Chương 2 : ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin
2.3.1.1. Thu thập thông tin thứ cấp
- Sử dụng nguồn thông tin đã được công bố qua các tài liệu của Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên, Phòng thống kê Chi nhánh Huyện Đồng Hỷ, phòng nông nghiệp, UBND huyện, xã …
- Tài liệu công bố tại Ngân hàng Nông nghiệp Chi nhánh Huyện Đồng Hỷ, Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên, NHNN tỉnh Thái Nguyên.
- Nguồn số liệu, thông tin đăng trên tạp chí sách báo, các công trình nghiên cứu của các chuyên gia, báo cáo khoa học, thông tin trên website.
- Các bài báo khoa học đã công bố trên các tạp chí khoa học, các sách đã xuất bản, các luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ,...
2.3.1.2. Thu thập thông tin sơ cấp a. Điều tra qua phiếu điều tra khảo sát
- Đối tượng điều tra:
+ Các cán bộ ngân hàng tại Agribank – Chi nhánh huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên.
Agribank – Chi nhánh huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên. - Tiêu chí chọn mẫu
+ Cán bộ ngân hàng: Mẫu điều tra là cán bộ tín dụng, quản lý tín dụng hoặc bộ phận có liên quan tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên.
+ Đối với khách hàng: là hộ sản xuất nông nghiệp có giao dịch vay vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên.
- Phương pháp chọn mẫu: tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu những khách hàng đến giao dịch tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh huyện Đồng Hỷ.
- Quy mô mẫu:
+ Cán bộ ngân hàng: Chi nhánh có 46 người, số mẫu ít nên tác giả tiến hành điều tra toàn bộ cán bộ ngân hàng thông qua phiếu điều tra khảo sát gửi tới đối tượng điều tra bao gồm toàn bộ cán bộ chi nhánh.
+ Đối với khách hàng
Tổng số hộ sản xuất nông nghiệp đã thực hiện giao dịch với Agribank - chi nhánh Đồng Hỷ tính đến 31/12/2019 là khoảng 7.500 hộ sản xuất nông nghiệp. Áp dụng công thức của Felly David (Giáo trình phương pháp và phương pháp luận nghiên cứu khoa học – Nguyễn Thị Cành) tính quy mô mẫu như sau: n = ) 1 ( ) 1 ( NZ 2 2 2 p p Z Nd p p = ) 5 . 0 1 )( 5 . 0 ( ) 96 . 1 ( ) 05 . 0 ( 7500 ) 5 . 0 1 )( 5 . 0 ( ) 96 . 1 ( 7500 2 2 2 = 365 Trong đó:
n = Quy mô mẫu mong muốn N = Tổng thể mẫu
Z = Độ lệch chuẩn, mức 1.96, tương ứng với mức 95% độ tin cậy
cụ thể, thường mức 50% (0.5)
d = Độ chính xác kỳ vọng, thường để ở mức 0.05
Điều tra toàn bộ cán bộ ngân hàng và các đối tượng khách hàng thông qua phiếu điều tra khảo sát gửi tới toàn bộ các đối tượng điều tra.
* Nội dung phiếu điều tra: phiếu điều tra được thiết kế dựa trên tham
khảo ý kiến của các chuyên gia. Phiếu điều tra gồm có 3 phần: -Phần 1 thu thập thông tin cá nhân của đối tượng điều tra.
- Phần 2 của phiếu điều tra sẽ thu thập thông tin đánh giá về quản lý rủi ro hộ sản xuất nông nghiệp tại Agribank - chi nhánh huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên.
- Phương pháp điều tra: gửi phiếu điều tra cho các hộ sản xuất nông nghiệp và các cán bộ ngân hàng.
* Thang đo của bảng hỏi: Để đánh giá quản lý rủi ro tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp luận văn sử dụng thang đo Likert 5 cấp độ cho các câu hỏi. Điểm trung bình của mỗi tiêu chí sẽ được dùng để đánh giá quản lý rủi ro tín dụng tín dụng hộ của các đối tượng được khảo sát.
- Giá trị bình quân của thang đo Likert cho từng câu hỏi: Xi = (∑ Xi*fi)/ (∑fi)
Trong đó:
Xi: là biến quan sát theo thang đo Likert Fi: Số người trả lời cho giá trị Xi
-Ý nghĩa của từng giá trị trung bình đối của thang đo khoảng: Giá trị khoảng cách = (Maximum - Minimum)/ n = (5 -1)/ 5= 0,8 Từ đó ta có: Giá trị trung bình và ý nghĩa của thang đo Likert:
Rất không tốt Không tốt Bình thường Tốt Rất tốt
1.00 - 1.80 1.81 - 2.60 2.61 - 3.40 3.41 - 4.20 4.21 - 5.00
2.3.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin số liệu
Xây dựng cơ sở dự liệu và số liệu sử dụng phần mềm EXCEL và các phần mềm hỗ trợ khác để tổng hợp tính toán các chỉ tiêu cần thiết như: số tuyệt đối, tương đối, trung bình,….
2.3.2.2. Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp mô tả và phân tích thống kê: thông qua tính toán các số liệu để tiến hành mô tả hệ thống tín dụng, mối quan hệ giữa các bộ phận trong hệ thống, mô tả về tín dụng cho vay đối với hộ sản xuất nông nghiệp và qui mô và các loại rủi rothông qua việc sử dụng các chỉ số như: số bình quân, tần suất, số tối đa và số tối thiểu.
2.3.2.3. Phương pháp so sánh đối chiếu
Phương pháp này sử dụng để phân tích tình hình biến động của dãy số theo thứ tự thời gian và không gian. Phương pháp này dùng cả so sánh tuyệt đối và tương đối giữa các năm, giữa các loại nhóm hộ khác nhau, giữa các vùng nông thôn, thành thị (thị trấn),… Từ đó đánh giá thực trạng về tín dụng và rủi ro tín dụng đối với hộ sản xuất nông nghiệp của Agribank chi nhánh Huyện Đồng Hỷ.