- Nguyên nhân
3.4.2. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNNVV tại Ngânhàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Võ Nha
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Võ Nhai
3.4.2.1. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay
Quản lý Tín dụng là công tác quan trọng trong quy trình cho vay. Quản lý Tín dụng tốt là điều kiện đủ để có các khoản Tín dụng tốt an toàn. Đây là điều kiện cần thiết để đảm bảo chất lượng Tín dụng.
Công tác này gồm quản lý, kiểm soát khoản vay; xử lý những phát sinh và thu hồi nợ.
Sau khi giải ngân, cán bộ Tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh huyện Võ Nhai phải thường xuyên theo dõi việc sử dụng vốn của đơn vị. Cán bộ Tín dụng cần phải theo dõi tiến độ thực hiện của phương án vay vốn. Ơ nước ta hiện nay, việc cung cấp các thông tin về kế toán tài chính từ phía khác hàng còn rất hạn chế, không đầy đủ, cập nhật,và thậm chí không
hoàn toàn tin tưởng thì việc theo dõi kiểm soát khách hàng không chỉ thực hiện qua việc xem xét các báo cáo tài chính là đủ mà phải trực tiếp nhanh nhạy bám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của họ.
Cán bộ Tín dụng cần có những đợt kiểm tra định kỳ đến cơ sở và cả những đợt kiểm tra bất kỳ. Trong mỗi đợt kiểm tra cán bộ cần tận dụng triệt để thời gian tiếp xúc ở đơn vị đảm bảo xem xét tất cả các yếu tố liên quan đến đặc tính của khoản cho vay. Cán bộ Tín dụng cần:
- Đánh giá tinh thần trách nhiệm của chủ Doanh nghiệp đối với vốn vay Ngân hàng thông qua trách nhiệm gặp gỡ trao đổi với cán bộ Tín dụng về những vấn đề liên quan đến khoản vay và khả năng nghĩa vụ hoàn trả nợ.
- Đánh giá khả năng thanh toán của khách hàng qua các chỉ tiêu về khả năng thanh toán (khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán hiện hành) để đảm bảo khách hàng có thể thực hiện được lịch trả nợ.
- Đánh giá lại dự án vay vốn trong thực tế, so sánh, xem xét sự khác biệt giữa dự án và thực tế ở các chỉ tiêu như quy mô, doanh thu, lợi nhuận, hiệu suất sử dụng tài sản, sức cạnh tranh của sản phẩm. Qua đó tìm hiểu xu hướng phát triển để có những nhận định đúng về dự án về khoản vay về những rủi ro tiềm ẩn, đặt cơ sở để xử lý các phát sinh nếu có sau này.
- Đánh giá lại tài sản đảm bảo về giá trị và tình trạng, xem xét giá trị đó có còn đáp ứng được các tỷ lệ yêu cầu so với giá trị khoản vay hay không. Ngân hàng luôn cần có sự điều chỉnh kịp thời trong việc cung ứng vốn vay cho tương ứng với tài sản đảm bảo, hoặc yêu cầu Doanh nghiệp phải bổ sung tài sản đảm bảo.
- Ngân hàng cũng cần theo dõi quyền lợi hợp pháp của mình đối với tài sản đảm bảo để chắc chắn về một nguồn thu hồi nợ khi khách hàng không trả hoặc không trả được nợ.
- Đánh giá sự thay đổi trong tình hình tài chính của Doanh nghiệp , cơ cấu vốn, tình hình phân chia lợi nhuận trong doanh nghiệp. Nếu có sự thay đổi bất
thường về cơ cấu vốn tăng nợ bất thường... thì đó là dấu hiệu cho thấy Doanh nghiệp đang hoạt động không tốt.
- Đặc biệt đối với các Doanh nghiệp nhỏ và vừa ngoài quốc doanh, chủ Doanh nghiệp thường không tách bạch tiền cho hoạt động sản xuất kinh doanh và tiền để chi tiêu gia đình. Do đó cán bộ Tín dụng NHNo&PTNT Võ Nhai cần phải khéo léo tìm hiểu việc sử dụng vốn vay của khách hàng, việc quản lý tài chính của bản thân người vay, từ đó đánh giá được khả năng sử dụng vốn có hiệu quả hay không của họ.
3.4.2.2. Đảm bảo thực hiện tốt quy trình cho vay
Quy trình cho vay đã được quy định và hướng dẫn cụ thể đối với Phòng tín dụng tổng hợp của NHNo&PTNT Việt Nam Chi nhánh huyện Võ Nhai. Đó là một quy trình được tính từ khi Ngân hàng tiếp nhận hồ sơ xin vay của khách hàng đến khi thu hồi hết nợ, thanh lý hợp đồng. Đây là quy trình chặt chẽ bao gồm nhiều bước. Cán bộ Tín dụng cần phải theo sát quy trình, đặc biệt ở những khâu quan trọng như thẩm định, trong đó có khâu thẩm định tài sản đảm bảo.
Thẩm định là một khâu để hạn chế rủi ro Tín dụng, thực hiện tốt công tác này thì chất lượng Tín dụng mới được đảm bảo.
- Trước tiên, để chất lượng thẩm định được tốt thì cán bộ thẩm định NHNo&PTNT Võ Nhai phải được trau dồi chuyên môn nghiệp vụ qua các đợt tập huấn, lớp bồi dưỡng nâng cao và cả tư cách đạo đức.Cán bộ thẩm định làm việc dựa trên các thông tin số liệu DN cung cấp, thông tin chủ động tìm kiếm, thông tin do các tổ chức và cơ quan có chức năng cung cấp...do đó thu thập thông tin đầy đủ và chính xác là rất quan trọng đối với thẩm định.
- Cần thu thập thường xuyên những thông tin về diễn biến của nền kinh tế, những điều chỉnh trong cơ chế, chính sách có liên quan đến các ngành, lĩnh vực. Nâng cao chất lượng thông tin và dự báo rủi ro trong hoạt động kinh doanh.
- Đối với những dự án thuộc lĩnh vực chuyên môn như tin học, kỹ thuật...nên thuê chuyên gia, nhà tư vấn hỗ trợ trong quá trình thẩm định.
Tuy nhiên, các cán bộ Tín dụng cũng phải rất linh hoạt trong việc áp dụng quy trình này vào từng trường hợp cụ thể. Đối với khách hàng đã có quan hệ Tín dụng lâu dài với Ngân hàng, thì các bước dẫn hồ sơ, thủ tục là không cần thiết, bước thu thập, điều tra thông tin có thể giảm nhẹ do kế thừa thông tin có sẵn.
Trong cho vay ngắn hạn, thời gian và thời cơ là yếu tố quan trọng không chỉ đối với Doanh nghiệp xin vay mà còn đối với Ngân hàng cho vay. Do đó, áp dụng một quy trình linh hoạt, vừa đảm bảo các quy định, vừa giảm nhẹ các thủ tục, giảm bớt thời gian cần thiết.
3.4.2.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Con người luôn là nhân tố có tính chất quyết định trong mọi hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội nói chung và trong hoạt động cho vay nói riêng. Toàn bộ những quyết định cho vay, tiến trình thực hiện cho vay, thu hồi nợ không có máy móc hay một công cụ nào khác ngoài cán bộ tín dụng đảm nhiệm. Vì vậy, kết quả cho vay phụ thuộc rất lớn vào trình độ nghiệp vụ, tính năng động sáng tạo và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ Tín dụng. Chi nhánh NHNo&PTNT Võ Nhai là Ngân hàng có đại đa số đội ngũ cán bộ có trình độ đại học, cao đẳng, tại chức và trên đại học đã được đào tạo về chuyên môn Ngân hàng. Tuy nhiên, trong thực tế do tính chất phức tạp của nền kinh tế thị trường, sự phức tạp và đầy khó khăn trong công tác cho vay thì với đội ngũ cán bộ như hiện nay chưa thể đáp ứng kịp thời. Thực tế đòi hỏi cán bộ Tín dụng luôn phải học hỏi, trau dồi kiến thức nghiệp vụ và cả những kiến thức tổng hợp khác một cách thường xuyên. Do đó để nâng cao chất lượng Tín dụng, Chi nhánh huyện Võ Nhai cũng nên đề ra chính sách phát triển nguồn nhân lực và chăm lo việc đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn của các cán bộ với một số biện pháp như:
-Chuyên môn hoá cán bộ Tín dụng: mỗi cán bộ Tín dụng sẽ được giao phụ trách một nhóm khách hàng nhất định, có những đặc điểm chung về ngành nghề
kinh doanh hoặc loại hình Doanh nghiệp. Việc phân nhóm tuỳ theo năng lực, sở trường, kinh nghiệm của từng cán bộ Tín dụng. Qua đó, cán bộ Tín dụng có thể hiểu biết khách hàng một cách sâu sắc, tập trung vào một công việc của mình và giảm chi phí trong điều tra, tìm hiểu khách hàng, giảm sai sót trong quá trình thẩm định, góp phần nâng cao chất lượng Tín dụng.
-Đào tạo các kỹ năng: Chi nhánh cần đào tạo cán bộ Tín dụng theo các kỹ năng như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng điều tra, kỹ năng phân tích, kỹ năng viết, kỹ năng đàm phán...
-Có cơ chế khen thưởng, đãi ngộ hợp lý đối với các cán bộ Tín dụng, thưởng phạt nghiêm minh: những cán bộ Tín dụng thiếu tinh thần trách nhiệm, làm thất thoát vốn, vi phạm cơ chế cần được xử lý nghiêm khắc, đặc biệt đối với những cán bộ Tín dụng có hành vi tiêu cực làm ảnh hưởng đến lợi ích của Ngân hàng. Tuỳ theo mức độ có thể áp dụng các hình thức xử lý, kỷ luật như: chuyển công tác khác, tạm đình chỉ, sa thải... Ngoài việc nâng cao trách nhiệm của cán bộ NH phải có chế độ khen thưởng đối với những cán bộ có thành tích xuất sắc trong hoạt động Tín dụng. Đây là việc làm quan trọng nhằm giải quyết tình trạng cán bộ Tín dụng “ngại” cho vay. Do yếu tố tâm lý cán bộ Tín dụng cho rằng nếu cho vay thu nợ hàng trăm tỷ cũng không được khen tặng, tăng lương nhưng chỉ cần một phát sinh quá hạn là bị chỉ trích, xử lý và bị coi là yếu kém.
3.4.2.4. Tăng cường công tác tư vấn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa
Do nhiều đặc điểm hạn chế của doanh nghiệp nhỏ và vừa mà đôi khi họ có những ý tưởng rất nhạy bén, sáng tạo nhưng lại không đủ khả năng lập nên một dự án khả thi, một phương án SXKD hiệu quả. Khi ấy, rất cần các cán bộ NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Võ Nhai gợi ý, tư vấn để Doanh nghiệp có thể được nhận tài trợ từ Ngân hàng. Như cung cấp các thông tin về kinh tế, giá cả thị trường, điều luật quy định của pháp luật, cung cấp kinh nghiệm từ các dự án khác có liên quan. Cán bộ cũng nên hướng dẫn quy trình, các bước tiến hành,
cùng Doanh nghiệp tìm ra thiếu sót để khắc phục và đưa ra được một dự án, phương án sản xuất kinh doanh chuẩn xác, hiệu quả.
Tư vấn là một công việc khó khăn, bởi nó không chỉ đòi hỏi trình độ chuyên môn nghiệp vụ Tín dụng của cán bộ NHNo&PTNT Võ Nhai mà còn cả trình độ về lĩnh vực kinh doanh của Doanh nghiệp vay vốn. Để thực hiện tốt công tác tư vấn cho Doanh nghiệp vay vốn, người tư vấn phải trau dồi kiến thức một cách tổng quan, bám sát thực tiễn, nhiệt tình hỗ trợ Doanh nghiệp tháo gỡ vướng mắc nhưng cũng phải thật sự khách quan. Cán bộ NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Võ Nhai cần đẩy mạnh công tác tư vấn cho Doanh nghiệp, đóng vai trò định hướng tránh tình trạng làm hộ, làm thay hay áp đặt cho Doanh nghiệp.
3.4.2.5. Đẩy mạnh công tác huy động vốn, tăng cường khai thác những nguồn vốn có chi phí thấp
Để có thể mở rộng Tín dụng hơn nữa cho các Doanh nghiệp nhỏ và vừa đồng thời gắn với việc nâng cao chất lượng Tín dụng thì một giải pháp quan trọng là phải tạo được nguồn vốn bền vững, ổn định với chi phí thấp và quy mô đủ lớn.Tiền gửi dân cư tuy số lượng của từng cá nhân không nhiều nhưng số lượng người gửi lại đông đảo, lãi suất tiền gửi tiết kiệm thấp nên chi phí hạ và nguồn tiền này cũng tương đối ổn định. Vì vậy, Chi nhánh nên đẩy mạnh huy động nguồn tiền từ đối tượng này với một số giải pháp sau:
- Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn. Ngoài các hình thức huy động truyền thống cần đưa ra các hình thức mới đa dạng hơn và hấp dẫn hơn như: Tiết kiệm trọn kì lãnh lãi, tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm Lộc Trường An... và hàng loạt chương trình khuyến mãi tặng thưởng liên tục khi khách hàng gửi tiền. Trong bối cảnh hiện nay khi mà các Ngân hàng đang cạnh tranh nhau ngày một gay gắt không chỉ bằng lãi suất huy động mà còn bằng nhiều hình thức khác thì NHNo&PTNT Võ Nhai càng phải nên chuyên biệt hoá sản phẩm cũng
như dịch vụ của Ngân hàng mình như thủ tục nhanh chóng thuận tiện, giảm bớt được cả thời gian cho Ngân hàng và cho khách hàng.
- Duy trì và phát triển thêm nhiều mối quan hệ Tín dụng với các Doanh nghiệp truyền thống. Đây là những đối tác quan trọng của Ngân hàng vừa là khách hàng vay vốn của Ngân hàng, vừa là đối tác cung cấp nguồn vốn cho Ngân hàng. Lợi thế của nguồn vốn này là chi phí thấp do chủ yếu là các khoản tiền gửi không kì hạn như tiền lương của cán bộ công nhân viên chưa đến kì trả, hay là tiền nguyên vật liệu chưa thanh toán...
- Xây dựng chính sách lãi suất mềm dẻo, linh hoạt. Đây là vấn đề mà trong thời gian vừa qua NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Võ Nhai thực hiện tương đối tốt. Tuy nhiên, vẫn cần phải thực hiện tốt hơn, chi tiết hơn, đa dạng nhiều mức lãi suất ứng với từng nguồn vốn, đồng thời phải luôn cân đối, hợp lý trong tổng nguồn vốn.
- Chính sách chăm sóc khách hàng phải được nâng lên, đa dạng hoá các hình thức thanh toán để tạo sự tiện lợi cho khách hàng.