Thực trạng pháttriển sảnxuất mỳgạo trên địa bàn huyện Định Hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển sản xuất mỳ gạo trên địa bàn huyện định hóa tỉnh thái nguyên​ (Trang 47)

4. Ý nghĩa của đề tài

3.1. Thực trạng pháttriển sảnxuất mỳgạo trên địa bàn huyện Định Hóa

3.1.1. Thực trạng nguồn lực cho phát triển sản xuất mỳ gạo huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên

3.1.1.1. Nguồn gốc của sản xuất mỳ gạo huyện Định Hóa

Nghề sản xuất mỳ gạo xuất hiện ở huyện Định Hóa bắt đầu từ rất lâu do các hộ dân tộc Tày, Nùng sản xuất, ban đầu chỉ có một vài hộ sản xuất thủ công tập chung ở xã Kim Phượng, Định Hóa. Thời gian đó chỉ có khoảng 3 đến 5 hộ sản xuất mỳ gạo để bán trong địa bàn huyện. Đến nay nghề làm mỳ gạo ở đây đã ngày càng phát triển thu hút nhiều hộ dân của toàn huyện nhưng tập trung chủ yếu ở một sỗ xã trung tâm của huyện Định Hóa. Bắt đầu từ năm 2000 ủy ban nhân dân huyện Định Hóa thấy rằng hiện nay có chủ trương thu hồi đất nông nghiệp để phát triển đô thị, rất nhiều hộ nông dân phải chuyển đổi ngành nghề do bị mất đất sản xuất. Phát huy nghề truyền thống tại chỗ, giải quyết lao động dư thừa, tạo công ăn việc làm, tạo thu nhập cho hộ nông dân. Dân dần nghề làm mỳ gạo cũng vì thế mà ngày càng phát triển thu hút nhiều hộ nông dân tham gia sản xuất, khách hàng chủ yếu là nhóm đối tượng thu gom, mua buôn. Hiện nay toàn huyện có rất nhiều hộ làm mỳ gạo nhưng lại chia ra làm 2 kiểu hộ. Thứ nhất là các hộ chỉ sản xuất để ăn và cho người thân trong những dịp lễ tết, Thứ hai là hộ sản xuất mỳ gạo mang tính chất hàng hóa hiện nay theo như khảo sát của phòng thống kê huyện Định Hóa thì có 56 hộ sản xuất mỳ gạo mang tính chất sản xuất hàng hóa. Các hộ mang tính chất sản xuất hàng hóa thì tập trung chủ yếu tại xã Kim Phượng và 1 hộ ở thị trấn chợ Chu.

Nghề làm mỳ gạo đã tận dụng giải quyết việc làm cho nhiều lao động nông thôn trong những lúc nông nhàn và lao động vốn trước đây làm nông

nghiệp nay cũng không còn đất canh tác do bị thu hồi đất. Ngoài ra còn tạo thêm việc làm cho các lao động ngoài độ tuổi, những lao động này giúp gia đình bó mỳ, đóng túi mỳ, nhặt bánh, phơi bánh...

3.1.1.2. Thực trạng nguồn vốn và tư liệu sản xuất cho sản xuất mỳ gạo

Vốn cố định của hộ ngoài các khoản đầu tư mua sắm máy móc còn bao gồm các khoản dùng để sửa chữa mở rộng sân lán, mua sắm dụng cụ sản xuất, hộ quy mô lớn có vốn cố định trung bình là 54 triệu còn hộ quy mô nhỏ khoảng 38 triệu. Về vốn lưu động chủ yếu dùng để mua nguyên liệu sản xuất và trả công lao động, do đặc điểm của ngành nghề sản xuất vốn có thể quay vòng nên người sản xuất chỉ phải bỏ ra chi phí mua nguyên liệu lần đầu làm giảm bớt khó khăn về vốn sản xuất, theo kết quả điều tra đối với các hộ quy mô lớn cần lượng vốn lưu động khoảng 28 triệu, hộ quy mô nhỏ cần khoảng 17 triệu lượng vốn này sẽ được quay vòng trong quá trình sản xuất,nếu hộ muốn mở rộng quy mô sản xuất có thể trích từ phần lãi để tái đầu tư nâng số vốn lưu động lên để mua nguyên liệu và trả lương lao động. Quy mô vốn là một trong những chỉ tiêu phản ánh quy mô sản xuất và sự phát triển sản xuất. Nhìn chung, đối với nghề sản xuất mỳ gạo quy mô vốn không lớn và chủ yếu là vốn tự có.

Bảng 3.1. Tình hình đầu tư vốn và mặt bằng xây dựng cơ bản của các hộ sản xuất mỳ gạo huyện Định Hóa

ĐVT: bìnhquân/hộ

Chỉ tiêu ĐVT Hộ quy mô lớn Hộ quy mô nhỏ

1. Vốn cố định Triệu đồng 54 38

2. Vốn lưu động Triệu đồng 28 17

3. Giá trị máy móc kỹ thuật Triệu đồng 24 18

4. Diện tích nhà xưởng, sân lán m2 100 50

5. Tình trạng nhà lán

- Kiên cố (%) % 80 65

- Dựng tạm thời (%) % 0 0

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2019

Trong những năm qua với sự phát triển sản xuất các hộ đã từng bước tu sửa, xây dựng nhà lán để sản xuất. Nhìn chung nghề làm mỳ gạo không yêu cầu cao về cơ sở sản xuất nhưng cũng cần không gian được che chắn để cất giữ mỳ đã phơi khô và nhà xưởng để sản xuất, theo kết quả điền tra 100% nhà xưởng các hộ sản xuất thuộc nhóm kiên cố và bán kiên cố, không có trường hợp dựng tạm thời. điều này cũng có ảnh hưởng tốt tới môi trường sản xuất, sinh hoạt và chất lượng sảnphẩm.

3.1.1.3. Thực trạng nguồn lao động cho sản xuất mỳ gạo của huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên

Trong những năm gần đây tình hình sản xuất mỳ gạo có xu hướng phát triển ổn định, việc phân bố của các hộ sản xuất chủ yếu tập chung ở xã Kim Phượng, thi trấn chợ Chu, và một vài xã gần thị trấn. Quy mô các hộ sản xuất mỳ gạo của huyện Định Hóa giai đoạn 2016 - 2018 của huyện Định Hóa được thể thiện qua bảng 3.2.

Bảng 3.2. Nguồn lao động cho sản xuất mỳ gạo ở huyện Định Hóa giai đoạn 2016 - 2018 Chỉ tiêu ĐVT Năm So sánh 2018/2016 2016 2017 2018 (+)(-) PTBQ (%) I. Tổng số hộ sản xuất Hộ 41 48 56 15 116,87 Xã Kim Phượng Hộ 23 28 35 12 123,36 Xã khác Hộ 18 20 21 3 108,01 II. Tổng số Lđ sản xuất 224 257 309 85 117,45

1. Lao động trong độ tuổi Lđ 198 215 233 35 108,48

Xã Kim Phượng Lđ 153 162 187 34 110,55 Xã khác Lđ 45 53 46 1 101,11 2. Lđ ngoài độ tuổi Lđ 26 42 76 50 170,97 Xã Kim Phượng Lđ 13 24 45 32 186,05 Xã khác Lđ 13 18 31 18 154,42 III. Một số chỉ tiêu 1. Tổng Lđ/Số hộ SX Lđ/hộ 5,46 5,35 5,52

2. Lđ trong độ tuổi/Số

hộ SX Lđ/hộ 4,83 4,48 4,16

3. Lđ ngoài độ tuổi/ số

hộ SX Lđ/hộ 0,63 0,88 1,36

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra

Do đặc điểm của nghề sản xuất mỳ gạo cũng như một số nghề chế biến nông sản ở nông thôn khác có khả năng tận dụng các lao động nhàn rỗi cho nên cả lao động trong độ tuổi và ngoài độ tuổi đều có thể tham gia vào quá trình sản xuất. Nhưng những lao động ngoài độ tuổi chỉ đóng vai trò hỗ trợ giúp đỡ trong quá trình sản xuất. Với sự phát triển của nghề sản xuất mỳ gạo huyện Định Hóa đã tạo ra việc làm cho 309 lao động cả trong và ngoài độ tuổi trong thành phố, cụ thể năm 2016 có 224 lao động tham gia sản xuất số lao động tăng dần qua các năm tiếp theo với tốc độ trung bình 117,45% cho đến năm 2018 số lao động tham gia sản xuất là 309 lao động trong đó lao động trong độ tuổi là 233 lao động (bình quân 5,52 lao động/hộ), lao động ngoài độ tuổi là 76 lao động (bình quân 1,36 lao động/hộ). Các số liệu bảng 3.1 đã phản ánh xu hướng vận động tích cực của nghề sản xuất mỳ gạo. Số hộ tham gia sản xuất và số lao động tăng lên qua từng năm ngoài và có xu hướng các hộ phát triển ra ngoài khu vực sản xuất tập chung nó còn lan tỏa sang các khu vực xung quanh. So sánh năm 2016 với 2018 thì số hộ tham gia sản xuất tăng lên 15 hộ, trong đó chủ yếu là các hộ ở địa bàn xã Kim Phương và thị trấn chợ Chu huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên.

Nhìn chung hiện nay trong giai đoạn khó khăn của nền kinh tế nói chung rất nhiều ngành nghề phải thu hẹp sản xuất thì nghề sản xuất mỳ gạo truyền thống vẫn giữ được sự phát triển ổn định thu hút được sự quan tâm của các hộ nông dân.

3.1.1.4. Thực trạng nguồn nguyên liệu cho sản xuất mỳ gạo của huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên

Trong sản xuất mỳ gạo, gạo tẻ là nguyên liệu chính và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu chí phí sản xuất. Trong những năm qua lượng nguyên liệu gạo trong sản xuất mỳ gạo ngày càng tăng, năm 2016 cả huyện Định Hóa sử dụng 1.162 tấn gạo, năm 2018 sử dụng 1.932 tấn, tốc độ phát triển bình quân trong 3 năm 2016- 2018 là 128,94% chủ yếu là do hai nguyên nhân chính là số hộ tham gia sản xuất tăng lên đồng thời nhiều hộ cũng thúc đẩy tăng quy mô sản xuất. Trong đó xã Kim Phượng là trung tâm sản xuất chính nên tổng số nguyên liệu gạo sử dụng để sản xuất ở xã chiếm tới hơn 65% lượng nguyên liệu gạo sử dụng trong toàn huyện.

Năng suất sản xuất mỳ gạo là khối lượng sản phẩm thu được tính trên một đơn vị nguyên liệu đầu vào là gạo. Năng suất mỳ gạo của các hộ khác nhau phụ thuộc nhiều vào kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất. Những hộ sản xuất khéo thì nguyên liệu ít bị hao, lượng mỳ vụn không thành phẩm ít. Trung bình năng suất sản xuất mỳ gạo của các hộ đạt khoảng 85%- 95%. Một số sản phẩm mỳ vụn có thể tận dụng chăn nuôi hoặc bán với giá thấp cho người tiêu dùng.

Bảng 3.3. Lượng nguyên liệu sử dụng và sản lượng mỳ gạo của huyện Định Hóa giai đoạn 2016 - 2018

ĐVT: tấn Chỉ tiêu Năm So sánh 2018/ 2016 2016 2017 2018 (+)(-) PTBQ (%) 1. Tổng sản phẩm mỳ gạo 994 1300 1.640 646 128,45 Xã Kim Phượng 670 964 1.140 470 130,44 Các xã khác 324 336 500 176 124,23 2. Tổng lượng gạo nguyên liệu 1.162 1.534 1.932 770 128,94 Xã Kim Phượng 783 1.127 1.333 550 130,48 Các xã khác 379 407 599 220 125,72

Sản lượng mỳ gạo phụ thuộc vào lượng nguyên liệu gạo sử dụng và năng suất. Trong những năm qua tốc độ phát triển sản lượng mỳ gạo là 128,45%. Thị trường tiêu thụ mỳ gạo ổn định và ngày càng được mở rộng nên sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ hết, quy mô sản xuất của mỗi hộ chủ yếu phụ thuộc vào nguồn lực của gia đình.

Huyện Định Hóa là trung tâm thủ đô kháng chiến của tỉnh Thái Nguyên, có rất nhiều nghề truyền thống của các dân tộc như Tày, Nùng. Đặc biệt nơi đây cũng là nơi du lịch văn hóa tâm linh thu hút được rất nhiều khác du lịch trong và ngoài tỉnh nên khả năng hoặc thị trường tiêu thụ rất lớn, nhìn chung tất cả các loại hình dịch vụ kèm theo đều phát triển. Trong những năm qua huyện đã chú trọng phát triển kinh tế hộ, khuyến khích phát triển các ngành nghề truyền thống, các sản phẩm đặc trung, thu hút lượng lao động, tạo ra nhiều việc làm mới và nâng cao thu nhập cho lao động.

3.1.1.5. Thực trạng đầu tư máy móc kỹ thuật sản xuất mỳ gạo của huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên

Trong bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào, vốn bao giờ cũng là một yếu tố cơ bản nhất, đóng vai trò quyết định đối với quá trình sản xuất. Đối với nghề sản xuất mỳ gạo nhu cầu về vốn nhằm giải quyết các vấn đề cơ bản: xây dựng sân lán, mua sắm các máy móc thiết bị sản xuất, mua nguyên vật liệu trả công lao động phần này chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất sản phẩm. Ngoài ra, vốn dùng để duy trì mở rộng, phát triển các cơ sở sản xuất. đối với các hộ mới bước vào sản xuất độc lập thì nhu cầu về vốn để mua sắm các thiết bị máy móc ban đầu là cơ bản nhất và tùy vào quy mô sản xuất của hộ. Để giảm bớt chi phí về máy móc đồng thời khấu hao nhanh máy móc các hộ thường liên kết góp vốn để mua sắm máy móc cùng sản xuất, thông thường 3- 5 hộ liên kết với nhau. Hình thức liên kết này có nhiều tác dụng tích cực như giảm áp lực về vốn sản xuất, thời gian khấu hao máy nhanh nhưng cũng có một số hạn chế như khó khăn trong sự thống nhất đổi mới công nghệ.

Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật trong những năm qua các hộ đã đưa một số máy móc áp dụng vào quá trình sản xuất như máy thái mỳ, máy nghiền, máy tráng mỳ. Việc áp dụng máy móc vào sản xuất khiến sản lượng sản xuất cao hơn hẳn và giảm bớt lao động thủ công. Trước đây việc xay bột, tráng bánh, thái bánh trong quy trình sản xuất mỳ là theo phương pháp thủ công năng suất thấp, nhưng trong những năm gần đây hầu hết các hộ đều sử dụng máy móc trong quá trình sản xuất, cụ thể khi chưa sử dụng máy móc một lò chế biến được 20- 25 kg gạo mỗi ngày thì khi sử dụng máy một lò chế biến được 500- 700 kg gạo mỗi ngày. Hiện nay các hộ làm mỳ đều có máy thái bánh, còn với máy nghiền, máy tráng mỳ thì các hộ liên kết với nhau góp vốn để mua sắm. điều này không chỉ làm giảm chi phí đầu tư ban đầu mà còn giúp cho khấu hao máy móc nhanh hơn, sử dụng hiệu quả hơn. Số lượng máy móc cơ bản phục vụ sản xuất ở huyện Định Hóa đều tăng thể hiện qua bảng dưới đây:

Bảng 3.4. Tình hình đầu tư máy móc kỹ thuật sản xuất mỳ của huyện Định Hóa giai đoạn 2016 - 2018

Chỉ tiêu ĐVT

Năm So sánh 2016-2018 2016 2017 2018 (+)(-) PTBQ

(%)

1. SL máy móc cơ bản

- Máy thái mỳ Chiếc 40 51 58 18 120,42

- Máy nghiền Chiếc 41 50 59 18 119,96

- Máy tráng mỳ Chiếc 38 47 58 20 123,54

2. Số hộ sản xuất Hộ 41 48 56 15 116,87

3. Một số chỉ tiêu

- Số máy thái mỳ /hộ Máy/hộ 0,98 1,06 1,04 - Số máy nghiền/hộ Máy/hộ 1,00 1,04 1,05 - Số máy tráng mỳ/hộ Máy/hộ 0,93 0,98 1,04

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2019

Thông thường mỗi hộ có một máy thái mỳ, hoặc một số hộ vẫn thái bằng tay từ những năm 2016 nhưng hiện nay do quy mô sản xuất của các hộ đã phát triển thì hầu hết các hộ đã có máy thái mỳ riêng thuộc vào quy mô sản xuất được sử dụng trong quá trình thái bánh đã phơi đủ nắng. Đơn giá của 1 chiếc máy thái mỳ là 2 triệu đồng, đơn giá máy nghiền khoảng 5 triệu đồng, đơn giá 1 chiếc máy tráng mỳ là 20 triệu đồng. Khoảng từ 3- 5 hộ liên kết với nhau góp vốn để mua máy tráng, máy nghiền cùng mở một lò chế biến. Theo kết quả điều tra năm 2016 số máy tráng mỳ bình quân/hộ là 0,93 tới năm 2018 tỷ lệ này là 1,04 điều này chứng tỏ các hộ đang mở rộng sản xuất, ngày càng mạnh dạn đầu tư máy móc. Đối với một số ít hộ chưa có máy móc thì phải thuê hoặc tráng bánh nhờ các hộ khác cùng trả chi phí điện nước và công lao động. Nhìn vào bảng kết quả trên ta thấy bên cạnh việc tăng lên của các hộ tham gia sản xuất thì các hộ luôn chú ý đầu tư mua sắm máy móc phục vụ sản xuất trong 3 năm 2016- 2018, có hai loại máy được các hộ chú ý mua sắm hơn cả là máy nghiền và máy tráng mỳ với tốc độ phát triển 119,96% và 123,54%. Chỉ tiêu bình quân số máy/ hộ của máy nghiền và máy tráng mỳ cũng tăng lên.

3.1.1.6. Thực trạng sử dụng lao động và đầu tư vốn của các hộ sản xuất mỳ gạo huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên

Dựa vào quy mô đầu tư chi phí vốn cố định tác giả chia 56 hộ điều tra ra thành 02 nhóm: Hộ có quy mô lớn nghĩa là hộ có đầu tư vốn cố định trên 50 triệu đồng và hộ có quy mô nhỏ là hộ có vốn cố định nhỏ hơn 50 tr đồng, Tình hình sử dụng lao động và đầu tư vốn của các hộ sản xuất kinh doanh được thể hiện qua bảng 3.5.

Đối với lao động làm nghề sản xuất mỳ gạo chủ yếu là lao động thủ công, lao động chân tay do đó quá trình sản xuất cần nhiều công lao động cho một đơn vị sản phẩm. Thực tế nghề làm mỳ gạo ở đây đều sản xuất theo quy mô hộ, mỗi hộ có từ 2-4 lao động chính và từ 1- 3 là lao động phụ. Số lượng lao động

kể, hộ quy mô lớn có bình quân 4,10 lao động/hộ, hộ quy mô nhỏ có 2,4 lao động/hộ. Trong một số giai đoạn sản xuất như tráng mỳ, bó mỳ một số hộ vẫn cần phải thuê thêm lao động đặc biệt đối với các hộ quy mô lớn, giá thuê lao động có thể dao động từ 150.000đ- 200.000đ/công lao động. Thời gian làm việc của người lao động tương đối cao, đặc biệt đối với các lao động trong gia đình thường phải tranh thủ thời gian, mỗi mẻ làm mỳ các hộ cần chuẩn bị ngâm gạo, bột từ rất sớm trước khi tráng. Lao động của nghề làm mỳ gạo không đòi hỏi kỹ năng hay tay nghề cao như một số nghề truyền thống ở nông thôn khác mà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển sản xuất mỳ gạo trên địa bàn huyện định hóa tỉnh thái nguyên​ (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)