5. KẾT CẤU CỦA BÁO CÁO
2.2.1 Hoạt động kinh doanh xuẩt khẩu
Hiện nay, nhà máy sản xuất chính của công ty được xây dựng trên diện tích 44.196 m2, trong đó khu vực sản xuất là 12.000 m2. Công ty sử dụng dây chuyền sản xuất gồm các máy móc thiết bị đồng bộ, trong đó có các máy móc hiện đại như: máy dập 1.000 tấn, 1.300 tấn, máy cắt dây CNC, máy cắt tia lửa điện, máy tiện CNC, máy phay CNC 3 đầu trục, các máy hàn robot, dây chuyền sơn tĩnh điện, dây chuyền nhiệt luyện liên tục có khí bảo vệ, lò tôi chân không, lò thấm nitơ, máy in nhãn mác sản phẩm bằng công nghệ laser, sử dụng thiết bị hiện đại để kiểm tra chất lượng sản phẩm bằng máy chuyên dụng dò siêu âm vết nứt kim loại,… Thiết bị của công ty không ngừng được trang bị đổi mới. Hàng năm, công ty đầu tư tăng thêm trên 20% trị giá vốn để mua mới thiết bị. Các sản phẩm chính hiện nay của công ty là dụng cụ y tế và trang thiết bị bệnh viện, dụng cụ làm vườn và chăn nuôi thú y, dụng cụ cầm tay,…
Trong đó:
- Dụng cụ y tế và trang thiết bị bệnh viện được tiêu thụ trong nước, trang bị cho các bệnh viện, các trung tâm y tế và cung cấp cho một số tổ chức nước ngoài viện trợ cho Việt Nam như: JICA, WHO, UNICEF, UNFPA,…. và ngoài ra còn xuất khẩu sang thị
- Dụng cụ cầm tay được xuất khẩu đi các nước như: Đài Loan, Pháp, Mỹ và xuất bán nội địa.
Phân tích về tình hình xuất khẩu các sản phẩm của công ty để có cái nhìn tổng quát về tình hình xuất khẩu mặt hàng này của công ty với sản lượng bao nhiêu, doanh thu bao nhiêu, doanh thu xuất khẩu chiếm tỷ trọng bao nhiêu so với tổng doanh thu tiêu thụ, có chiều hướng tăng hay giảm, tốt hay xấu để từ đó đề ra những phương pháp, cách thức làm tăng sản lượng cũng như doanh thu xuất khẩu các sản phẩm của công ty.
a) Sản lượng theo sản phẩm xuất khẩu của công ty
Bảng 2.4: Cơ cấu sản lượng các sản phẩm xuất khẩu của công ty
Đơn vị: Nghìn cái
STT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Sản lượng Đơn giá BQ (VNĐ) Sản lượng Đơn giá BQ Sản lượng Đơn giá BQ 1 Sản phẩm dụng cụ cầm tay 6813 17561,35 6942 17794,6 5942 19531,5 2 Sản phẩm dụng cụ thú y 217 58014,42 235 58612,74 200 60631,5 3 Sản phẩm y tế 220 111307 250 112633 218 117156 4 Sản phẩm khác 37 320431 36 303497 32 306523
(Nguồn: báo cáo hoạt động kinh doanh của công ty) Nhận xét:
Qua bảng số liệu trên ta thấy cơ cấu sản lượng các sản phẩm xuất khẩu công ty có sự biến động qua các năm. Trong năm 2011, tổng sản lượng các sản phẩm xuất khẩu của công ty là 7287 nghìn cái, đến năm 2012 là 7463 nghìn cái tăng 176 nghìn cái so với năm 2011. Đến năm 2013, sản lượng xuất khẩu các mặt hàng là 6392 nghìn cái , giảm 1071 nghìn cái so với năm 2012 và giảm 895 nghìn cái so với năm 2011.
Cũng dựa vào bảng số liệu trên, ta thấy được số lượng sản phẩm các dụng cụ cầm tay chiếm tỷ trọng cao nhất trong các mặt hàng xuất khẩu của công ty.
Đối với mặt hàng sản phẩm dụng cụ cầm tay: trong năm 2011, số lượng xuất khẩu
sản phẩm dụng cụ cầm tay là 6813 nghìn cái với đơn giá 17561,35 đồng; đến năm 2012, số lượng xuất khẩu là 6942 nghìn cái với đơn giá là 17794,6 đồng như vậy số lượng xuất khẩu tăng lên 129 nghìn cái kéo theo đơn giá cũng tăng lên 233,25 đồng. Nguyên nhân của sự tăng giá này là do nhu cầu tiêu thụ của các thị trường nhập khẩu mặt hàng này có xu hướng ngày càng cao; mặt khác, công ty đang cải tiến thiết bị máy móc, đầu tư dây chuyền công nghệ điều đó đã giúp cho công ty nâng cao hiệu quả sản xuất các mặt hàng. Đến năm 2013, số lượng xuất khẩu mặt hàng này là 5942 nghìn cái với đơn giá là 19531,5 đồng. Nhìn chung lượng xuất khẩu này có sự suy giảm so với năm 2011 là 871 nghìn cái, so với năm 2012 là 1000 nghìn cái. Mặc dù, lượng xuất khẩu giảm nhưng đơn giá bình quân của mặt hàng này lại tăng lên. Lý do của sự tăng giá này là do khó khăn chung của kinh tế Việt nam, do khủng hoảng nợ công của thế giới do vậy các bạn hàng cũng gặp khó khăn. Giá cả đầu vào của sản phẩm tăng, giá bán sản phẩm không tăng do cơ chế cạnh tranh vì vậy làm cho đơn giá bình quân của mặt hàng có xu hướng tăng lên.
Đối với các sản phẩm dụng cụ thú y: số lượng dụng cụ thú y xuất khẩu có xu
hướng gia tăng từ 2011 đến 2012, nguyên nhân là do năm 2011 và 2012, tệ nạn dịch cúm gia cầm đã quay trở lại gây thiệt hại nghiêm trọng đối với đàn gia súc gia cầm, gây tổn thất lớn cho người chăn nuôi. Do đó, lượng dụng cụ xuất khẩu có xu hướng tăng lên. Cụ thể là năm 2011 số lượng xuất khẩu mặt hàng này là 217 nghìn cái với đơn giá là 58014,42 đồng. Đến năm 2012, số lượng tăng lên 235 nghìn cái với đơn giá là 58612,74 đồng. Đến năm 2013 lượng xuất khẩu là 200 nghìn cái với đơn giá là 60631,5 đồng. Giảm 35 nghìn cái nhưng đơn giá tăng lên 2018,76 đồng so với năm 2012. Nguyên nhân của sự suy giảm này là, đến năm 2013 do các chính sách phòng chống dịch bệnh của các nước có
hơn so với năm 2012. Điều này giải thích cho chúng ta hiểu tại sao số lượng xuất khẩu mặt hàng này có xu hướng giảm nhưng đơn giá bình quân vẫn tăng.
Đối với sản phẩm thiết bị y tế: Các mặt hàng của sản phẩm này là: giường bệnh, trang thiết bị bệnh viện, kim châm cứu, dụng cụ phụ khoa…
Nhìn chung vì đây là các trang thiết bị hiện đại, chi phí để sản xuất ra các thiết bị, dụng cụ này lớn và phức tạp vì thế đơn giá bình quân của mặt hàng này khá cao chính vậy mặc dù số lượng xuất khẩu của nó không cao nhưng nó lại đóng góp một phần doanh thu rất lớn vào tổng doanh thu các mặt hàng xuất khẩu của công ty sau các sản phẩm dụng cụ cầm tay. Cụ thể: trong năm 2011 số lượng xuất khẩu là 220 nghìn cái tăng lên 250 nghìn cái trong năm 2012 nhưng lại sụt giảm trong năm 2013 chỉ với 218 nghìn cái.Tuy nhiên, sự suy giảm này là không đáng kể vì vậy mặt hàng xuất khẩu này vẫn đem lại doanh thu khá cao cho công ty.
Ngoài ra, còn có sản phẩm khác như: linh kiện ô tô, xe máy; dụng cụ khuôn mẫu công nghiệp và dụng cụ làm vườn… Nó cũng chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh thu xuất khẩu các mặt hàng của công ty. Tuy các sản phẩm này cũng có sự giảm dần về số lượng xuất khẩu qua các năm nhưng sự suy giảm này là không đáng kể và không ảnh hưởng lớn đến tình hình xuất khẩu của công ty.
Qua đó, chúng ta có thể thấy được thế mạnh sản xuất, xuất khẩu của công ty là các sản phẩm dụng cụ cầm tay, do vậy công ty cần phát huy thế mạnh của mình, đồng thời có kế hoạch cho việc đầu tư, phát triển hơn nữa các mặt hàng sản phẩm dụng cụ thú y, dụng cụ y tế và các sản phẩm khác để tăng lượng xuất khẩu các mặt hàng này, mở rộng quy mô, thị trường xuất khẩu và hướng tới mục tiêu phát triển đồng bộ,bền vững.
Muốn đạt được như vậy công ty cần chú trọng đến việc đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý điều hành, cán bộ kỹ thuật của các phòng ban, nâng cao tay nghề của lao động nhằm tăng chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động để có thể giảm bớt giá thành của sản phẩm nhằm chiếm được ưu thế trên thị trường cạnh tranh như hiện nay.
Bảng 2.5: Cơ cấu lao động của công ty theo đối tượng và trình độ lao động.
STT Tiêu chí Số lượng (người) Tỷ lệ (%)
1 Phân theo đối tượng lao động 865
1.1 Quản lý điều hành 56 6,47
1.2 Cán bộ kỹ thuật- nghiệp vụ 108 12,49
1.3 Tác nghiệp 701 81,04
2 Phân theo trình độ lao động 865
2.1 Trình độ đại học trở lên 68 7,86
2.2 Trình độ cao đẳng 19 2,2
2.3 Trình độ trung cấp 78 9,01
2.4 Lao động tay nghề 604 69,83
2.5 Lao động phổ thông 96 11,1
(Nguồn: Bảng thống kê số lao động của công ty)
Công ty Cổ phần Meinfa có đặc điểm khá thuận lợi đó là tiền thân là Nhà máy Y Cụ 2, được chuyển sang Bộ Y tế từ năm 1981 , Ban lãnh đạo của công ty là những cán bộ có trình độ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực cơ khí, chế tạo máy và thiết bị y tế, đã gắn bó với công ty và người lao động từ ngày đầu thành lập, do đó hiểu rõ điểm yếu và thế mạnh của họ, phát huy tốt nhất hiệu quả làm việc. Là doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nên chi phí nhân công rẻ, do đó tiết kiệm được chi phí sản xuất kinh doanh. Có thể thấy, tỷ lệ lao động tay nghề của công ty chiếm tỷ lệ cao
để nâng cao tay nghề, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, có thể cạnh tranh hơn nữa trên thị trường quốc tế.
b) Doanh thu xuất khẩu theo sản phẩm của công ty
Qua bảng số liệu 2.6, ta thấy:
Thứ nhất đó là, doanh thu từ hoạt động xuất khẩu chiếm trên 73% tổng doanh thu của công ty, đây là một tỷ trọng rất cao, điều này chứng tỏ tầm quan trọng của hoạt động kinh doanh xuất khẩu đối với doanh nghiệp.
Thứ hai đó là doanh thu xuất khẩu của công ty có sự biến động qua các năm. Tong năm 2011 tổng doanh thu xuất khẩu của công ty theo sản phẩm là 168.578.158.200 đồng, chiếm tỷ trong 73,7% tổng doanh thu của công ty, đến năm 2012 là 176.367.188.300 đồng tỷ trọng trong tổng doanh thu của công ty là 77,1%, tăng 7.789.030.100 đồng so với năm 2011.Đến năm 2013, doanh thu xuất khẩu các mặt hàng là 163.598.151.500 đồng, giảm 4.980.006.700 đồng so với 2011, và giảm 12.769.036.800 đồng so với năm 2012, tỷ trọng chiếm 74,1% trong tổng doanh thu, giảm đáng kể so với 2 năm trước.
Nhìn vào bảng số liệu, ta thấy được doanh thu xuất khẩu các sản phẩm dụng cụ cầm tay chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh thu các mặt hàng xuất khẩu của công ty, thường chiếm từ 52% trở lên trong tổng doanh thu xuất khẩu.
Bảng 2.6: Cơ cấu doanh thu xuất khẩu theo sản phẩm
Đơn vị:VNĐ
STT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Doanh thu % DT thuần Doanh thu % DT thuần Doanh thu % DT thuần 1 SP dụng cụ cầm tay 119.645.510.507 52,1 123.530.171.238 54 116.058.185.122 52,5 2 SP dụng cụ thú y 12.589.128.955 5,5 13.756.556.425 6 12.100.129.898 5,5 3 SP y tế 24.487.564.258 10,7 28.154.565.590 12,3 25.582.268.278 11,6 4 Sản phẩm khác 11.855.954.525 5,2 10.925.895.122 4,8 9.857.568.258 4,5
Doanh thu các mặt hàng dụng cụ cầm tay
Trong năm 2011, doanh thu xuất khẩu các dụng cụ cầm tay là 119.645.510.507 đồng, chiếm đến 52,1% doanh thu xuất khẩu tất cả các mặt hang của công ty.
Sang năm 2012, doanh thu xuất khẩu dụng cụ cầm tay tăng lên đáng kể, 123.530.171.238 đồng, tăng 3.884.660.700 đồng so với năm 2011, tỷ trọng trong tổng doanh thu XK của công ty là 54%, tăng 1,9% so với 2011. Nguyên nhân khiến cho doanh thu trong năm 2012 này tăng mạnh đến vậy là do sản lượng xuất khẩu sản phẩm dụng cụ cầm tay trong năm này tăng mạnh,qua số liệu và phân tích từ bảng trên, sản lượng xuất khẩu năm 2012 tăng 129 nghìn cái (từ 6813 nghìn cái lên 6942 nghìn cái) so với năm 2011, đơn giá cũng tăng lên 233,25 đồng / cái so với 2011( từ 17561,35 đồng lên đến 17794,6 đồng) làm cho doanh thu từ xuất khẩu các sản phẩm dụng cu cầm tay tăng mạnh.
Đến năm 2013 doanh thu xuất khẩu các sản phẩm dụng cụ cầm tay có sự giảm đáng kể, đạt 116.058.185.122 đồng, giảm 3.587325400 đồng so với 2011, và giảm 7.471.986.100 đồng so với 2012, tỷ trọng doanh thu xuất khẩu dụng cụ cầm tay trong năm này đạt 52,5% trong tổng doanh thu xuất khẩu , giảm 1,5% so với 2012. Nguyên nhân chính của việc sụt giảm như vậy là do sản lượng sản xuất giảm 1000 nghìn cái so với 2012 ( từ 6942 nghìn cái xuống còn 5942 nghìn cái ). Trong năm này, đơn giá bình quân của các sản phẩm dụng cụ cầm tay có tăng, lý do của sự tăng giá này là do giá cả đầu vào của sản phẩm tăng làm đơn giá tăng nhưng cùng thời điểm này là khó khăn chung của kinh tế Việt Nam, do khủng hoảng nợ công của thế giới do vậy các bạn hàng cũng gặp khó khăn, lượng xuất khẩu các mặt hàng dụng cụ cầm tay giảm, điều này khiến cho doanh thu từ xuất khẩu các mặt hàng này của công ty trong năm 2013 giảm đáng kể.
Doanh thu xuất khẩu các sản phẩm dụng cụ thú y, sản phẩm y tế và các sản phẩm khác
Cũng giống với mặt hàng dụng cụ cầm tay, doanh thu xuất khẩu từ các sản phẩm dụng cụ thú y, sản phẩm y tế và các sản phẩm khác có sự biến động tăng trong giai đoạn từ năm 2011-2012 và giảm trong giai đoạn năm 2012-2013, nguyên nhân chính cũng là do khó khăn chung của nền kinh tế Việt Nam, và lượng nhập khẩu của các nước bạn hàng giảm trong năm này
Tỷ trọng doanh thu xuất khẩu từ sản phẩm dụng cụ thú y chiếm trong khoảng từ 5,5% đến 6%. Tỷ trọng này năm 2011 là 5,5%, tăng lên 6% vào năm 2012, và bị giảm còn 5,5% vào năm 2013.
Doanh thu xuất khẩu sản phẩm y tế có tỷ trọng đúng thứ hai sau tỷ trọng của dụng cụ cầm tay. Năm 2011 tỷ trọng doanh thu xuất khẩu sản phẩm y tế chiếm khoảng 10,7%, tăng lên 12,3% vào năm 2012, và giảm nhẹ còn 11,6% năm 2013.
Doanh thu xuất khẩu của các sản phẩm khác chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tất cả các sản phẩm xuất khẩu của công ty, nó chiếm khoảng từ 4,5% đến 5,2%. Tỷ trọng của các sản phẩm khác năm 2011 là 5,2%, sang năm 2012 giảm xuống còn 4,8%, và tiếp tục giảm còn 4,5 % vào năm 2013.
Biểu đồ 2.1: Doanh thu xuất khẩu theo sản phẩm của công ty
Nhìn vào biểu đồ doanh thu xuất khẩu theo sản phẩm của công ty có thể thấy rõ sản phẩm dụng cụ cầm tay của công ty có doanh thu xuất khẩu cao nhất qua các năm, say đó lần lượt là sản phẩm y tế, sản phẩm dụng cụ thú y và các sản phẩm khác.