7. Phạm vi, thời gian khảo sát
1.3.1.3. Hệ thống ĐBCLBT
Sự ra đời của bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng GDDH và kế hoạch kiểm định chất lượng dựa trên các tiêu chuẩn nói trên tất yếu phải đi kèm một hệ thống tổ chức và cơ chế quản lý để đưa bộ tiêu chuẩn này trở thành hiện thực. Hiện nay, một hệ thống ĐBCL giáo dục ĐH tương đối hoàn chỉnh đang được hình thành tại Việt Nam, với cơ quan quản lý nhà nước đối với các hoạt động ĐBCL giáo dục cấp quốc gia là Cục Quản lý chất lượng của Bộ Giáo dục và Đào tạo, và các bộ phận ĐBCLBT đã và đang được thiết lập tại các trường.
Tram Nguyen (2012) đánh giá ĐBCLBT hay ĐBCL nội bộ là một khái niệm rất đa dạng vì mỗi trường ĐH có các giai đoạn phát triển IQA khác nhau [15]. Nhiều tác giả đã đưa ra các định nghĩa khác nhau về ĐBCLBT.
Martin và Stella (2007) cho rằng, ĐBCLBT đề cập đến các chính sách, cơ chế được thực hiện trong một tổ chức hoặc chương trình để đảm bảo rằng nó đang thực hiện các mục tiêu riêng nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn của GDĐH. Quan điểm này được hiểu rằng một CSGDĐH phải thực hiện các chính sách và cơ chế ĐBCL nhằm đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng đặt trong bối cảnh GDĐH [21].
ADDA (2010) cho rằng, ĐBCLBT là toàn bộ hệ thống, tài nguyên và thông tin dành cho việc thiết lập, duy trì và cải thiện chất lượng, tiêu chuẩn giảng dạy, học bổng, nghiên cứu và dịch vụ cộng đồng. Tương tự, González (2008) đã xem xét các hệ thống ĐBCLBT và cho rằng, đây là hệ thống cho phép các tổ chức GDĐH quản lý và kiểm soát các hoạt động cốt lõi liên quan đến chất lượng đào tạo của chính họ [8].
Theo Mạng lưới các trường ĐH Đông Nam Á (AUN) thì ĐBCLBT là “tổng thể các hệ thống, nguồn lực và thông tin dành cho việc thiết lập, duy trì và cải thiện
chất lượng và tiêu chuẩn của hoạt động giảng dạy, học tập, nghiên cứu và phục vụ cộng đồng. Đó là một hệ thống mà dưới sự tác động của nó, các nhà quản lý và nhân viên hài lòng với cơ chế kiểm soát đang hoạt động để duy trì và nâng cao chất lượng trong giáo dục ĐH” [5].
Tram Nguyen (2012) cho rằng, ĐBCLBT là hệ thống quản lý tổng thể được triển khai trong các trường ĐH nhằm thực hiện các mục tiêu, chính sách chất lượng để đảm bảo rằng, trường ĐH thực hiện đúng mục tiêu hoạt động và đáp ứng được các tiêu chuẩn xác lập bởi các yếu tố bên ngoài [15].
Một báo cáo nghiên cứu về ĐBCLBT của EUA được tiến hành bởi các chuyên gia Jussi Kivistö và Elias Pekkola năm 2019 đã chỉ ra rằng, ĐBCLBT đã trở thành một yếu tố không thể thiếu của bất kỳ một trường ĐH hiện đại nào. Bản thân các trường đã vượt ra ngoài những yêu cầu chung để thiết kế hệ thống ĐBCLBT theo nhu cầu của chính họ. Các tác giả đã lấy vấn đề người học làm trung tâm để phát triển quy trình, hệ thống ĐBCLBT, ngoài ra họ cho rằng, hợp tác giữa các chủ thể khác nhau trong trường ĐH cũng như giữa các trường ĐH trong khu vực là yếu tố quan trọng trong việc ĐBCLBT [16].
Hội nghị INQAAHE năm 1999 đã xem xét nhiều báo cáo đánh giá chất lượng đào tạo, kinh nghiệm từ các trường ĐH trong Hiệp hội, và chỉ ra rằng chu trình PDCA là chu trình cơ bản được áp dụng cho hệ thống ĐBCLBT. Hệ thống ĐBCLBT gồm các tiêu chí, công cụ giúp đánh giá, giám sát và cải tiến nội bộ, định kỳ cũng như giúp các nhà quản lý thay đổi thể chế [27].
Qua đó, có thể thấy các quan điểm nghiên cứu đều cho rằng hệ thống ĐBCLBT là tổng thể tài nguyên, nguồn lực nội bộ của một CSGDĐH từ con người, cơ sở vật chất đến các chính sách ĐBCL nội bộ, thực hiện nhiệm vụ quan trọng là ĐBCL cho CSGDĐH đó.