Quy trình sảnxuất mỳ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển sản xuất mỳ gạo trên địa bàn huyện định hóa tỉnh thái nguyên​ (Trang 26 - 27)

4. Ý nghĩa của đề tài

1.1.6. Quy trình sảnxuất mỳ

Quy trình sản xuất mỳ gạo trải qua các bước sau:

- Ngâm: Mục đích quá trình ngâm là giúp hạt gạo mềm dễ xay mịn. Trong khi ngâm, nước sẽ ngấm vào hạt gạo (hydrat hóa) làm mềm hạt gạo làm quá trình xay diễn ra thuận lợi hơn. Thời gian ngâm 6- 8 giờ ở nhiệt độ thường. Nếu thời ngâm qua ngắn gạo sẽ chưa nở tốt, nhưng nếu ngâm quá lâu sẽ làm gạo bị lên menchua.

Xay: Quá trình xay sẽ giải phóng các hạt tinh bột trong gạo, làm mịn và chuyển khối gạo thành khối đồng nhất. điều này sẽ giúp quá trình tráng được dễ dàng và bề mặt của bánh phở được mịn. Tỉ lệ nước:gạo trong lúc xay là 1:1.

Lọc hoặc bồng: Bột gạo thu được sau khi xay sẽ được đem để thu hồi tinh bột và loại bỏ tạp chất. Việc lọc còn giúp làm giảm lượng nước có trong dịch tinh bột tạo thuận lợi cho việc tráng bánh sau này. Do các hạt tinh bột thường có xu hướng kết tụ với nhau làm nghẹt và kéo dài thời gian lọc, nên trên thực tế sản xuất với số lượng lớn, người ta lắng và gạn tách nước thay vì lọc.

Khuấy: sau khi lọc, bột được pha với nước theo tỉ lệ nhất định. Việc pha thêm nước vào bột là một quá trình quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng mỳ gạo. Khi quá trình hồ hóa xảy ra, tinh bột sẽ hút nước để trương nở và hình thành cấu trúc mạng, nếu cho nước quá ít, tinh bột không đủ nước để trương nở sẽ làm bánh phở bị cứng, khi phơi khô các hạt tinh bột

mất nước không đều nhau sẽ làm bánh phở bị nứt, gãy. Nếu cho nước quá nhiều khi hồ hóa, các hạt tinh bột nở quá lớn, phá vở lớp màng sẽ làm bánh tráng bị bở, không dai, không thể cắt sợi.

Tráng: đây là quá trình hình thành cấu trúc màng của tinh bột gạo. Bột sau được hòa với nước ở tỉ lệ nhất định sẽ được tráng lên mặt vải. Mặt vải này đặt trên một nồi nước sôi để cung cấp nhiệt cho tinh bột hồ hóa. Sau đó đậy nấp trong khoảng 2 phút rồi dùng thanh tre mỏng lấy lớp bánh lên. Ở nhiệt độ 70 - 90oC các phân tử tinh bột sẽ trương nở, dàn phẳng ra, sắp xếp và tương tác trực tiếp với nhau bằng liên kết hydro hoặc gián tiếp qua phân tử nước hình thành nên cấu trúc màng. Ngoài ra các mạch tinh bột cũng có thể liên kết với protein có trong gạo và bột khoai mỳ giúp tăng cường độ bền chắc của cấu trúc màng. Lớp tráng khoảng 2mm nếu quá dày bánh tráng sẽ khó phơi khô và dễ đứt gãy do các lớp tinh bột giãn nở không đều. Tráng bánh quá mỏng sẽ không cho ra mỳ dai và giữ được cấu trúc hình dạng tốt khi bó mỳ.

Phơi bánh tráng: Quá trình làm khô sẽ làm ráo và cố định hình dáng bánh, giúp tạo sự thuận tiện cho quá trình cắt. Bánh tráng sẽ được phơitrên vĩ khoảng 3 giờ.

Cắt sợi: Các bánh mỳ được đem cắt thành sợi bằng máy cắt.

Phơi khô: Sợi mỳ sau khi cắt sẽ được phơi khô. Việc phơi khô nhằm sẽ giảm lượng nước trong bột, ức chế sự phát triển của vi sinh vật, giúp kéo dài thời gian bảo quản và kinh tế hơn trong quá trình vận chuyển.

Giai đoạn cuối cùng là bó mỳ, các sợi mỳ sau khi đã được cắt và phơi khô lần 2 sẽ được bó lại bằng dây lạt mềm. Kết thúc giai đoạn này sản phẩm sẽ được đóng gói để tiêu thụ. (http://mychubacgiang)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển sản xuất mỳ gạo trên địa bàn huyện định hóa tỉnh thái nguyên​ (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)