Vốn cố định đóng vai trò lớn trong tổ chức vốn kinh doanh. Chúng tác động trực tiếp lên khả năng trang bị tài sản cố định và khả năng sản xuất kinh doanh của công ty.
Tỷ trọng vốn cố định tại công ty tương đối thấp so với cơ cấu tổng vốn. Để phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định ta có bảng dưới đây:
Bảng 2.13: Cơ cấu vốn đầu tư vào tài sản dài hạn giai đoạn 2018 -2020
Chỉ tiêu 2018 2019 2020 Doanh thu thuần 110,379,344,26
1 142,957,377,945 179,053,554,326 Lợi nhuận sau thuế 998,061,36
7 4 1,095,497,85 137,690,596 Giá trị vốn cố định 3,169,504,88 0 6 2,454,718,32 7 2,086,926,25 Vốn cố định bình quân 3,730,170,73 8 2,812,111,60 3 2,270,822,29 2 TSCĐ bình quân 3,475,055,86 4 2,812,111,60 3 2,143,341,54 8
Qua bảng 2.13, tổng tài sản dài hạn giảm dần qua từng năm. Cụ thể, năm 2018 ghi nhận giá trị tổng tài sản là 3.17 tỷ đồng; chỉ tiêu này giảm xuống hơn 714 triệu đồng và ghi nhận mức giá trị 2.45 tỷ đồng vào năm 2019; sang năm 2020, tài sản dài hạn tiếp tục chứng kiến sự giảm xuống mức 2.09 tỷ đồng, tương đương giảm 14.98%. Nguyên nhân là do công ty đã thanh lý bớt một số tài sản dài hạn đã không còn thời hạn sử dụng hoặc hết giá trị sử dụng. Chỉ có hai khoản mục chính đóng góp vào tổng tài sản của công ty là tài sản cố định hữu hình và chi phí trả trước dài hạn. Cụ thế, tài sản cố định hữu hình có tỷ trọng lớn hơn nhiều, luôn ở mức trên 90% so với cơ cấu tổng tài sản dài hạn. Cũng như tổng tài sản, tài sản cố định hữu hình giảm xuống dần. Năm 2018, tài sản hữu hình có giá trị là 2.97 tỷ đồng, với tỷ trọng 93.83% so với cơ cấu tổng vốn dài hạn. Năm 2019, khoản mục này giảm xuống 2.41 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 98.10%. Sang năm 2020 trên đà giảm tiếp xuống 1.88 tỷ đồng, đóng góp 90.02% vào tổng tỷ trọng tài sản dài hạn. Ngoài ra, chi phí trả trước dài hạn chỉ có tỷ trọng không lớn (dưới 10%) và có sự biến động tăng giảm không ổn định khi giảm từ 195.63 triệu đồng năm 2018 xuống còn 46.75 triệu đồng năm 2019 rồi lại tăng mạnh lên 208.21 triệu đồng năm 2020. Tuy nhiên, đơn vị chưa thực hiện được việc xây dựng khoản mục trích lập dự phòng cho các khoản thu dài hạn khó đòi, điều này có thể gây rủi ro cho đơn vị trong vấn đề quản lý nợ.
Bảng 2.14: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty
Hiệu suất sử dụng vốn cố định 29.59 50.84 78.85 Hiệu suất sử dụng TSCĐ 31.7
6 50.84 83.54
Hệ số sinh lời của vốn cố định 0.27 0.39 0.06
Hệ số sinh lời của TSCĐ 0.29 0.39 0.06
Chỉ tiêu 2018 2019 2020
Doanh thu thuần 110,379,344,261 142,957,377,945 179,053,554,326 Lợi nhuận sau thuế 998,061,36
7 1,095,497,854
137,690,59 6
Nguồn: BCTC và tính toán từ BCTC
Hiệu suất sử dụng vốn cố định của công ty tương đối cao và tăng nhanh qua từng năm. Năm 2018, hiệu suất sử dụng vốn cố định nhỏ nhất trong giai đoạn 2018 - 2020, một đồng vốn cố định hàng năm bình quân làm ra 29.59 đồng doanh thu. Tương tự ở năm 2019 là 50.84 và năm 2020 là 78.85 đồng doanh thu. Các số liệu này cho thấy rằng hiệu suất sử dụng vốn có xu hướng tăng lên, năng lực của đơn vị ngày càng được củng cố. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định thay đổi tương ứng với hiệu suất sử dụng vốn cố định.
Hệ số sinh lời của vốn cố định không ổn định qua ba năm. Cụ thể, hệ số sinh lời tăng từ 0.27 năm 2018 lên 0.39 năm 2019, nhưng sang đến năm 2020 lại sụt giảm xuống còn 0.06. Lí do của sự sụt giảm này là vì lợi nhuận sau thuế của năm 2020 đã giảm đến 84.43% so với cùng kỳ năm 2019. Cùng với đó, hệ số sinh lời tài sản cũng có những diễn biến bất ổn như với mức sinh lời vốn cố định.