểm của mẫu nghiên cứu, các bước tiến hành nghiên cứu. Kiểm định độ tin cậy của thang đo và loại bỏ thang đo, các thành phần không đủ tiêu chuẩn. Điều chỉnh mô hình nghiên cứu và thực hiện phân tích tương quan, hồi quy tuyến tuyến đê đo lường mức độ cấu thành nên hành vi mua sản phẩm thời trang nhanh. Tiếp đó, tiến hành phân tích phương sai một nhân tố để kiểm định sự khác biệt về hành vi mua sản phẩm thời trang nhanh theo độ tuổi, nghề nghiệp và công việc. Kết quả cho thấy không có sự khác biệt về hành vi của phụ nữ theo nhóm tuổi, nghề nghiệp và công việc khi lựa chọn sản phẩm thời trang nhanh.
CHƯƠNG 4. ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ
Chương 3 đã tiến hành phân tích kết quả thu được từ cuộc khảo sát và đánh giá mức độ tác động của từng thang đến tới hành vi mua sản phẩm thời trang nhanh của phụ nữ trẻ. Trên cơ sở đó, chương 4 sẽ đưa ra các đề xuất theo mức độ tác động của từng nhân tố từ đó góp phần định hướng chiến lược cho các hãng thời trang nhanh kinh doanh trên địa bàn các tỉnh phía bắc.