2.2.1. Các chỉ tiêu định lượng
2.2.1.1. Các chỉ tiêu đánh giá về khả năng sinh lời a. Doanh thu
Bảng 2.1 Kết quả doanh thu HĐKD của FPTS giai đoạn 2016 -2020
DT môi giới CK 85,292 129,14
2 171,355 99,703 193,889 DT bảo lãnh, đại lý phát hành CK 200 270
DT lưu ký CK 6,589 9,086 11,986 8,624 8,629
DT tư vấn TC 14,211 16,047 18,595 17,050 18,899
Lãi từ các khoản cho vay và PT 141,969 143,22 2
207,64 1
201,887 189,864 Lãi từ các TSTC ghi nhân thông
qua lãi/lỗ (FVTPL) 31,072 18,814 284,551 59,149 -7,846
Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 2020 DT HĐKD 100% 100% 100% 100% 100% DT MGCK 30.5% 40.8% 24.6 % 25.8% 48.5% DT bảo lãnh, đại lý phát hành CK 0.07% 0.04% DT lưu ký CK 2.36% 2.87% 1.72 % 2.23% 2.14% DT tư vấn TC 5.08% 5.07% 2.67 % 4.41% 4.69%
Lãi từ các khoản cho vay và phải thu 50.77% 45.25% 29.9 %
52.22% 47.1% Lãi từ các TSTC ghi nhân thông qua
lãi/lỗ(FVTPL) 11.11% 5.94% 40.9 % 15.3% -2.45% Thu nhập khác 0.11% 0.07 0.17 % 0.04% 0.02%
(Nguồn BCTC của FPTS qua các năm )
Từ bảng trên ta dễ dàng nhận thấy, nếu nhìn chung từ năm 2016 đến năm 2020 thì doanh thu HĐKD của FPTS có xu hướng tăng dần. Tuy nhiên từ năm 2018 đến năm 2019 doanh thu của công ty bị sụt giảm mạnh từ 695,244 triệu đồng xuống còn 386,645 triệu đồng, giảm 308,599 triệu đồng, tương ứng với mức giảm 44.39% chỉ trong vòng 1 năm, đến năm 2020 mới bắt đầu tăng trở lại. Sự sụt giảm này có thể là do năm 2018 TTCK Việt Nam đã thiết lập đỉnh lịch sử 1200 điểm và sau đó tuột dốc không phanh xuống mức 880 điểm. Dòng tiền tập trung vào chứng khoán giúp cho số lượng giao dịch chứng khoán của công ty tăng mạnh nhờ đó mà doanh thu của công ty cũng tăng lên. Tuy nhiên, sau khi chỉ số VN-Index giảm mạnh thì số lượng giao dịch cũng giảm theo và vì thế mà doanh thu của công ty đã giảm đi nhiều. Đến năm 2020 khi dòng tiền lại một lần nữa trở lại với chứng khoán thì doanh thu của công ty mới được cải thiện. Điều đó thể công ty đã rất cố gắng để duy trì hoạt động kinh doanh và vượt lên những khó khăn của thị trường.
Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 2020
Doanh thu MGCK 85,292 129,142 171,355 99,703 193,889
DT HĐKD 279,609 316,505 695,244 386,645 403,535
Tỷ trọng 30.5% 40.8% 24.6% 25.8% 48.5%
(Nguồn : Tính toán dựa trên dữ liệu của Bảng 2.1)
Vì đã thành lập được một thời gian tương đối dài, nên FPTS đã có đủ điều kiện để kinh doanh rất nhiều các nghiệp vụ chứng khoán khác nhau. Do đó nguồn thu của công ty cũng rất đa dạng. Từ các số liệu tổng hợp được ở trên ta có thể thấy nguồn thu chủ yếu đến từ hoạt động môi giới chứng khoán, lãi từ các khoản cho vay và phải thu và lãi từ các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ. Đây là các nguồn đem lại doanh thu ổn định cho công ty. Ngoài ra, các nguồn thu khác tuy chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng cũng đã mang lại hiệu quả làm đa dạng hóa các khoản thu cho công ty. Nếu có hướng phát triển phù hợp sẽ có thể mang lại nguồn thu lớn hơn trong tương lai. Để xem xét một cách cụ thể về những sự thay đổi trong doanh thu của công ty chúng ta sẽ đi sâu vào các khoản mục cụ thể:
- Doanh thu hoạt động môi giới chứng khoán
Bảng 2.3. DT HĐKD và tỷ trọng DT hoạt động MGCK giai đoạn 2016-2020
(Nguồn: bảng 2.1 và bảng 2.2)
Loại doanh thu này luôn chiếm một tỷ lệ cao trong cơ cấu tổng doanh thu HĐKD của FPTS do đối tượng khách hàng của công ty rất đa dạng : KHCN, KHDN, khách hàng trong nước và cả nước ngoài. Từ biểu đồ 2.1 ta có thể thấy khoản mục doanh thu này của công ty biến động tương tự như tổng doanh thu HĐKD, tăng dần từ năm 2016 đến 2018 sau đó giảm dần và đến 2020 mới tăng trở lại. Cụ thể năm 2016 doanh thu hoạt động môi giới chứng khoán của công ty chỉ là 85,292 triệu đồng đến năm 2018 đã tăng lên 171,355 triệu đồng, tăng 86,063 triệu đồng, tương ứng tăng
Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 2020
biến động mạnh mẽ, chỉ số VN- Index đạt đến đỉnh cao 1204 điểm, tăng 22% và trở thành chỉ số chứng khoán tăng mạnh nhất thế giới. Bên cạnh đó, số lượng giao dịch và số lượng tài khoản mở mới cũng tăng đột biến. Chỉ tính riêng trong năm 2018 khối lượng khớp lệnh trung bình trên toàn thị trường đã lên đến 6.530 tỷ đồng/ ngày, tương ứng tăng 29% so với năm 2017. Khối lượng giao dịch lớn cũng góp phần làm cho doanh thu từ khoản mục này của công ty tăng lên.
Sau khi đạt đỉnh cao 1204 điểm thì chỉ số VN- Index đã trượt dốc không phanh xuống còn 880 điểm. Từ thời điểm đó, TTCK Việt Nam không còn được các nhà đầu tư ưa chuộng như trước đây, dòng tiền không còn tập trung vào chứng khoán nữa do đó doanh thu của công ty năm 2019 ghi nhận một mức sụt giảm tương đối mạnh từ 171,355 triệu đồng xuống còn 99,703 triệu đồng, giảm 41.8% chỉ trong vòng 1 năm. Ngoài ra, nguyên do lý giải cho việc giảm xuống một cách nhanh chóng của doanh thu là hoạt động môi giới của công ty còn nhiều bất cập trong khâu thủ tục, giấy tờ. Hiện nay, công ty chưa cung cấp dịch vụ mở tài khoản online qua SkyC cho khách hàng. Do đó khách hàng muốn mở tài khoản cần phải trực tiếp đến đăng kí tại công ty. Điều này khiến cho khách hàng phải mất nhiều thời gian, công sức đi lại hơn. Không chỉ vậy, các chi nhánh của công ty chỉ tập trung ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, chưa được mở tại các tỉnh thành có kinh tế - xã hội phát triển khác như: Quảng Ninh, Hải Phong,.... Đây là những nơi mà người dân có tiềm lực kinh tế lớn cũng như chưa được biết và tiếp xúc nhiều với các kênh đầu tư chứng khoán. Bởi vậy, nếu công ty có thể tiếp cận thị trường này thì sẽ đạt được những bước tiến lớn trong tương lai.
Đến năm 2020, bất chấp những ảnh hưởng của dịch Covid - 19, doanh thu hoạt động môi giới chứng khoán của công ty đã tăng trở lại và đạt mức 193,889 triệu đồng - một mức cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây. TTCK Việt Nam năm 2020 đã phục hồi mạnh mẽ sau mức sụt giảm mạnh chưa từng thấy xuống 662 điểm vào tháng 3. Do đó dòng tiền đã chảy mạnh vào kênh đầu tư chứng khoán. Số lượng những nhà đầu tư mới tham gia thị trường cao đột biến. Theo một thống kê mới nhất thì tính đến cuối năm 2020, đã có 332,886 khách hàng đăng ký mở tài khoản mới tại công ty. Sự sôi động của thị trường cộng với sự tham gia đông đảo của các nhà đầu tư mới đã đẩy thanh khoản thị trường lên một mức cao chưa từng thấy với phiên giao dịch đạt gần 23.562 tỷ đồng ở hai sàn HOSE và HNX trong ngày 15 tháng 6 năm 2020. Không chỉ
31
vậy, trong tháng 12 năm 2020, giá trị khớp lệnh cũng đạt đến hơn 10.000 tỷ đồng/phiên.
- Lãi từ các khoản cho vay và phải thu
Bảng 2.4. DT HĐKD và tỷ trọng lãi từ các khoản cho vay và phải thu
DT HĐKD 279,609 316,50
5 695,244 5386,64 403,535
Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 2020
FVTPL 31,072 18,814 284,551 59,149 -7,846
DT HĐKD 279,609 316,505 695,244 386,645 403,535
Tỷ trọng 11.11% 5.94% 40.9% 15.3% -2.45%
(Nguồn: bảng 2.1 và bảng 2.2)
Biểu đồ 2.2. Tỷ trọng lãi từ các khoản cho vay và phải thu so với DT HĐKD
800,000
Có thể nói đây là khoản mục đem lại thu nhập lớn nhất trong tổng doanh thu HĐKD của công ty. Cụ thể là năm 2018 khoản mục này chiếm đến 52.22% tổng doanh thu HĐKD. Điều này phần nào thể hiện đây là một nguồn thu quan trọng, luôn được công ty chú ý mở rộng và phát triển. Từ bảng 2.4, chúng ta dễ dàng nhận thấy từ năm 2016 đến năm 2018 lãi từ các khoản cho vay và phải thu của công ty tăng dần từ
141,969 triệu đồng lên 207,641 triệu đồng, tăng 46.26%. Sở dĩ lãi từ khoản mục này của FPTS tăng mạnh như vậy là do công ty luôn hướng đến việc đẩy mạnh hoạt động cho vay margin. Đặc biệt trong năm 2018, công ty đã thông qua phương án vay ngân hàng TCB 350,000 triệu đồng trong thời gian một tháng để đáp ứng hoạt động cho vay ký quỹ. Theo báo cáo tài chính cuối năm 2018 của FPTS, số dư phải thu từ hoạt động margin của công ty lên đến 1.515 tỷ đồng, tăng hơn 200 tỷ đồng so với đầu năm. Tuy nhiên, từ năm 2018 đến năm 2020 lãi từ các khoản cho vay và phải thu của FPTS lại có xu hướng giảm dần từ 207,641 triệu đồng xuống còn 189,864 triệu đồng, giảm 8.56%. Điều này có thể là do sự biến động mạnh mẽ của TTCK đã khiến cho kênh đầu tư này trở nên rủi ro hơn trong mắt các nhà đầu tư. Cũng bởi vậy họ đã hạn chế việc sử dụng đòn bẩy trong đầu tư để giảm thiểu rủi ro. Tuy vậy, đây vẫn là khoản mục được coi là “gà đẻ trứng vàng” của các công ty chứng khoán nói chung và FPTS nói riêng.
- Lãi từ các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi lỗ
Bảng 2.5. DT HĐKD và tỷ trọng lãi từ các TSTC ghi nhận thông qua lãi lỗ
Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 2020 DT lưu ký CK 6,589 9,086 11,986 8,624 8,629 DT HĐKD 279,609 316,505 695,244 386,645 403,535 Tỷ trọng 2.36% 2.87% 1.72% 2.23% 2.14% 2016 2017 2018 2019 2020 DT tư vấn TCDN 14,211 16,047 18,595 17,050 18,899 DT HĐKD 279,609 316,505 695,244 386,645 403,535 Tỷ trọng 5.08% 5.07% 2.67% 4.41% 4.69%
Biểu đồ 2.3. Biến động của lãi từ các TSTC ghi nhận thông qua lãi lỗ trong giai đoạn 2016-2020
Qua biểu đồ 2.3 ta có thể thấy loại doanh thu này của FPTS biến động rất thất thường. Cụ thể năm 2016 chỉ đạt mức 31,072 triệu đồng, nhưng đến năm 2018 đã tăng mạnh lên mức 284,551 triệu đồng, tương ứng tăng 815.78 % - một mức tăng cao chưa từng thấy trong vòng 5 năm trở lại đây. Khoản lãi khổng lồ này đến từ việc công ty đã đầu tư 13,45 triệu cổ phiếu của công ty May Sông Hồng. Theo BCTC quý 4 năm 2018, công ty đã ghi nhận khoản tiền lãi lên đến 252,230 triệu đồng. Đến năm 2020 lãi từ các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi lỗ của công ty đã bị âm 7,846 triệu đồng do FPTS đã thực hiện việc đánh giá lại cổ phiếu MSH. Tuy khoản mục này biến động lên xuống thất thường nhưng cũng đã phần nào thể hiện được công ty đã cố gắng hết mình để duy HĐKD trong điều kiện thị trường trong và ngoài nước còn vô vàn những khó khăn và rủi ro như hiện nay.
- Doanh thu nghiệp vụ lưu ký chứng khoán
Bảng 2.6. DT HĐKD và doanh thu nghiệp vụ lưu ký chứng khoán
Đơn vị: triệu đồng
(Nguồn: bảng 2.1 và bảng 2.2)
Đây là hoạt động đem lại nguồn thu khá ổn định cho FPTS nhưng chỉ chiếm 1 - 2% trên tổng doanh thu HĐKD của công ty. Từ năm 2016 đến năm 2018 doanh thu từ nghiệp vụ này của FPTS có chiều hướng tăng từ 6,589 triệu đồng lên 11,896 triệu đồng, tăng 80.54%. Tuy nhiên từ năm 2018 đến năm 2020 khoản mục này lại có xu hướng giảm dần từ 11,896 triệu đồng xuống còn 8,629 triệu đồng, giảm 27.46%. Nguyên nhân của sự sụt giảm này có thể là do công ty đã áp dụng mức phí lưu ký mới theo như thông báo tại thông tư 127/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 27 tháng 12 năm 2018. Theo đó, kể từ ngày 15 tháng 2 năm 2019 mức phí lưu ký chứng khoán sẽ được điều chỉnh giảm. Cụ thể “mức phí lưu ký với cổ phiếu, chứng quyền, chứng chỉ quỹ là 0.3 đồng/tháng”, giảm 0.1 đồng so với mức phí cũ là 0.4 đồng/tháng. Vì vậy, doanh thu từ nghiệp vụ này của công ty cũng giảm theo.
- Doanh thu hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp
Bảng 2.7. DT HĐKD và doanh thu hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp
Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 2020
DT bảo lãnh, đại lý PH 200 270
DT HĐKD 279,609 316,505 695,244 386,645 403,535
Tỷ trọng 0.07% 0.04%
(Nguồn: bảng 2.1 và bảng 2.2)
Doanh thu nghiệp vụ tư vấn tài chính nghiệp của FPTS chủ yếu đến từ các hoạt động tư vấn phát hành, niêm yết, tư vấn về các vấn đề quản trị doanh nghiệp, mua bán sáp nhập doanh nghiệp,.. .Nghiệp vụ này ngày càng mang lại nhiều thu nhập cho công ty. Đồng thời cũng là hoạt động được ban lãnh đạo chú tâm tới và có ý định mở rộng, phát triển trong tương lai. Nhìn chung, từ năm 2016 đến năm 2020 doanh thu hoạt động tư vấn tài chính của công ty có xu hướng tăng từ 14,211 triệu đồng lên 18,899 triệu đồng, tăng 32.98% trong vòng 5 năm. Điều này đã thể hiện công ty đã đảm nhiệm tốt vai trò của mình trong các việc tư vấn tài chính cho khách hàng. Nếu có hướng phát triển tốt đây sẽ là nguồn thu đầy hứa hẹn cho công ty trong thời gian sắp tới.
- Doanh thu hoạt động bảo lãnh, đại lý phát hành
Bảng 2.8. DT HĐKD và doanh thu hoạt động bảo lãnh, đại lý phát hành
Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 2020 CP HĐKD 68,656 78,475 135,872 107,575 143,257 CP QLDN 36,369 43,854 50,532 52,058 53,194 CP TC 198 86 130 CP khác 11,946 16,842 26,366 16,338 22,417 Tổng chi chí 117,169 139,257 212,900 175,971 218,868 (Nguồn: bảng 2.1 và bảng 2.2)
Từ bảng 2.8 có thể thấy được doanh thu từ hoạt động này chiếm tỷ trọng rất nhỏ, chưa đến 0,1% trong tổng doanh thu HĐKD của FPTS. Không chỉ vậy, vào các năm 2017, năm 2019 và 2020 doanh thu từ khoản mục này là không có. Tuy vậy, đây cũng là nguồn thu góp phần làm đa dạng cơ cấu doanh thu cho công ty.
b. Chi phí
Bảng 2.9. Cơ cấu chi phí của FPTS giai đoạn 2016 -2020
Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 2020
Doanh thu HĐKD 279,609 316,505 695,244 386,645 403,535
Chi phí HĐKD 68,656 78,475 135,872 107,575 143,257
Tỷ trọng CP/DT 24.6% 24.8% 19.5% 27.8% 35.5%
(Nguồn BCTC của FPTS qua các năm )
Biểu đồ 2.4. Cơ cấu chi phí của FPTS giai đoạn 2016 - 2020
Qua số liệu từ bảng 2.9, chúng ta có thể thấy chi phí của FPTS trong vòng 5 năm gần đây có chiều hướng tăng. Cụ thể năm 2016 tổng chi phí của FPTS chỉ là 117,169 triệu đồng đến năm 2020 đã tăng lên mức 218,868 triệu đồng, tăng 101,699 triệu đồng, tương ứng tăng 86.8%. Nhìn vào bảng tổng kết ta có thể nhận ra năm 2018 và năm 2020 là 2 năm tổng chi phí tăng mạnh hơn cả mà nguyên nhân chủ yếu là bởi chi phí hoạt động kinh doanh tăng. Mặc dù chi phí tăng lên nhưng đây không phải là một báo hiệu xấu đối với doanh nghiệp mà do từ năm 2016 đến năm 2020 FPTS đã tích cực phát triển và mở rộng quy mô HĐKD, tăng vốn điều lệ. Điều đó đã thể hiện công ty luôn chú trọng vào các hoạt động kinh doanh của mình. Đồng thời qua đó cũng cho thấy sự chuyên nghiệp và nhạy bén của các cấp quản lý trong công ty bởi chỉ khi kiểm soát tốt chi phí thì HĐKD mới hiệu quả. Để có thể hiểu rõ hơn, chúng ta đi vào các khoản chi phí cụ thể:
- Chi phí hoạt động kinh doanh
Bảng 2.10. Tỷ trọng doanh thu HĐKD và chi phí HĐKD
Chỉ tiêu 2017 so với
2016 2018 so với2017 2019 so với2018 2020 so với2019
Tốc độ thay đổi CP HĐKD 14.3% 73.1% -20.8% 33.17%
Tốc độ thay đổi DT
HĐKD 13.20% 119.66% -44.39% 4.37%
(Nguồn: BCTC của FTS qua các năm)
Biểu đồ 2.5. Sự thay đổi của chi phí HĐKD giai đoạn năm 2016-2020
■Chi phí HĐKD
Khoản mục này của FPTS bao gồm rất nhiều các loại chi phí khác nhau: chi phí