Trong cơ cấu vốn lưu động, tỷ trọng hai chỉ tiêu là các khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho chiếm chủ yếu. Đây là lí do làm ứ đọng vốn, yêu cầu phải có những giải pháp hạn chế vấn đề này, để hoàn thiện hơn cơ cấu vốn lưu động.
3.2.3.1. Tăng cường công tác quản lý thu hồi công nợ
- Doanh nghiệp cần hoàn thiện hệ thống các quy định chặt chẽ cho các khoản phải thu khi giao dịch ký kết hợp đồng với đối tác. Cụ thể, phải đưa vào những quy tắc rõ ràng về thời điểm thanh toán, cách thức thanh toán; quản lý sát sao việc tuân thủ điều khoản của khách hàng. Ngoài ra, nếu khách hàng vi phạm hợp đồng, cần làm theo đúng các điều khoản vi phạm đã đưa ra, không buông lỏng, bỏ qua tránh trường hợp đối tác lặp lại vi phạm nhiều lần khiến việc thu hồi nợ trở nên khó khăn.
- Tiến hành chiết khấu thanh toán cho những khách hàng trả nhanh (mức chiết khấu từ 1% đến 5% giá trị hợp đồng). Giảm giá cho những hợp đồng mang giá trị lớn, cho những đối tác thân thiết và đối tác thanh toán sớm, việc này sẽ kích thích khách hàng thanh toán sớm để được hưởng lợi ích, từ đó công ty có thể giảm bớt thời gian bị chiếm dụng vốn, vòng quay vốn lưu động và tổng vốn tăng nhanh hơn.
- Trong việc quản lý thu hồi nợ, đơn vị cần thiết tổ chức một ban chuyên trách trong việc theo dõi, đánh giá và lập báo cáo chi tiết các khoản phải thu giúp những người đứng đầu có thể biết được tính chất, thời gian thanh toán của từng đối tượng, từ đó đưa ra phương thức xử lý thích hợp. Không chỉ vậy, công ty cần phân loại các đối tượng nợ và phân tích khả năng thanh toán nợ của đối tác.
- Dựa trên việc thực hiện phân tích khả năng chi trả nợ của đối tác, phân loại và xác định nguyên nhân của những khoản nợ này. Trên cơ sở đó, áp dụng các biện pháp giải quyết phù hợp như gia hạn nợ, giảm nợ hoặc làm theo quy định của pháp luật. Đặc biệt, trong công tác thu hồi nợ cần phải kết hợp linh hoạt sự mềm dẻo và mạnh tay tùy vào tình hình thực tế để mang về lợi ích tối đa cho công ty.
- Thường xuyên thực hiện việc rà soát, đối chiếu công nợ, hạn chế tối đa trường hợp vốn bị chiếm dụng, đồng thời đảm bảo khả năng thanh toán, thúc đẩy vòng quay vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
3.2.3.2. Dự trữ hàng tồn kho hợp lý, tăng cường công tác quản lý hàng tồn kho
Hàng tồn kho của đơn vị có tỷ trọng tương đối lớn trong tổng cơ cấu tài sản lưu động, năm 2018 chiếm tỷ trọng 38.26%, năm 2019 chiếm tỷ trọng 39.87% và năm 2020 chiếm tỷ trọng 31.79%. Điều này thể hiện vốn lưu động bị ứ đọng ở khâu dự trữ, khiến chi phí kinh doanh tăng lên, hiệu quả sử dụng bị giảm sút. Vì thế đơn vị cần phải nhanh chóng tiến hành những giải pháp cho tình trạng này.
Căn cứ vào kế hoạch sử dụng hàng quý, hàng năm để phân tích, đánh giá mức tồn kho tối ưu từng thời kỳ. Việc này sẽ làm khối lượng hàng tồn kho giảm, nhưng vẫn đảm bảo công ty vận hành ổn định. Theo đó, tính toán chính xác lượng vốn tối thiểu cần cho từng khâu dự trữ. Công ty có thể áp dụng mô hình đặt hàng hiệu quả để nắm được lượng hàng tồn kho tối ưu.
Công ty nên sử dụng mô hình sản lượng đơn đặt hàng kinh tế cơ bản EOQ để xác định mô hình đặt hàng tối ưu.
, ∣2 * S* D
Công thức xác định: Q * = I———
Trong đó’ S là chi phí đặt hàng;
D là nhu cầu hàng năm của hàng tồn kho;
H là chi phí tồn trữ cho 1 đơn vị hàng tồn kho mỗi năm; Q* là sản lượng hàng tối ưu cho một đơn hàng;
Xây dựng kế hoạch cung ứng nguyên vật liệu hợp lý, tối ưu trên cơ sở đánh giá tình trạng máy móc thiết bị và kế hoạch sử dụng của từng dự án xây lắp. Hiện nay, do công tác đánh giá nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị trên từng dự án còn hạn chế nên việc dự trữ hàng tồn kho chưa hiệu quả. Nguyên vật liệu của công ty
chủ yếu là vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị thi công công trình, nếu lưu kho lâu dễ dẫn đến hỏng hóc, biến dạng ảnh hưởng lớn đến vốn của doanh nghiệp. Ngoài ra, việc lưu kho lâu sẽ phát sinh nhiều chi phí như bảo quản, lưu kho... dẫn đến vốn tồn đọng lớn, vòng quay vốn lưu động chậm. Vì vậy công ty cần phải tổ chức giám sát nghiêm túc việc xuất nhập vật tư và báo cáo thường xuyên về tình trạng vật tư, nguyên vật liệu để có biện pháp giải quyết kịp thời.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng nên tạo các mối quan hệ thân thiết với các nhà cung cấp, tạo ra sự chủ động về nguồn cung cấp nguyên vật liệu. Ngoài ra cũng cần có các nguồn thay thế dự phòng và đề phòng trường hợp xấu xảy ra nếu không thể hợp tác với nhà cung cấp quen thuộc nữa.
Tăng cường công tác quản lý về chất lượng, về mặt hiện vật của hàng tồn kho. Để làm được công ty phải thiết lập hệ thống quy định trách nhiệm vật chất đối với công nhân và các thủ kho; đảm bảo điều kiện về nhà kho, các quy định về an toàn phòng chống cháy nổ, tác động của thời gian, thời tiết gây ảnh hưởng chung đến vốn lưu động của doanh nghiệp; xây dựng quỹ trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
3.2.3.3. Chính sách khả năng thanh toán hợp lý
Nâng cao khả năng thanh toán là yêu cầu không thể không có đối với doanh nghiệp. Muốn làm được điều này, đơn vị cần thực hiện những biện pháp sau:
- Cắt giảm chi phí một cách hợp lý: Trước hết, cần đánh giá lại toàn bộ chí phí chung nhằm xem xét, phân tích để chỉ ra sự cần thiết và không cần thiết của chúng, từ đó loại bớt những khoản không cần thiết phù hợp với tình hình công ty thực tế. Việc cắt giảm chi phí này sẽ tác động lên lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Lập kế hoạch quản lý nợ phải trả hợp lý: Song song với việc quản lý việc trả nợ của khách hàng, đơn vị cũng cần có những kế hoạch cho bản thân để chi trả các khoản phải trả. Nợ phải trả của đơn vị giai đoạn cuối năm 2020 là 79.34 tỷ đồng, chiếm một tỷ trọng tới 85.05% tổng nguồn vốn. Doanh nghiệp cần phải đưa ra những cách giải quyết phù hợp với tình hình thực tế để tránh những rủi ro tài chính xảy ra. Với những khoản
nợ chậm trả hay đã hết hạn thanh toán, cần phải chủ động có nguồn tài chính thanh toán phù hợp. Làm việc này phải kết hợp với việc thu hồi nợ nhằm thanh toán đúng hạn, từ đó không gây ra biến động cho tài chính doanh nghiệp.
3.2.3.4. Có biện pháp sử dụng hiệu quả vốn bằng tiền nhàn rỗi
Nguồn vốn bằng tiền của đơn vị chiếm một tỷ trọng không lớn trong tổng vốn lưu động tuy nhiên nếu đơn vị không sử dụng đến nguồn vốn này nghĩa là đã bỏ lỡ một cơ hội đầu tư vào những lĩnh vực mới như bất động sản, kinh doanh tài chính... mang lại lợi nhuận, tăng thêm lượng vốn cho doanh nghiệp.
3.3. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH MTV Xây lắp điện 1 - Từ Liêm