4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.2.3. Chất lượng nhân viên Chi nhánh
3.2.3.1. Trình độ chuyên môn của cán bộ chi nhánh
Agribank chi nhánh huyện Đồng Hỷ có nguồn nhân lực có năng lực, trình độ và kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực ngân hàng. Định kỳ vào đầu mỗi năm tài chính, trong các cuộc họp đều tiến hành thảo luận và phê duyệt kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên chức của chi nhánh trong năm tài chính đó. Tùy vào hoạt động kinh doanh cũng như đánh giá của ban giám đốc và ban kiểm soát mà ngân hàng sẽ định hướng tập trung đào tạo vào các vấn đề cấp thiết và cần nâng cao cho cán bộ nhân viên trong ngân hàng.
Nhằm nâng cao chất lượng nhân lực tại Chi nhánh, trong những năm gần đây, việc đào tạo, bồi dưỡng một cách toàn diện nhân lực gắn liền với công tác quy hoạch cán bộ, gắn với yêu cầu nhân lực của đơn vị đã được quan tâm hàng đầu. Thực trạng trình độ chuyên môn của cán bộ nhân viên chi nhánh huyện Đồng Hỷ được thể hiện cụ thể qua bảng số liệu sau:
Bảng 3.14. Trình độ chuyên môn của cán bộ công chức tại tại Agribank – Chi nhánh huyện Đồng Hỷ
Đơn vị tính: người
Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Tổng lao động 43 100 46 100 46 100 Sau đại học 1 2,33 1 2,17 2 4,35 Đại học 34 79,07 35 76,09 36 78,26 Cao đẳng 2 4,65 3 6,52 3 6,52 Trung cấp 4 9,30 4 8,70 2 4,35 Khác 2 4,65 3 6,52 3 6,52
(Nguồn: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên)
chuyên môn của nguồn nhân lực trong Chi nhánh đó là Chi nhánh hiện chỉ có ít cán bộ công chức có trình độ sau đại học. Đây cũng là một hạn chế mà trong thời gian tới chi nhánh cần phải có biện pháp để khắc phục. Cụ thể năm 2017 và 2018 Chi nhánh chỉ có 1 cán bộ có trình độ sau đại học, năm 2019 thì có thêm 1 cán bộ và chiếm tỷ trọng 4,35% trong tổng số nhân lực của chi nhánh vào năm 2019.
Cán bộ công chức có trình độ đại học chiếm tỷ lệ cao nhất, và có xu hướng tăng theo các năm. Cụ thể năm 2017 cán bộ công chức có trình độ đại học là 34 người trên tổng số 43 cán bộ nhân viên, chiếm tỷ trọng 79,07%. Năm 2018 và 2019 mỗi năm tăng 1 cán bộ so với năm trước, tương ứng với tỷ trọng 76,09% và 78,26% trong tổng số cán bộ nhân viên.
Cán bộ công chức có trình độ cao đẳng, trung cấp chiếm tỷ lệ thấp, khoảng từ 13% đến 15% và có xu hướng giảm dần. Lý do là các cán bộ công chức đã nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao trình độ cũng như được sự quan tâm, tạo điều kiện của lãnh đạo Chi nhánh. Ngoài ra, còn một bộ phận trong chi nhánh chưa có bằng từ trung cấp trở lên chiếm khoảng 4% đến 6% trong giai đoạn 2017-2019. Đây là bộ phận bảo vệ, lái xe của chi nhánh, bộ phận chỉ tham gia bảo vệ tài sản cho chi nhánh, không tham gia vào công tác chuyên môn nên không ảnh hưởng đến chất lượng công việc của Chi nhánh.
Trong những năm gần đây, Agribank Chi nhánh huyện Đồng Hỷ đã chủ động chọn nguồn, chủ động đề xuất, cử cán bộ đi đào tạo, nhất là ở các lĩnh vực lý luận chính trị, sau đại học… đồng thời chịu trách nhiệm phân công công việc khi họ được đào tạo trở về. Do vậy, hầu hết cán bộ sau đào tạo đều được phân bổ vào những vị trí, công việc phù hợp, phát huy tốt năng lực chuyên môn, hiệu quả công tác được nâng cao rõ rệt. Trong những năm tới đây, trình độ cán bộ nhân viên của Chi nhánh sẽ được tăng lên đáng kể.
càng được cải thiện, phong cách làm việc không ngừng đổi mới với trình độ nghiệp vụ ngày càng chuyên sâu nên có thể đảm bảo quản lý rủi ro tín dụng tín dụng hộ tại Chi nhánh.
3.2.3.2. Sự tuân thủ quy trình cấp tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp
- Quy trình cấp tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp
Hình 3.3. Sơ đồ quy trình cấp tín dụng đối với hộ sản xuất, cá nhân tại Agribank – Chi nhánh huyện Đồng Hỷ
(Nguồn: Phòng tín dụng Agribank Chi nhánh huyện Đồng Hỷ
Quy trình cấp tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp của Agribank Chi nhánh huyện Đồng Hỷ bao gồm các bước sau:
- Bước 1: Lập hồ sơ vay vốn
Bước này do cán bộ tín dụng thực hiện ngay sau khi tiếp xúc khách hàng, và cần thu thập các thông tin như: Năng lực pháp lý, năng lực hành vi
Lập hồ sơ vay vốn Phân tích tín dụng Ra quyết định tín dụng Giải ngân Giám sát tín dụng Thanh lý hợp đồng tín dụng
dân sự của khách hàng; khả năng sử dụng vốn vay; khả năng hoàn trả lãi vay.
- Bước 2: Phân tích tín dụng
Phân tích tín dụng là xác định khả năng hiện tại và tương lai của khách hàng trong việc sử dụng vốn vay + hoàn trả nợ vay, nhận xét thái độ, thiện chí của khách hàng làm cơ sở cho việc ra quyết định cho vay.
- Bước 3: Ra quyết định tín dụng
Trong khâu này, chi nhánh sẽ ra quyết định đồng ý hoặc từ chối cho vay đối với một hồ sơ vay vốn của khách hàng, có thể gặp phải 2 sai lầm cơ bản là đồng ý cho vay với một khách hàng không tốt hoặc từ chối cho vay một khách hàng tốt. Cả hai sai lầm đều ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh tín dụng, đặc biệt sai lầm thứ nhất có ảnh hưởng lớn đến chất lượng tín dụng của Chi nhánh.
- Bước 4: Giải ngân
Ở bước này, ngân hàng sẽ tiến hành chuyển tiền cho khách hàng theo hạn mức tín dụng đã ký kết trong hợp đồng tín dụng.
- Bước 5: Giám sát tín dụng
Nhân viên tín dụng thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay thực tế của khách hàng, hiện trạng tài sản đảm bảo, tình hình tài chính của khách hàng… để đảm bảo khả năng thu hồi nợ.
- Bước 6: Thanh lý hợp đồng tín dụng
Tất toán khoản vay: khi khách hàng trả hết nợ, cán bộ tín dụng tiến hành phối hợp với bộ phận kế toán đối chiếu, kiểm tra về số tiền trả nợ gốc, lãi, phí… để tất toán vay. Khi bên vay đã trả xong nợ gốc và lãi thì hợp đồng tín dụng/sổ vay vốn đương nhiên hết hiệu lực và các bên không cần biên bản thanh lý hợp đồng.
triển nông thôn cho đến nay đã được thể chế hóa tương đối đầy đủ, chặt chẽ, đồng bộ, phù hợp với thực trạng khách hàng. Các quy định, chính sách tín dụng đã bao gồm khá toàn diện các nội dung cần thiết mà Chi nhánh cần thực hiện trong quá trình phê duyệt tín dụng.
- Kết quả điều tra các cán bộ Chi nhánh về thực hiện quy trình cho vay và xử lý rủi ro tín dụng
Bảng 3.15. Đánh giá từ phía ngân hàng về việc thực hiện quy trình tín dụng trước khi cho vay
STT Quy trình tín dụng
Số người
Tỷ lệ (%)
1 Thực hiện đầy đủ các bước theo quy trình tín dụng 32 69,57 2 Thực hiện một số bước theo quy trình tín dụng 14 30,43 3 Không thực hiện theo quy trình tín dụng 0 0,00
(Nguồn: tổng hợp từ kết quả khảo sát của tác giả)
Như vậy qua điều tra 46 nhân viên của Ngân hàng về việc thực hiện quy trình tín dụng trước khi cho vay ta thấy 69,57% thực hiện đầy đủ các bước theo quy trình tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp trước khi cho vay, còn lại là 30,43% chỉ thực hiện một số bước theo quy trình tín dụng của Ngân hàng. Như vậy, có thể thấy đây cũng là một trong những nguy cơ dẫn đến rủi ro tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp của Ngân hàng.
Bảng 3.16. Đánh giá từ phía nhân viên Ngân hàng về việc thực hiện quy trình tín dụng trong khi cho vay
STT Quy trình tín dụng Số người Tỷ lệ (%)
1
Thường xuyên kiểm soát khách hàng sau
khi vay vốn 38 82,61
sau khi vay vốn
(Nguồn: tổng hợp từ kết quả khảo sát của tác giả)
Qua điều tra ta thấy có 82,61% nhân viên của Ngân hàng sau khi cho vay thường xuyên tiến hành kiểm soát khách hàng về mục đích sử dụng vốn. Còn lại 17,39% là kiểm soát không thường xuyên khách hàng về mục đích sử dụng vốn sau khi cho vay. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến quản lý rủi ro tín dụng tín dụng hộ của chi nhánh còn chưa tốt.
Về phía khách hàng hộ sản xuất nông nghiệp vay vốn có 39,18% tổng số khách hàng đánh giá tốt về thái độ phục vụ của nhân viên Chi nhánh Ngân hàng; 44,38% số khách hàng đánh giá thái độ phục vụ của nhân viên Chi nhánh là bình thường và có đến 16,43% số khách hàng đánh giá thái độ nhân viên ngân hàng còn kém, chưa nhiệt tình. Đây là một vấn đề ngân hàng cần cải thiện.
3.2.3.3. Sự tuân thủ quy định của bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ
Hoạt động tín dụng của ngân hàng là loại hình có nhiều rủi ro, dễ bị tổn thương khi có gian lận và sai sót bởi vậy việc đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng luôn được quan tâm đặc biệt. Trong đó, bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ có vai trò quan trọng đối với việc đảm bảo quản lý rủi ro tín dụng tín dụng hộ của ngân hàng.
Hiện nay, Agribank chi nhánh huyện Đồng Hỷ đã xây dựng quy trình nghiệp vụ đầy đủ, thiết lập các chốt kiểm soát nhằm ngăn chặn, phát hiện và xử lý các sai phạm nhưng tính hiệu lực của các hoạt động kiểm soát phụ thuộc rất nhiều vào sự tuân thủ các quy định từ phía cán bộ nhân viên. Các bộ phận có liên quan đến công tác tín dụng đã có sự phân tách nhất định, nhưng vẫn còn chưa hoàn toàn độc lập với nhau. Vẫn còn xảy ra nhiều sai phạm trong các hoạt động của ngân hàng, khi nhân viên lợi dụng điểm yếu, những lỗ hổng trong hệ thống KSNB. Bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ còn chư thực hiện đầy đủ quy trình kiểm tra, giám sát khoản vay gây ảnh hưởng đến quản lý rủi
ro tín dụng tín dụng hộ đối với hộ sản xuất nông nghiệp của Chi nhánh.
- Kết quả điều tra cán bộ ngân hàng về chất lượng công tác kiểm soát rủi ro tín dụng
Bảng 3.17. Đánh giá chất lượng công tác kiểm soát rủi ro tín dụng của Chi nhánh
Yếu tố Chỉ tiêu Mức điểm Điểm
TB 1 2 3 4 5 Chất lượng công tác kiểm soát rủi ro tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp Hệ thống chế độ, chính sách tín dụng đồng bộ 3 7 12 13 11 3,48 Quy trình cấp tín dụng đầy đủ, chặt chẽ, phù hợp với thực trạng khách hàng, toàn diện các nội dung cần thiết
0 3 14 13 16 3,91 Bộ phận quan hệ khách hàng, bộ phận thẩm định và bộ phận phê duyệt, quyết định cấp tín dụng đảm bảo sự phân tách độc lập 0 4 13 17 12 3,80 Bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ
tuân thủ quy định của pháp luật và hệ thống quy chế, quy trình nghiệp vụ, quy định nội bộ
0 3 16 16 11 3,76
(Nguồn: tổng hợp từ kết quả khảo sát của tác giả)
Chỉ tiêu được đánh giá cao nhất là “Quy trình cấp tín dụng đầy đủ, chặt chẽ, phù hợp với thực trạng khách hàng, toàn diện các nội dung cần thiết” với mức điểm trung bình là 3,91. Điều này cho thấy, Ngân hàng đã xây dựng được một quy trình cấp tín dụng hợp lý, đảm bảo thu được nguồn thông tin đầy đủ cho việc ra quyết định tín dụng. Vấn đề quan trọng là kiểm soát để các cán bộ tín dụng thực hiện đúng quy trình cấp tín dụng của Chi nhánh.
Chỉ tiêu có số điểm thấp nhất là “Hệ thống chế độ, chính sách tín dụng đồng bộ” với 3,48 điểm. Điều này cho thấy, các chế độ, chính sách tín dụng đối với nhóm khách hàng là hộ sản xuất nông nghiệp của chi nhánh còn có sự chồng chéo, chưa thực sự đồng bộ với nhau, gây ảnh hưởng đến quản lý rủi ro
tín dụng tín dụng hộ.
Hai chỉ tiêu “Bộ phận quan hệ khách hàng, bộ phận thẩm định và bộ phận phê duyệt, quyết định cấp tín dụng đảm bảo sự phân tách độc lập” và “Bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ tuân thủ quy định của pháp luật và hệ thống quy chế, quy trình nghiệp vụ, quy định nội bộ” được đánh giá với mức điểm khá tương đồng là 3,80 và 3,76. Điều này cho thấy, Chi nhánh đã có sự phân tách các bộ phận có liên quan đến quyết định cấp tín dụng đối với khách hàng hộ sản xuất nông nghiệp và bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ khá quan tâm đến các quy trình, quy định của pháp luật và nội bộ. Tuy nhiên, mức điểm này cũng chưa phải là mức điểm cao cho thấy, các yếu tố này còn những lỗ hổng cần có các giải pháp để nâng cao hiệu quả của các bộ phận này.