Bài học kinh nghiệm được rút ra cho sảnxuất mỳgạo trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển sản xuất mỳ gạo trên địa bàn huyện định hóa tỉnh thái nguyên​ (Trang 35)

4. Ý nghĩa của đề tài

1.4. Bài học kinh nghiệm được rút ra cho sảnxuất mỳgạo trên địa bàn

chính là khoảng trống đề tác giả nghiên cứu luận văn “Thực trạng và đề xuất giải pháp triển sản xuất mỳ gạo trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên”.

1.4. Bài học kinh nghiệm được rút ra cho sản xuất mỳ gạo trên địa bàn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên

Từ những bài học kinh nghiệm về sản xuất mỳ gạo tại các địa phương trên cả nước. Tác giả đã rút ra bài học kinh nghiệm về phát triển sản xuất mỳ gạo tại huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên như sau

Phát huy nghề truyền thống của địa phương có từ lâu đời. Các cấp chính quyền huyện Định Hóa cần tuyên truyền, vận động các hộ sản xuất mỳ gạo phát huy nghề truyền thống không để mai một theo cơ chế thị trường.

Quá trình sản xuất mỳ gạo tại huyện Định Hóa chủ yếu theo quy mô hộ, không có sự tập chung cao. Vì vậy cần tập trung sản xuất theo quy mô lớn hơn như tổ hợp tác, hợp tác xã để mở rộng quy mô theo hướng hàng hóa

Thị trường tiêu thụ chủ yếu tại địa phương huyện Định Hóa hoặc các khu vực lân cận huyện. Chưa mở rộng được quy mô tiêu thụ vì vậy cần phải làm thương hiệu sản phẩm để có thể phát triển được hơn nữa thương hiệu mỳ gạo Định Hóa.

Không nên sản xuất theo chiều rộng mà tập trung vào chiều sâu và đa dạng hóa sản phẩm với mỳ gói, mỳ ly, mỳ tô, mỳ không chiên, mỳ tươi,... để đa dạng hóa sản phẩm của địa phương.

Mở rộng khâu tiếp thị quảng cáo các sản phẩm để các sản phẩm mỳ gạo Định Hóa đến được tay người tiêu dùng.

Cần liên kết bền vững trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm mỳ gạo Định Hóa.

Chương 2

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Định Hoá là một huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên. Có toạ độ địa lý: Điểm cực nam ở 24005', điểm cực bắc ở 24040' độ vĩ bắc, điểm cực tây ở 185005' và điểm cực đông ở 185080' độ kinh đông. Trung tâm là thị trấn Chợ Chu, nằm cách thành phố Thái Nguyên 50 km về phía Tây - Bắc, theo quốc lộ 3 tỉnh lộ 268. Về hình thể tự nhiên, huyện Định Hoá có hình dáng cân đối, đường tỉnh lộ số 268 như một trục cân xứng đi qua địa bàn huyện. Định Hoá có đường ranh giới tiếp giáp 6 huyện.

Phía Bắc: giáp huyện Chợ Đồn, Bạch Thông tỉnh Bắc Kạn;

Phía Nam: giáp huyện Đại Từ, huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên; Phía Đông: giáp huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn;

Phía Tây: giáp huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang.

2.1.1.2. Khí hậu, thời tiết, thuỷ văn

Khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa, chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.

Mưa phân bố không đều, mưa tập trung từ tháng 6 đến tháng 9 (chiếm 90% lượng mưa cả năm). Lượng mưa trung bình đạt 1.710 mm/năm, tháng 7 lượng mưa lớn nhất đạt 4.200 mm.

Lượng bốc hơi trung bình trong năm đạt 985,5 mm, tháng 5 có lượng bốc hơi lớn nhất (100 mm), có 3 tháng trong mùa khô, chỉ số ẩm ướt k < 0,5. Đây là thời kỳ khô gay gắt, nếu không có biện pháp tưới, giữ ẩm… thì ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cây trồng.

Với đặc điểm thời tiết của huyện như trên, trong quy hoạch sử dụng đất của huyện, cần lợi dụng chế độ nhiệt cao, độ ẩm khá để bố trí nhiều vụ và hệ thống cây trồng trong năm - nhằm hạn chế rửa trôi, xói mòn trong mùa mưa. Chú ý các hạng mục công trình kiên cố cần tránh các khu vực thường xảy ra ngập lụt, sạt lở.

Nằm trong vùng có chế độ gió mùa nên vùng trung tâm ATK và huyện Định Hoá nói chung vào mùa hè có gió Đông và mùa đông có gió Bắc. Tốc độ gió trung bình biến động từ 1,2 - 2 m/s. Trong đó các tháng mưa (tháng 6 đến tháng 9) thường có gió mạnh, gió giật, đôi khi xuất hiện gió xoáy ảnh hưởng đến sinh trưởng, năng suất cây trồng,vật nuôi.

2.1.2. Đặc điểm địa hình

Định Hoá nằm giữa trung tâm Việt Bắc, là vùng trung tâm an toàn khu (ATK). Nhìn tổng thể, Định Hoá có địa hình phức tạp: Gồm vùng núi cao có độ dốc lớn, địa hình hiểm trở, bị chia cắt mạnh. Vùng đồi gò và vùng đất tương đối bằng phẳng thuận tiện cho sản xuất nông nghiệp. Những nơi địa hình bằng phẳng chiếm tỷ lệ nhỏ, phân tán dọc theo các khe, ven sông suối, hoặc thung lũng giữa các dãy núi đá vôi.

Căn cứ vào điều kiện tự nhiên cùng với sự phát triển khinh tế - xã hội, có thể phân chia Định Hoá thành ba tiểu vùng sinh thái khác nhau, đó là:

Tiểu vùng núi cao:(Vùng 1)

Đại diện cho tiểu vùng này là xã Bảo Linh (ngoài xã Bảo Linh còn có 7 xã thuộc phía Bắc và Tây Bắc của huyện là các xã: Quy Kỳ, Linh Thông, Lam Vĩ, Tân Thịnh, Kim Sơn, Kim Phượng và Tân Dương). Tiểu vùng núi cao là vùng sinh thái thích hợp với sự phát triển cây công nghiệp dài ngày, trồng rừng và chăn nuôi đại gia súc.

Tiểu vùng thung lũng lòng chảo: (vùng 2)

Đại diện cho tiểu vùng này là thị trấn Chu Chu và xã Định Biên (ngoài thị trấn Chu Chu và xã Định Biên còn có 6 xã: Trung Hội, Bảo Cường, Phượng

Tiến, Phúc Chu, Thanh định và Đồng Thịnh cũng thuộc tiểu vùng). Đây là khu vực sản xuất lúa trọng điểm và trồng cây ăn quả đặc sản. Trong tiểu vùng có thị trấn Chợ Chu là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá và thương mại của toàn huyện.

Tiểu vùng đồi thấp: (Vùng 3)

Đại diện cho tiểu vùng này là các xã Điềm Mặc, Phú Đình, Sơn Phú ngoài 3 xã trên, tiểu vùng còn có 5 xã: Bình Yên, Trung Lương, Phú Tiến, Bộc Nhiêu, Bình Thành. Đây cũng là vùng sinh thái nông nghiệp có tiềm năng phát triển cây công nghiệp và cây ăn quả. Ngoài thế mạnh là phát triển nông nghiệp, tiểu vùng còn có nhiều di tích lịch sử văn hoá, chứa đựng tiềm năng phát triển ngành du lịch.

2.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội

2.1.3.1. Giá trị sản xuất các ngành kinh tế

Định Hoá vốn là huyện sản xuất nông nghiệp với trên 92% dân số sống ở nông thôn, gần 70% lao động của huyện là sản xuất nông nghiệp. Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Nền kinh tế địa phương có những bước chuyển mình tích cực, từ một huyện nghèo thiếu lương thực nay đã đủ ăn, cơ sở vật chất kỹ thuật nghèo nàn lạc hậu, nay đã từng bước được cải thiện, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng lên. Để nhanh chóng làm thay đổi bộ mặt huyện nhà đòi hỏi quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải được diễn ra một cách nhanh chóng, giảm dần tỉ trọng của ngành nông nghiệp, tăng nhanh các ngành công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ và ngay cả trong nội bộ từng ngành cũng phải có chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách thích hợp nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

Kinh tế huyện định Hóa trong những năm qua phát triển ổn định và có mức tăng trương khá, các ngành công nghiệp - xây dựng, dịch vụ - thương mại, nông nghiệp đều tăng so với năm trước.

Bảng 2.1. Giá trị sản xuất các ngành kinh tế huyện Định Hóa giai đoạn 2016 -2018 (theo giá cố định)

ĐVT: triệu đồng TT Khu vực Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tốc độ PTBQ 2016 - 2018 (%)

1 Giá trị sản xuất ngành công

nghiệp - Xây dựng. 196.100 202.200 219.100 105,70 2 Giá trị sản xuất ngành nông

lâm nghiệp, thủy sản. 932.700 976.800 986.880 102,86 3 Giá trị sản xuất thương mại

- dịch vụ 500.123 593.344 711.244 119,25

Tổng giá trị sản xuất 1.628.923 1.772.344 1.917.224 108,49

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Định Hóa năm 2018

Qua bảng 2.1 ta thấy giá trị ngành kinh tế trên địa bàn huyện đều biến động qua các năm, tổng giá trị sản xuất của huyện năm 2016 là 1.628.923 triệu đồng đến năm 2018 đã tăng lên 1.917.224 triệu đồng với tốc độ phát triển bình quân là 108,49% cho giai đoạn 2016 - 2018 được chia làm 3 ngành: Giá trị ngành Nông lâm thủy sản năm 2016 là 932.700 triệu đồng đến năm 2018 đã tăng lên 986. 880 triệu đồng tăng 54.180 triệu đồng với tốc độ phát triển bình quân giai đoạn 2016 - 2018 là 102,86%

Giá trị ngành Công nghiệp- xây dựng năm 2016 theo giá cố định là 196.100 triệu đồng, năm 2018 tăng lên 219.100 triệu đồng tăng 23.000 triệu đồng với tốc độ phát triển bình quân là 105,70%

Giá trị sản xuất ngành Thương mại- dịch vụ năm 2016 là 500123 triệu đồng đến năm 2018 giá trị sản xuất ngành thương mại dịch vụ đạt 711.244 tăng 211.121 triệu đồng với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 119,25%

bàn huyện qua đó thể hiện các ngành kinh tế của huyện có sự gia tăng về giá trị ở cả ba ngành trong đó ngành Nông - lâm - thủy sản vẫn là ngành chủ đạo của huyện, các ngành thương mại- dịch vụ và công nghiệp xây dựng đang có hướng phát triển mạnh.

2.1.3.2. Điều kiện xã hội

Dân số trung bình năm 2018 huyện Định Hoá là: 89.000 người, mật độ dân số 172 người/km2. Mật độ dân số phân bố không đồng đều giữa các vùng trong huyện. Tập trung ở một số xã vùng thấp trung tâm thi trấn huyện lỵ. Đây cũng là những khó khăn trong việc phát triển kinh tế của địa phương. trấn Chợ Chu có mật độ dân số cao nhất huyện (1.409 người/km2). Trong khi đó, các xã vùng cao có mật độ dân cư thấp hơn như Tân Thịnh (67,5 người/km2). Khu vực nông thôn có 23.880 hộ với 82.321 nhân khẩu chiếm 92,8% tổng số hộ và 92,4% tổng số nhân khẩu toàn huyện.

Bảng 2.2. Dân số huyện Định Hóa phân theo giới tính, thành thị, nông thôn giai đoạn 2016 - 2018

Chỉ tiêu Tổng số Phân theo giới tính Phân theo thành thị, nông thôn Nam Nữ Thành thị Nông thôn I. Dân số (Người) 2016 88.175 43.573 44.602 6.140 82.035 2017 88.430 43.710 44.720 6.630 81.800 2018 89.000 44.020 44.980 6.679 82.321 II. Tốc độ tăng (%) 2016 0,09 0,08 0,09 0,15 0,08 2017 0,29 0,31 0,26 7,98 -0,29 2018 0,64 0,71 0,58 0,74 0,64

III. Cơ cấu (%)

2016 100 49,4 50,60 7,00 93

2017 100 49,4 51,60 7,50 92,50

2018 100 49,46 50,54 7,50 92,50

Tổng số người trong độ tuổi lao động toàn huyện năm 2018 là trên 63.000 người chiếm 71,3% dân số trong huyện, tỷ lệ lao động trong nông nghiệp khá cao chiếm gần 70% tỷ lệ lao động. Nhìn chung nguồn lao động của huyện rất dồi dào. Nguồn lao động chiếm tỷ lệ cao đảm bảo đủ nguồn nhân lực để huyện phát triển kinh tế - xã hội. song cũng còn có nhiều mặt hạn chế như: Lao động chủ yếu tập trung ở vùng nông thôn, trình độ khoa học, kỹ thuật thấp chủ yếu là lao động thủ công. Hàng năm huyện đã bố trí việc làm mới cho khoảng từ 2.000 - 2.200 lao động.

Huyện Định Hoá có 23 đơn vị hành chính cấp xã và 1 thị trấn, gồm 13 dân tộc anh em sinh sống, có 6 dân tộc chủ yếu là dân tộc Tày, Kinh, Nùng, San chí, Dao, Hoa chiếm đa số, Trong đó: dân tộc tày chiếm trên 53%, kinh chiếm trên 29% còn lại là các dân tộc thiểu số khác chiếm 18 %. Sự phân bố của các dân tộc ở huyện không đồng đều. Dân tộc Kinh, Tày sống chủ yếu ở vùng thấp trình độ phát triển kinh tế khá. Các Dân tộc Nùng, Dao, San Chí...sinh sống ở vùng núi cao kinh tế còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp. Định Hoá có nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống nên rất đa dạng về bản sắc văn hoá dân tộc, lợi thế về phát triển đa dạng hoá các sản phẩm đặc trưng của mỗi dân tộc, làm phong phú thêm bản sắc riêng của quê hương cách mạng.

2.1.4. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên cho phát triển sản xuất mỳ gạo tỉnh Thái Nguyên cho phát triển sản xuất mỳ gạo

2.1.4.1. Thuận lợi

Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của các cấp, các ngành. Sự đồng tình ủng hộ của Đảng bộ và nhân dân trong toàn huyện. Đội ngũ cán bộ đoàn kết tích cực trong công việc.

Hệ thống giao thông hiện nay khá thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, trao đổi hàng hóa chủ động. Hệ thống đề điều bảo vệ mùa màng đã được quan

Địa hình miền núi cao xen kẽ thuận lợi cho việc phát triển đa dạng cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao. Đặc biệt huyện Định Hóa có giống lúa đặc sản Bao Thai.

2.1.4.2. Hạn chế, thách thức

Ruộng đất của huyện không bằng phẳng, còn manh mún, khó khăn trong việc áp dụng cơ giới hóa trong quá trình sản xuất, một số đồng đất cao còn khó khăn trong đảm bảo nguồn nước đặc biệt là trồng lúa để săn xuất mỳ gạo.

Lược lượng lao động trong độ tuổi còn chưa cao chiếm gần 50%, lực lượng lao động nông nghiệp trong độ tuổi còn cao, đẫn đến thu nhập còn thấp bình quân thấp khó khăn trong việc áp dụng KHKT vào sản xuất mỳ gạo.

Do huyện là một huyện vùng cao nên khó khăn trong việc đi lại, giao thông do đó giao thương khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm

Do đặc điểm địa bàn như vậy nên ảnh hưởng rất nhiều đến việc phát triển sản xuất mỳ gạo trên địa bàn huyện

2.2. Nội dung nghiên cứu

Hệ thống hóa các vấn đề về lý luận và thực tiễn trong phát triển sản xuất, phát triển sản xuất mỳ gạo

Nghiên cứu thực trạng phát triển sản xuấtmỳ gạo theo hướng hàng hóa trên địa bàn huyện Định Hóa

Nghiên cứu những khó khăn, thuận lợi trong phát triển sản xuất mỳ gạo trên địa bàn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển xuất mỳ gạo trên địa bàn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên.

Nghiên cứu giải pháp phát triển sản xuất mỳ gạo trên địa bàn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2020 - 2025.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin Thu thập tài liệu thứ cấp Thu thập tài liệu thứ cấp

Tài liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn thông tin đã công bố chính thức từ các cơ quan nhà nước, các công trình nghiên cứu của các tập thể, cá nhân, tổ chức về phát triển sản xuất mỳ gạo và các tài liệu liên quan khác; các báo cáo, tổng kết về thực hiện chủ trương và chính sách phát triển sản xuất mỳ gạo… Những thông tin thống kê về tình hình kinh tế tại địa phương, tình hình hoạt động sản xuất của các hộ sản xuất mỳ gạo. Nguồn thông tin này được khai thác từ Cục Thống kê, các báo cáo hàng năm các UBND, của các phòng ban.

Thu thập tài liệu sơ cấp

Thu thập số liệu sơ cấp: Để có số liệu phục vụ cho nội dung nghiên cứu, tôi tiến hành điều tra tại các hộ, các HTX sản xuất mỳ gạo. Các hộ được phỏng vấn theo mẫu câu hỏi sẵn, được lập thành phiếu điều tra nhằm thu thập những thông tin ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hiệu quả kinh tế của các hộ sản xuất.

Cách chọn mẫu điều tra: Chọn mẫu là bước quan trọng có liên quan trực tiếp tới độ chính xác của các kết quả nghiên cứu. Do vậy, chọn mẫu để điều tra phải mang tính đại diện cao cho vùng nghiên cứu. Hiện nay theo điều tra sơ bộ trên địa bàn huyện Định Hóa có rất nhiều hộ sản xuất mỳ gạo. Nhưng phần lớn các hộ là sản xuất nhỏ lẻ mang tính chất tự cung tự cấp để ăn và cho người thân, không bán ra thị trường. Nhưng để đảm bảo tính đại diện cho các hộ, phù hợp với các chỉ tiêu nghiên cứu của luận văn, sau khi rà soát lại tất cả các hộ sản xuất mỳ gạo có xu hướng phát triển hàng hóa, tác giả mới tiến hành điều tra.

mỳ gạo theo hướng phát triển hàng hóa. Tác giả đã lựa chọn toàn bộ 56 hộ sản xuất mỳ gạo làm đối tượng nghiên cứu của luận văn.

Các hộ điều tra được phân tổ theo quy mô như sau:

- Hộ quy mô lớn (20 hộ): Sản xuất TB trên 0,5 tấn mỳ gạo/tháng và có đầu tư vốn cố định trên 50 triệu đồng

- Nhóm hộ quy mô nhỏ (36 hộ): Sản xuất TB dưới 0,5 tấn mỳ gạo/tháng và có đầu tư vốn cố định nhở hơn 50 triệu đồng

2.3.2. Phương pháp phân tích số liệu

- Phương pháp so sánh: Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển sản xuất mỳ gạo trên địa bàn huyện định hóa tỉnh thái nguyên​ (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)