Để đánh giá được thực trạng phát triển nguồn nhân lực tại Điện lực Bắc Hà tỉnh Lào Cai, đề tài sử dụng kết hợp cả hai loại phân tích: phân tích định tính và định lượng. Hai phương pháp phân tích này sẽ hỗ trợ tích cực cho nhau trong việc làm sáng tỏ các nhận định hoặc rút ra các kết luận của vấn đề nghiên cứu.
Nguồn số liệu phục vụ cho nghiên cứu đánh giá được thu thập từ hai nguồn: (1) Nguồn số liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra trực tiếp bằng việc sử dụng phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp lao động hiện đang công tác tại Điện lực Bắc Hà. (2) Nguồn số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo, các kết quả nghiên cứu, các số liệu đã được công bố chính thức của các cơ quan, tổ chức.
2.2.1.1. Thu thập số liệu sơ cấp
- Phương pháp phỏng vấn điều tra cá nhân trực tiếp: Tác giả đến gặp trực
tiếp hoặc gọi điện thoại đối tượng được điều tra để phỏng vấn theo một số nội dung được chuẩn bị từ trước.
* Cách thức chọn mẫu điều tra: Nghiên cứu sử dụng số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách phát phiếu điều tra người lao động làm việc tại Điện lực Bắc Hà. Theo số liệu báo cáo nhân lực của Điện lực Bắc Hàđến hết tháng12năm 2019 là 52 người. Tác giả nghiên cứu thực hiện điều tra toàn bộ với cỡ mẫu là 52 mẫu.
Bảng 2.1: Cơ cấu bảng số liệu điều tra
Đối tượng Số phiếu Tỷ lệ %
Công nhân 42 80,8
Quản lý, trưởng phòng, đội trưởng, tổ trưởng 10 19,2
Tổng 52 100
*Nội dung điều tra: Bằng việc phát phiếu điều tra khảo sát, lấy ý kiến đánh
giá của nhân viên đối với từng nội dung công tác phát triển nguồn nhân lực của Điện lực Bắc Hà tỉnh Lào Cai mà cụ thể ở đây là sự đánh giá của nhân viên về công tác tuyển dụng, môi trường làm việc, chính sách của cơ quan và công tác quản lý, thù lao và khen thưởng, đào tạo và phát triển nghề sẽ đưa ra được cái nhìn khách quan về công tác phát triển nhân lực tại Điện lực Bắc Hà, tỉnh Lào Cai.
Thời gian điều tra:từ tháng 10 đến tháng 11 năm 2019. - Đánh giá bằng thang đo Likert 5 bậc như sau
Bảng 2.2: Thang đo Likert
Mức Lựa chọn Khoảng Mức đánh giá
5 Rất đúng/Rất đồng ý 4,21- 5,00 Rất tốt
4 Đúng/Đồng ý 3,41- 4,2 Tốt
3 Không có ý kiến 2,61- 3,4 Trung bình
2 Không đúng/Không đồng ý 1,81- 2,60 kém 1 Rất không đúng/Rất không đồng ý 1 - 1,8 Rất kém
Bảng 2.3: Tổng hợp tiêu chí nghiên cứu cho bảng hỏi
Nội dung khảo sát Nguồn 1. Đánh giá về kỹ năng nghề nghiệp của nguồn nhân lực tại công ty
Giao tiếp với đồng nghiệp Đỗ Hoàng Sơn (2012)
Vận dụng kiến thức chuyên môn Nguyễn Duy Dũng (2008)
Kinh nghiệm thuyết trình Nguyễn Văn Phức (2010)
Kỹ năng làm việc nhóm Đức Vượng (2008)
Kỹ năng xử lý vấn đề và ra quyết định Nguyễn Duy Dũng (2008)
2. Đánh giá về năng lực đội ngũ lãnh đạo, quảnlý
Đội ngũ lãnh đạo có kỹ năng giải quyết vấn đề Nguyễn Duy Dũng (2008)
Đội ngũ quản lý có trình độ Nguyễn Văn Phức (2010)
Đội ngũ lãnh đạo có tâm huyết với công ty Nguyễn Cao Thịnh (2010) Đội ngũ lãnh đạo chấp hành tốt quy định của công ty Nguyễn Anh Thư (2012)
3. Đánh giá về các hoạt động phát triển nguồn nhân lực tại công ty 3.1 Công tác tuyển dụng00
1. Đơn vị sử dụng đa dạng các biện pháp đánh giá
trong việc tuyển dụng và lựa chọn nhân viên ngay Trần Xuân Cầu (2008) 2. Quy trình tuyển dụng được thực hiện một cách rõ
ràng, đầy đủ, công khai, minh bạch Nguyễn Văn Phức (2010) 3. Lựa chọn một cách bình đẳng, công bằng Nguyễn Cao Thịnh (2010) 4. Thực hiện việc phân tích công việc Nguyển Quang Anh (2014) 5. Theo dõi, đánh giá thường xuyên cho các nhân viên
mới được tuyển dụng Nguyễn Cao Thịnh (2010)
3.2 Đào tạo và phát triển
1. Tổ chức các chương trình định hướng và hỗ trợ
cho nhân viên mới được tuyển dụng Nguyển Quang Anh (2014) 2. Thiết lập và thực hiện chương trình đào tạo sẽ
giúp nhân viên phát triển các kỹ năng nghề nghiệp và
kiến thức Tạ Ngọc Hải (2010)
Nội dung khảo sát Nguồn
đáng
4. Tổ chức đánh giá năng lực nhân viên thườngxuyên Nguyễn Duy Dũng (2008)
3.3 Bố trí và sử dụng nhân lực
1. Anh/Chị nắm rõ được công việc, trách nhiệm,
quyền hạn của mình? Tạ Ngọc Hải (2010)
2. Anh/Chị nắm rõ được công việc, trách nhiệm,
quyền hạn của các nhân viên khác trong tổ chức Nguyển Quang Anh (2014) 3. Bản phân công công việc của Anh/Chị là rõ ràng, dễ
hiểu Nguyễn Duy Dũng (2008)
4. Hệ thống tiêu chí đánh giá công việc của anh chị
hiện rất rõ ràng và dễ vận dụng Nguyển Quang Anh (2014)
3.4 Chính sách tạo động lực
1. Bạn tin rằng mức lương của bạn rất cạnh tranh so
với thị trường lao động trong nước Nguyễn Duy Dũng (2008) 2. Bạn hài lòng với chính sách tăng lương và các phúc
lợi khác Nguyển Quang Anh (2014)
3. Nếu có người đề nghị với bạn một côngviệc tương
tự ở chỗ khác, bạn sẽ từ chối Nguyễn Anh Thư (2012)
Nguồn: Tác giả tổng hợp 2.2.1.2. Thu thập số liệu thứ cấp
Các báo cáo tổng kết công tác sản xuất kinh doanh tại Điện lựcBắc Hà và các báo tổng kết của Công ty Điện lực Lào Cai giai đoạn 2017 - 2019.
Các số liệu sản xuất kinh doanh trong các báo cáo kinh doanh quý, năm của Điện lực Bắc Hà giai đoạn 2017-2019.
2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin
Các tài liệu sau khi thu thập được tiến hành tính toán các tiêu chí phù hợp với việc phân tích của đề tài. Tác giả phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông tin. Tiến hành lập bảng biểu đối với các thông tin là số liệu.
việc phân tích. Các công cụ, kỹ thuật phân tích được xử lý trên Excel, kết hợp phương pháp mô tả để phản ánh thực trạng…
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin
2.2.3.1. Thống kê mô tả
Đây là phương pháp nghiên cứu dựa vào việc mô tả sự biến động, cũng như xu hướng phát triển của hiện tượng qua số liệu thu thập được. Phương pháp này được dùng để tính, đánh giá các kết quả nghiên cứu từ các phiếu điều tra.
Tác giả thực hiện thu thập, phân tích và trình bày dữ liệu nghiên cứu bằng các bảng biểu, đồ thị, biểu đồ.vv.. để mô tả thực trạng công tác phát triển nguồn nhân lực Điện lực Bắc Hà từ năm 2017 đến năm 2019 dựa trên các số liệu được cung cấp từ Điện lực. Dựa trên những kết quả thu thập được để từ đó đánh giá thực trạng công tác phát triển nguồn nhân lực cũng như đưa ra được giải pháp hoàn thiện công tác phát triển nguồn nhân lực tại Điện lực Bắc Hà.
Ngoài ra tác giả thu thập thông tin ý kiến của các CBCNV nhằm đánh giá, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác phát triển nguồn nhân lực tại Điện lực Bắc Hà hiện nay.
- Phương pháp nghiên cứu so sánh: qua thông tin thu thập đã có những so sánh đúng đắn nhất về doanh nghiệp. Ngoài ra, tác giả cũng sử dụng thêm một số phương pháp cụ thể của khoa học về quản trị phát triển nguồn nhân lực.
- Phương pháp tổng hợp, xử lý kết quả: Tổng hợp và xử lý kết quả điều tra được xử lý bằng phương pháp thống kê trên phần mềm Excel.
2.2.3.2.Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh chủ yếu dùng trong phân tích hoạt động kinh tế, so sánh sự thay đổi của các tiêu chí qua các năm. Tùy thuộc mục đích phân tích mà xác định gốc so sánh. Gốc so sánh được chọn thường là gốc về thời gian hoặc không gian, kỳ phân tích được lựa chọn là kỳ báo cáo hoặc kỳ kế hoạch, giá trị so sánh có thể sử dụng là số tuyệt đối hoặc tương đối hoặc số bình quân.
Thông qua số bình quân, tần suất, số tối đa, tối thiểu. Phương pháp thống kê so sánh bao gồm cả so sánh số tuyệt đối và so sánh số tương đối nhằm đánh giá động thái phát triển của hiện tượng, sự vật theo thời gian và không gian.
sánh để theo dõi, xem xét và phân tích sự biến động của các tiêu chí phản ánh nguồn nhân lực qua các năm, từ đó mô tả được thực trạng công tác phát triển nguồn nhân lực. Từ những so sánh, phân tích này, đề án sẽ rút ra ưu điểm, hạn chế của các đối tượng làm cơ sở cho việc đề ra những giải pháp hoàn thiện công tác phát triển nguồn nhân lực