Kinh nghiệm quản lý tài chính các đơn vị sự nghiệp có thu ở một số địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính các đơn vị sự nghiệp có thu của huyện yên lạc, tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 46)

phƣơng và bài học đối với huyện Yên lạc, tỉnh Vĩnh Phúc

1.3.1. Kinh nghiệm của một số địa phương

1.3.1.1. Kinh nghiệm của huyện Vĩnh tường, tỉnh Vĩnh Phúc

Về công tác quản lý tài chính:

- Quản lý chi hoạt động thƣờng xuyên: Kinh phí hoạt động chi thƣờng xuyên của năm trƣớc là cơ sở để xác định cho dự toán năm sau; đồng thời xem xét tình hình thu và các nhân tố ảnh hƣởng đến nhiệm vụ chi, xác định tỷ lệ và quy mô tăng các khoản chi thƣờng xuyên. Tăng cƣờng hoàn thiện hệ thống chế độ và quy định các mức chi thƣờng xuyên, thực hiện quản lý theo định mức và biên chế.

- Quản lý chi ngân sách dự án: Ngân sách dự án bao gồm các khoản chi xây dựng cơ bản; dự án phát triển đặc thù; sửa chữa lớn, mua sắm lớn… Đặc điểm của chi ngân sách dự án là có tính đặc thù, tính độc lập và tính hoàn chỉnh.

- Quản lý sử dụng ngân sách: huyện Vĩnh Tƣờng đang quản lý ngân sách theo hiệu quả đầu ra, theo đó phạm vi quản lý hiệu quả ngân sách từng bƣớc đƣợc mở rộng, chất lƣợng quản lý hiệu quả ngân sách đƣợc nâng cao, biện pháp quản lý đƣợc tăng cƣờng hơn. Đồng thời huyện Vĩnh Tƣờng đã tăng cƣờng ý thức, trách nhiệm của các ban, ngành, đơn vị, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách; tăng cƣờng tính khoa học trong việc ra quyết định xây dựng chính sách tài chính hiệu quả, minh bạch và trách nhiệm.

- Thẩm định dự toán ngân sách: khi thẩm định dự toán ngân sách, các cơ quan có thẩm quyền phải tập trung thẩm tra tính hợp pháp, chân thực và hợp lý của dự toán.

Về công khai tài chính: các vấn đề của đơn vị sự nghiệp nhƣ lập dự toán, quyết toán kinh phí hoạt động; kết quả công tác hàng năm …. Đều phải kê khai theo quy định để phục vụ công tác giám sát.

- Lập dự toán thu: Doanh thu của các đơn vị sự nghiệp có thu trên địa bàn huyện bao gồm: Thu từ ngân sách nhà nƣớc cấp; thu từ nguồn thu sự nghiệp; thu từ hoạt động kinh doanh, thu khác. Theo đó các đơn vị đƣợc phép mở tài khoản tại ngân hàng để quản lý các khoản thu. Bãi bỏ quy định tất cả các khoản thu của đơn vị đều phải thông qua tài khoản tiền gửi tại kho bạc.

Về cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp có thu: Quá trình đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính và mức độ tự chủ của các đơn vị sự nghiệp có thu đƣợc tiến hành bài bản, thận trọng, đảm bảo tính khả thi, ví dụ nhƣ sự nghiệp giáo dục đã đƣợc tăng cƣờng tự chủ, NSNN hỗ trợ thông qua số lƣợng học sinh.

1.3.1.2. Kinh nghiệm của huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc:

Cơ cấu chi ngân sách: Kinh phí không còn đƣợc phân bổ theo tính chất các khoản chi ( theo mục chi) mà chi theo nhiệm vụ chi, và đƣợc cấp theo dự toán đầu năm.

Về xây dựng ngân sách: Thay vì chỉ tập trung vào liệt kê, mô tả các khoản chi tiêu sự nghiệp theo tính chất trong cơ chế quản lý ngân sách đầu vào; xây dựng dự toán ngân sách theo kết quả đầu ra cần phải ƣu tiên tập trung vào xem các chiến lƣợc, mục tiêu, các kết quả đầu ra của việc sử dụng ngân sách cùng với chỉ số phục vụ cho việc đo lƣờng, đánh giá kết quả.

Chiến lƣợc, mục tiêu, chỉ số và kết quả cần đạt đƣợc xác định cho từng chƣơng trình, nhiệm vụ chi cụ thể đƣợc trình bày trong bản cam kết hiệu quả chƣơng trình ngân sách, đƣợc xây dựng riêng cho từng chƣơng trình, nhiệm vụ cụ thể. Bao gồm các nội dung: Mô tả chiến lƣợc thực hiện chƣơng trình; giới thiệu các mục tiêu hƣớng tới; Giới thiệu các chỉ số nhằm đo lƣờng, đánh giá kết quả; Giải trình căn cứ, mục đích sử dụng từng nhiệm vụ chi ngân sách cấp. Bản cam kết là tài liệu giải trình bắt buộc đính kèm dự toán ngân sách hàng năm. Đồng thời việc xác định các mục tiêu ƣu tiên đƣợc xem là một bƣớc quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách; vì nếu không xác định đƣợc mục tiêu ƣu tiên, ngân sách sẽ sử dụng một cách giàn trải, thiếu tính thống nhất, thiếu rõ ràng và khó đạt đƣợc kết quả mong đợi.

1.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh phúc

- Thúc đẩy nhanh tiến trình thực hiện giao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp có thu.

- Tiếp tục xác định vai trò quan trọng của Nhà nƣớc trong quá trình đầu tƣ, phát triển các dịch vụ sự nghiệp công cả về cơ chế và nguồn lực tài chính, nhƣng cần thay đổi phƣơng thức đầu tƣ từ NSNN trong quá trình cung cấp

dịch vụ sự nghiệp công, trƣớc hết cần xây dựng, ban hành đồng bộ hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật đối với từng lĩnh vực, hoạt động sự nghiệp công.

- Xác định tiêu chí đánh giá rõ ràng, minh bạch gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ để đánh giá đƣợc hiệu quả chi ngân sách theo kết quả đầu ra, trong đó vấn đề quan trọng nhất là phải xây dựng các chỉ tiêu, chỉ số để đo lƣờng, đánh giá đƣợc kết quả.

Đối với các đơn vị sự nghiệp có thu: cần xây dựng các chỉ tiêu, chỉ số cụ thể về số lƣợng, chất lƣợng, thời hạn cung cấp dịch vụ... theo cam kết. Các chỉ tiêu này cần đƣợc đối chiếu, so sánh với các tiêu chuẩn chung của ngành, địa phƣơng và của các đơn vị cung cấp dịch vụ sự nghiệp tƣơng tự.

- Không ngừng hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập đồng thời ở cả hai cấp độ:

- Thực hiện kiểm tra, giám sát và đánh giá đối với cơ quan, đơn vị cấp dƣới; các cơ quan chức năng (nhƣ: cơ quan tài chính; cơ quan thanh tra…) và đối tƣợng đƣợc cung cấp, sử dụng dịch vụ công sẽ thực hiện kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả hoạt động của cơ quan, đơn vị. Vấn đề quan trọng nhất của việc kiểm tra, đánh giá đó là phải đo lƣờng, đánh giá đƣợc kết quả của các hoạt động sự nghiệp, thực hiện các chƣơng trình, hoạt động, nhiệm vụ đƣợc giao, so sánh với việc chi tiêu sự nghiệp.

- Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản trị, quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

- Đối với các đơn vị sự nghiệp có thu, việc thực hiện cơ chế khoán chi và tự trang trải là có thể thực hiện và đem lại hiệu quả vì: việc phân bổ ngân sách trọn gói, giao đơn vị chủ động về cách thức chi tiêu sẽ thúc đẩy các cơ quan, đơn vị phải tự tiết kiệm chi tiêu trên nguyên tắc hạn chế việc tuyển

thêm ngƣời, tổ chức, phân công lại lao động có hiệu quả hơn vì không ai hiểu hơn chính họ về những vấn đề đó.

- Qua quá trình thực hiện về các khoản kinh phí trọn gói (khoán chi và tự trang trải) ngƣời ta có thể dần dần xây dựng đƣợc các định mức chi tiêu, định biên và mô hình tổ chức, phân công lao động một cách sát thực, hợp lý hơn.

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin

Thu thập thông tin là một giai đoạn vô cùng quan trọng đối với các quá trình nghiên cứu. Tuy nhiên việc thu thập thông tin lại tốn nhiều thời gian, công sức và chi phí. Trong phạm vi của đề tài tác giả sử dụng hai phƣơng pháp là phƣơng pháp là thu thập thông tin sơ cấp và thu thập thông tin thứ cấp.

2.1.1. Thu thập thông tin thứ cấp

Thu thập thông tin thứ cấp là những thông tin đã có sẵn và đƣợc thu thập từ nhiều nguồn khác nhau nhƣ:

Thông qua hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật nhƣ các Luật, Nghị định, Quyết dịnh, Thông tƣ hƣớng dẫn của Thủ tƣớng Chính phủ, thông tƣ hƣớng dẫn của Bộ tài chính liên quan đến công tác quản lý tài chính.

Thông qua các Thông tƣ, nghị quyết, văn bản hƣớng dẫn của Sở tài chính, HĐND tỉnh về công tác quản lý tài chính trên địa bàn tỉnh, huyện.

Thu thập thông tin về vị trí địa lý, địa hình của huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc.

Thu thập thông tin, số liệu về tổ chức bộ máy, biên chế, trang thiết bị, cơ sở vật chất tại huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc.

Thông qua số liệu báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện giai đoạn 2017-2019 của Phòng tài chính kế hoạch huyện Yên Lạc.

Thu thập thông tin, số liệu từ báo cáo tổng kết tình hình kinh tế-xã hội từ năm 2017-2019 của UBND huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc.

2.1.1. Thu thập thông tin sơ cấp

Để nghiên cứu quản lý tài chính các đơn vị có thu trên địa bàn huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc, đề tài tập trung nghiên cứu cụ thể về 3 lĩnh vực

đang có các đơn vị sự nghiệp có thu trên địa bàn huyện, để đánh giá chi tiết về các lĩnh vực, luận văn tiến hành điều tra các đơn vị trên địa bàn nhƣ y tế, giáo dục, văn hóa huyện Yên lạc, Tỉnh Vĩnh Phúc

Thông tin sơ đƣợc thu thập lần đầu và thu thập trực tiếp từ đội ngũ cán bộ, viên chức về trình độ nghiệp vụ chuyên môn, kỹ năng xử lý nghiệp vụ và đánh giá về công tác quản lý tài chính của các đơn vị thông qua bảng hỏi với tổng số phiếu là 90 phiếu điều tra.

Bảng 2.1: Thu thập thông tin sơ cấp từ các đơn vị

STT Tên đơn vị Số lƣợng

phiếu

Nội dung khảo sát

1 Trung tâm Y tế 10 Phỏng vấn thông qua

bảng hỏi

2 Các trƣờng học 60 Phỏng vấn thông qua

bảng hỏi

3 Trung tâm văn hóa, thể thao 5 Phỏng vấn thông qua bảng hỏi

4 Phòng Tài chính - kế hoạch 5 Phỏng vấn thông qua bảng hỏi

5 Uỷ ban nhân dân huyện Yên Lạc 10 Phỏng vấn thông qua bảng hỏi

Tổng số 90

Thu thập thông tin bằng cách xin ý kiến những ngƣời có kiến thức chuyên môn trong vấn đề nghiên cứu để đƣa ra hƣớng giải quyết vấn đề dựa trên những kinh nghiệm, sự hiểu biết và thực tiễn quá trình giải quyết công việc đối với những vấn đề chƣa rõ ràng, còn có những cách hiểu và giải quyết, xử lý khác nhau.

2.2. Phƣơng pháp xử lý và phân tích dữ liệu

2.2.1. Phương pháp xử lý dữ liệu

- Xử lý thông tin thứ cấp: Tổng hợp, chọn lọc thông tin có liên quan phục vụ cho đề tài nghiên cứu

- Xử lý thông tin sơ cấp:

+ Thông tin định tính: Tổng hợp, phân loại và so sánh

+ Thông tin định lƣợng: Xử lý số liệu điều tra bằng phần mềm SPSS và Excel

2.2.2. Phương pháp thống kê, mô tả

Sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả để tổng hợp, mô tả, phân tích số liệu thu thập đƣợc nhằm đánh giá nghiên cứu quản lý tài chính các đơn vị có thu trên địa bàn huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc.

2.2.3. Phương pháp thống kê so sánh

Giải quyết những vấn đề cơ bản nhƣ phải đảm bảo các điều kiện đồng bộ để có thể so sánh đƣợc các chỉ tiêu nhƣ sự thống nhất về không gian, thời gian, nội dung, tính chất và đơn vị tính, đồng thời theo mục đích phân tích mà quyết định gốc so sánh. Có thể đƣợc lựa chọn bằng số tuyệt đối và số tƣơng đối. Trên cơ sở đó, nội dung của phƣơng pháp so sánh là so sánh theo thời gian qua các năm: để xem xét sự biến động của từng chỉ tiêu qua các năm. Từ đó thấy đƣợc xu hƣớng, kết quả đạt đƣợc.

Tác giả sử dụng phƣơng pháp này nhằm phân tích tình hình thực hiện công tác kiểm soát thu, chi. Phân tích những kết quả đạt đƣợc, những hạn chế yếu kém, tìm ra các nguyên nhân của những hạn chế yếu kém nhằm tìm ra các giải pháp cho công tác này trong giai đoạn tiếp theo.

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÓ THU HUYỆN YÊN LẠC, TỈNH VĨNH PHÚC

3.1. Tổng quan tình hình huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc

3.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc là huyện đồng bằng, phía Nam tỉnh Vĩnh Phúc. Diện tích tự nhiên là 107,7 km2(Theo điều tra năm 2010), chiếm 7,8% tổng diện tích tự nhiên tỉnh Vĩnh Phúc. Yên Lạc có 17 đơn vị hành chính, gồm 1 thị trấn và 16 xã. Phía Bắc, Yên Lạc giáp thành phố Vĩnh Yên và huyện Tam Dƣơng, phía Tây giáp huyện Vĩnh Tƣờng, phía Đông giáp huyện Bình Xuyên và huyện Mê Linh (Hà Nội), phía Nam là Sông Hồng.

Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc

3.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội huyện Yên Lạc, Tỉnh Vĩnh Phúc

3.1.2.1. Về phát triển kinh tế

Nông- lâm- thuỷ sản đã phát triển với tốc độ tăng trƣởng khá, đảm bảo đƣợc nhu cầu lƣơng thực cho nhân dân và xuất khẩu. Diện tích gieo trồng,

năng suất cây trồng chủ yếu hàng năm đều tăng, hệ số sử dụng đất rất cao, đàn gia súc gia cầm phát triển ổn định, thuỷ sản có tốc độ tăng trƣởng cao là những thành tựu quan trọng trong giai đoạn 2017-2019. Tuy nhiên, đƣợc xác định là vùng trọng điểm lƣơng thực của tỉnh nhƣng sản xuất nông-lâm- thuỷ sản trên địa bàn huyện chƣa phải là nền nông nghiệp hàng hoá sản xuất lớn. Cơ cấu cây trồng vật nuôi đã có nhiều thay đổi nhƣng chƣa phát triển mạnh vùng chuyên canh cây trồng và vật nuôi có giá trị kinh tế lớn, thu hút đƣợc lực lƣợng lao động đông đảo ở nông thôn và thị trƣờng tiềm năng.

Công nghiệp và xây dựng trên địa bàn huyện phát triển mạnh, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị sản xuất và tốc độ tăng trƣởng cao nhất. Tuy nhiên, CN&TCN chủ yếu là gia công, qui mô phân tán, công nghệ lạc hậu, chƣa có ngành kinh tế mũi nhọn, sản phẩm mũi nhọn. Trên địa bàn Yên Lạc đã hình thành các cụm công nghiệp tập trung nhƣng chƣa đồng bộ, cơ sở hạ tầng yếu lại thiếu vốn và những chủ trƣơng cụ thể để thu hút đầu tƣ từ bên ngoài.

Qua bảng 3.1 cho thấy năm 2017 tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản thực hiện cả năm là 1.453,5 tỷ đồng, đạt 92,3% kế hoạch, bằng 103% so cùng kỳ; đến năm 2019 tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản thực hiện cả năm là 1.512,5 tỷ đồng, đạt 100,5% kế hoạch, tăng 4,1% so cùng kỳ;

Năm 2017 Công nghiệp, xây dựng thực hiện cả năm 4.307,9 tỷ đồng, đạt 84,3%, bằng 109,8% so cùng kỳ; Dịch vụ thực hiện cả năm 2.316,4 tỷ đồng, đạt 106,5% KH, bằng 108,3% so cùng kỳ. Đến năm 2019 Công nghiệp xây dựng thực hiện cả năm 4.882,2 tỷ đồng, đạt 103,2% KH, tăng 11,6 % so cùng kỳ; dịch vụ thực hiện cả năm 2.428,7 tỷ đồng đạt 96,5% KH, tăng 7,5% so cùng kỳ.

Bảng 3.1. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế qua các năm

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2017 2018 2019

Nông, lâm thủy sản 1.453,5 1.481,2 1.512,5

Nông lâm nghiệp 1.274,3 1.299,5 1.325

Thủy sản 179,2 181.7 185,2

Công nghiệp, xây dựng 4.307,9 4.506,6 4.882,5

Công nghiệp 3.186.0 3.539.0 3.639,7

Xây dựng 1.121,9 967,6 1.242,8

Dịch vụ 2.316,4 2.314,9 2.428,7

Nguồn: Báo cáo UBND huyện Yên Lạc năm 2019 3.1.2.2. Về y tế

Sự nghiệp y tế, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân đƣợc củng cố, nâng cao chất lƣợng và ngày càng phát triển. Huyện đã làm tốt công tác y tế dự phòng, quan tâm đầu tƣ trang thiết bị y tế, nâng cao chất lƣợng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ nhân dân.

Yêni Lạci hiệni có mộti i bệnhi việni đai khoa khái i hiệni đạii vài mộti trungi tâmi yi tế.i

Mƣờii sáui xãi vài 1 thịi i trấni đềui cói trạmi yi tế.i Tỷi lệi báci sỹ/vạn dâni i lài 3.i Đếni nămi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính các đơn vị sự nghiệp có thu của huyện yên lạc, tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)