Tổng quan về Chính sách tiền tệ

Một phần của tài liệu 011 ảnh hưởng của chính sách tiền tệ đến thanh khoản thị trường chứng khoán việt nam (Trang 25 - 34)

5. Kết cấu khóa luận:

2.1. Tổng quan về Chính sách tiền tệ

2.1.1. Khái niệm Chính sách tiền tệ

Chính sách tiền tệ là một trong hai chính sách chính kinh tế vĩ mô quan trọng mà cơ quan chức năng sử dụng nhằm tác động đến nhịp độ và làm thay đổi định hướng toàn bộ hoạt động của nền kinh tế (Benjamin M. Friedman, 2020).

Yeyati và Sturzenegger (2010) định nghĩa: “CSTT là quá trình quản lý cung tiền của cơ quan quản lý tiền tệ, thường hướng tới một mức lãi suất mong muốn để đạt được mục đích ổn định và tăng trưởng kinh tế”.

Điều 2 của Luật Ngân hàng Nhà nước được Quốc hội thông qua năm 1997 chỉ rõ “Chính sách tiền tệ quốc gia là một bộ phận của chính sách kinh tế - tài chính của Nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm phát, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và nâng cao đời sống của nhân dân”.

Cho đến năm 2010, định nghĩa này đã được Nhà nước sửa đổi và thông qua theo điều 3 Luật NHNN Việt Nam: “Chính sách tiền tệ quốc gia là các quyết định về tiền tệ ở tầm quốc gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm quyết định mục

tiêu ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát, quyết định sử dụng các

công cụ và biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra”.

Để đạt được các mục tiêu về tăng trưởng và phát triển kinh tế, các quốc gia đều phải sử dụng các công cụ chính sách kinh tế vĩ mô như chính sách tài khoá, chính

sách thu nhập, chính sách kinh tế đối ngoại và chính sách tiền tệ. Như vậy, chính sách

tiền tệ đóng vai trò là một bộ phận quan trọng và không thể thiếu trong hệ thống chính

sách kinh tế vĩ mô cũng như trong quá trình điều hành vĩ mô của Nhà nước. Khi điều hành chính sách tiền tệ, thông qua các công cụ, NHTW chủ động thay đổi cung ứng

tạo công ăn việc làm, tăng trưởng kinh tế. Tuỳ điều kiện các nước, chính sách tiền tệ có thể được xác lập theo hai hướng: một là, chính sách tiền tệ mở rộng (tăng cung tiền, giảm lãi suất để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, giảm thất nghiệp nhưng lạm phát tăng - chính sách tiền tệ chống thất nghiệp); hai là, chính sách tiền tệ thắt chặt (giảm cung tiền, tăng lãi suất làm giảm đầu tư vào sản xuất kinh doanh từ đó làm giảm lạm phát nhưng thất nghiệp tăng - chính sách tiền tệ ổn định giá trị đồng tiền).

2.1.2. Mục tiêu của chính sách tiền tệ

Chính sách tiền tệ có ba loại mục tiêu bao gồm: mục tiêu hoạt động, mục tiêu trung gian và mục tiêu cuối cùng. Trong đó, mục tiêu cuối cùng là các biến số cuối cùng như: lạm phát thấp và ổn định, tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm, ổn định thị trường tài chính, ổn định lãi suất, ổn định thị trường ngoại hối, ... mà các nhà

hoạch định chính sách muốn đạt được khi điều chỉnh các công cụ chính sách tiền tệ. Còn mục tiêu hoạt động và mục tiêu trung gian là các chỉ tiêu có mối quan hệ mật thiết với mục tiêu cuối cùng nhằm hỗ trợ đặt được mục tiêu cuối cùng đó.

Sơ đồ 1.1: Mối liên hệ giữa các mục tiêu của CSTT

Nguồn: F. Mishkin, F. S và Eakins (2013)

Để đảm bảo điều hành CSTT đi đúng hướng và hiệu lực, NHTW thường xây dựng khung CSTT cho quốc gia về dài hạn. Tại mỗi thời điểm, NHNN sẽ sử dụng CSTT với các quy đinh khác nhau nhằm đạt được mục tiêu trong giai đoạn đó. Thiết lập khung CSTT dựa theo thứ tự như sau: đầu tiên NHTW sẽ đặt ra những mục tiêu quan trọng - mục tiêu cuối cùng mà CSTT hướng tới. Theo sau đó, các nhà hoạch định chính sách lần lượt sẽ đặt ra các mục tiêu trung gian thống nhất và các mục tiêu hoạt động cần đạt được sao cho có thể tiến hành để đạt được mục tiêu cuối cùng.

Công việc cuối cùng là lựa chọn một hệ thống các công cụ chính sách mà NHTW có khả năng kiểm soát trực tiếp nhằm đạt được các giá trị mục tiêu như đã định.

2.1.2.1. Mục tiêu cuối cùng

Mục tiêu cuối cùng là các biến số cuối cùng mà các nhà hoạch định chính sách

muốn đạt được khi điều chỉnh các công cụ chính sách tiền tệ. Các nhà kinh tế học như

Mishkin (2013), Cecchetti và cộng sự (2015) đều cho rằng các mục tiêu cuối cùng thường được các NHTW trên thế giới lựa chọn bao gồm: ổn định tiền tệ, tăng trưởng kinh tế, tổng số việc làm cao, ổn định lãi suất, ổn định thị trường tài chính và các định

chế tài chính, ổn định tỷ giá.

Thứ nhất, mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền

Lạm phát là hiện tượng tăng liên tục mức giá chung của hàng hoá trong một thời gian dài. Tuỳ theo mức độ tăng giá mà người ta có thể phân thành: Lạm phát vừa

phải, lạm phát không thể kiểm soát được và siêu lạm phát. Theo quan điểm của trường

phái Keynes và trường phái trọng tiền (Trường phái trọng tiền là một lý thuyết kinh tế, tập trung vào những tác động kinh tế vĩ mô của việc cung tiền và NHTW) thì lạm phát cao chỉ xảy ra với một tỷ lệ tăng trưởng tiền tệ cao. Nhà kinh tế học Milton Friedman lập luận rằng “Lạm phát bao giờ và ở đâu cũng là một hiện tượng tiền tệ". Công thức của Milton Friedman cho rằng việc mở rộng quá mức cung tiền vốn đã lạm phát, và rằng cơ quan tiền tệ nên chỉ tập trung vào việc duy trì ổn định giá cả.

Ôn định tiền tệ là ổn định sức mua của tiền tệ và ổn định giá cả (Cecchetti và cộng sự, 2015). Giá trị đồng tiền phụ thuộc vào số lượng hàng hóa mà nó có thể trao đổi được (bao gồm cả hàng hóa là các tài sản thực, hàng hóa là các dịch vụ, hàng hóa

là các ngoại tệ). Giá trị đồng tiền ổn định được xem xét trên 2 mặt: (1) Sức mua đối nội: Là số lượng hàng hóa mua được bằng một đơn vị nội tệ ở trong nước. Sức mua

Trong nền kinh tế thị trường, NHTW không chỉ độc quyền về phát hành tiền mà còn điều tiết lượng tiền cung ứng, tức là Ngân hàng Trung ương phải thực hiện CSTT không gây ra lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền. Chính vì vậy sự ổn định tiền tệ là nhiệm vụ thường trực của NHTW, là định hướng chỉ đạo toàn bộ hoạt động của NHTW. Có như vậy, Ngân hàng Trung ương mới thật sự là ngân hàng của nhà nước và ngân hàng của các ngân hàng (Trịnh Thị Mai Hoa, 2016).

NHTW thông qua CSTT có thể tác động đến sự tăng hay giảm giá trị đồng tiền của nước mình. Tuy vậy, CSTT hướng tới ổn định giá trị đồng tiền không có nghĩa là tỷ lệ lạm phát bằng 0. Theo Miller và VanHoose (2001), việc theo đuổi mục tiêu lạm phát ở mức quá thấp có thể ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động của nền kinh tế, làm suy giảm tổng sản lượng và tốc độ tăng trưởng GDP. Các quốc gia thường có xu hướng duy trì mức lạm phát ổn định và trong mục tiêu. Ví dụ, các chuyên gia về chính sách tiền tệ ở châu Âu cho rằng mức lạm phát từ 1,5% đến dưới 4% là phù hợp với các nền kinh tế phát triển (Cục dự trữ Liên bang). Việc lựa chọn lạm phát làm mục tiêu khiến NHTW tập trung vào tính ổn định của nền kinh tế và giúp giá cả được

kiểm soát ngay khi có những cú sốc trong nền kinh tế.

Thứ hai, mục tiêu tăng trưởng kinh tế

Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế là chỉ số phản ánh mức tăng lên của GDP năm nay so với GDP năm trước khi cả hai đều được tính trên cơ sở cùng mức giá của năm trước. Do chính sách tiền tệ có thể ảnh hưởng tới của cải và chi tiêu của xã hội nên có thể sử dụng nó làm đòn bẩy kích thích tăng trưởng kinh tế.

Khối tiền tệ tăng hay giảm đều có tác động mạnh đến lãi suất và tổng cầu, từ đó tác động đến sự gia tăng đầu tư sản xuất và cuối cùng là tác động lên tổng sản lượng quốc gia, chính là tác động lên sự tăng trưởng của nền kinh tế. Bởi vậy chính sách tiền tệ phải nhằm vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế thông qua việc tăng hay giảm

khối tiền tệ thích hợp.

NHTW có thể duy trì mức lãi suất thấp nhằm thúc đẩy tiêu dùng, đầu tư... khi nền kinh tế trong giai đoạn suy thoái. Từ đó hỗ trợ nền kinh tế phục hồi. Ngược lại, NHTW tác động làm gia tăng lãi suất từ đó giảm tiêu dùng, giảm đầu tư, giảm tốc độ

trì một tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao sẽ khó ổn định (Cecchetti và cộng sự, 2015). Khi

đó rủi ro cho nhà đầu tư trên thị trường gia tăng sẽ kéo theo sự tăng lên của lãi suất. Vì vậy, nền kinh tế ổn định sẽ dẫn đến tăng trưởng nếu xét trong dài hạn.

Thứ ba, mục tiêu tạo công ăn việc làm

Thất nghiệp là tình trạng của những người có khả năng làm việc, mong muốn và nỗ lực tìm kiếm việc làm nhưng chưa có việc làm. Thất nghiệp là vấn đề kinh tế vĩ mô ảnh hưởng trực tiếp tới con người nhất. Đối với cá nhân, thất nghiệp là đồng nghĩa với giảm mức sống và phải chịu một sức ép tâm lý rất lớn. Đối với toàn bộ nền kinh tế, khi có tỷ lệ thất nghiệp cao, thu nhập của toàn bộ dân cư trong toàn xã hội giảm dẫn đến nhu cầu tiêu dùng thấp, hàng hoá không tiêu thụ được, điều này sẽ hạn chế khả năng và không khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất, các nguồn lực cho phát triển sản xuất không được khai thác, sử dụng tối đa cả về quy mô và hiệu quả, nền kinh tế không đạt đến mức toàn dụng dẫn đến tốc độ tăng trưởng chậm lại và nền kinh tế đi vào tình trạng đình trệ, suy thoái.

Để tỷ lệ thất nghiệp giảm thì phải chấp nhận tỷ lệ lạm phát tăng lên. Tình hình

đó đặt ra cho NHNN trách nhiệm là phải vận dụng các công cụ của mình góp phần tăng cường mở rộng đầu tư sản xuất kinh doanh đồng thời phải khống chế tỷ lệ thất nghiệp không vượt quá mức tăng thất nghiệp tự nhiên. Công ăn việc làm đầy đủ có ý nghĩa quan trong bởi ba lý do: (1) Chỉ số thất nghiệp là một trong những chỉ tiêu phản

ánh sự thịnh vọng xã hội vì nó phản ánh khả năng sử dụng có hiệu quả nguồn lực xã hội. (2) Thất nghiệp gây nên tình trang căng thẳng cho mỗi cá nhân và gia đình của họ. Đó là mầm mống của các tệ nạn xã hội. (3) Các khoản trợ cấp thất nghiệp tăng lên có thể làm thay đổi cơ cấu chi tiêu ngân sách và làm căng thẳng tình trạng ngân sách.

Chống thất nghiệp, tạo công ăn việc làm chỉ có thể đảm bảo một tỷ lệ nhất định, khó có thể xoá bỏ được thất nghiệp hoàn toàn. Mỗi quốc gia đều có một tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên đó là tỷ lệ được cấu thành từ tỷ lệ thất nghiệp tam thời và tỷ lệ

Văn Tiến, 2016). Vì vậy, giảm tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên cũng là một trong những mục tiêu của CSTT.

Thứ tư, mục tiêu ổn định lãi suất

Lãi suất là biến số vĩ mô quan trọng trong nền kinh tế, ảnh hưởng đến quyết định chi tiêu, tiết kiệm và đầu tư của doanh nghiệp và cá nhân. Khi lãi suất ở mức thấp sẽ kích thích người dân vay mượn và chi tiêu. Ngược lại, khi lãi suất tăng lên, người dân sẽ hạn chế đi vay và chi tiêu ít hơn. Ngoài ra, theo Cecchetti và cộng sự (2015) khi lãi suất biến động mạnh sẽ làm gia tăng phần bù rủi ro, từ đó gây khó khăn

cho hoạt động đầu tư, giảm hiệu quả của nền kinh tế. Do đó, ổn định lãi suất là một mục tiêu quan trọng mà NHTW hướng tới để ổn định môi trường kinh tế vĩ mô. Lãi suất biến động mạnh sẽ gây ra rủi ro; lãi suất cao làm giảm nhu cầu vay mượn của các doanh nghiệp, đồng thời cũng khiến cho các trung gian tài chính gặp khó khăn trong việc quản trị rủi ro này.

Thứ năm, mục tiêu ổn định thị trường tài chính

Thị trường tài chính là nơi tạo ra nguồn vốn cho sự phát triển kinh tế, góp phần

quan trọng trong việc điều hòa vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu, giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong nền kinh tế. Cecchetti và cộng sự (2015) cho rằng: “ôn định thị trường tài chính là một phần không thể thiếu được trong nhiệm vụ của một NHTW hiện đại”. ôn định thị trường tài chính còn giúp các NHTW tránh được các cuộc khủng hoảng tài chính, gây ra các tác động tiêu cực cho nền kinh tế, gảm thiểu rủi ro hệ thống. Khi thị trường tài chính rơi vào tình trạng bất ổn, các doanh nghiệp và người

tiêu dùng cần vốn không thể tiếp cận được nguồn vốn từ các chủ thể thặng dư vốn, điều này dẫn tới tình trạng sản xuất kinh doanh bị đình đốn và nhu cầu tiêu dùng bị giảm sút, tác động tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế, làm tăng tỷ lệ thất nghiệp và kéo theo các bất ổn xã hội khác. Theo quan điểm của Hyman Minsky (1980), NHTW với nhiệm vụ điều hành CSTT phải thực hiện vai trò là người cho vay cuối cùng nhằm

Thứ sáu, mục tiêu ổn định tỷ giá

Tỷ giá hối đoái (còn được gọi là tỷ giá trao đổi ngoại tệ) mà tại đó giá trị đồng

tiền của một quốc gia được biểu hiện bằng đồng tiền của một nước khác. Trong điều kiện nền kinh tế mở cửa, các luồng hàng hóa và tiền vốn vào ra một quốc gia gắn liền

với việc chuyển đổi qua lại giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ. Tỷ giá giảm làm nội tệ tăng giá, làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa trong nước; ngược lại tỷ giá tăng có thể gây áp lực lên lạm phát qua việc nhập khẩu. Hơn nữa, tỷ giá biến động mạnh sẽ ảnh hưởng đến các kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư của doanh nghiệp, tiêu dùng của cá nhân (Mishkin, 2013). Thêm vào đó, tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của hàng hóa trong nước với nước ngoài về mặt giả cả.

Tùy vào từng giai đoạn phát triển cụ thể của nền kinh tế mà NHNN sẽ ưu tiên lựa chọn mục tiêu nào cho phù hợp. Tuy nhiên, trong dài hạn các NHNN thường theo

đuổi một mục tiêu là duy trì một tỷ lệ lạm phát ổn định, tạo môi trường vĩ mô thuận lợi cho nền kinh tế phát triển.

2.1.2.2. Mục tiêu trung gian

Do tác động của CSTT đến các mục tiêu cuối cùng thường có độ trễ nhất định nên NHTW thường sử dụng mục tiêu trung gian để xem xét phản ứng của nền kinh tế từ đó có những điều chỉnh phù hợp giúp cho việc đạt đến mục tiêu cuối cùng (Mishkin, 2013). Việc lựa chọn chỉ tiêu nào làm mục tiêu trung gian thì phụ thuộc vào NHTW của mỗi quốc gia, nhưng các chỉ tiêu đó đều phải thỏa mãn ba tiêu chuẩn

sau: (i) Có thể đo lường được chính xác; (ii) NHTW có khả năng kiểm soát kịp thời; (iii) Có mối liên hệ chặt chẽ với mục tiêu cuối cùng và mục tiêu hoạt động. Với những

tiêu chuẩn đó, các mục tiêu trung gian của CSTT thường được các NHTW sử dụng là: chỉ tiêu về lượng là cung tiền (có thể là M1, M2 hoặc M3) hoặc chỉ tiêu về giá là lãi suất (lãi suất ngắn hạn hoặc lãi suất dài hạn). Tuy nhiên, NHTW không thể cùng lúc sử dụng cả cung tiền và lãi suất làm mục tiêu trung gian, lựa chọn cung tiền làm

mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ. Theo Miller và VanHoose (2001) mục tiêu hoạt động được lựa chọn phải có được những tiêu chuẩn như: có mối quan hệ mật thiết với mục tiêu trung gian, NHTW có thể đo lường được, phản ứng nhanh dưới tác

động của công cụ chính sách. Theo đó, các biến số thường được lựa chọn về lượng là

lượng tiền cơ sở hay dự trữ của các ngân hàng trung gian; về giá là lãi suất liên ngân hàng, lãi suất thị trường mở, lãi suất tín phiếu kho bạc.

2.1.3. Công cụ của Chính sách tiền tệ

Một phần của tài liệu 011 ảnh hưởng của chính sách tiền tệ đến thanh khoản thị trường chứng khoán việt nam (Trang 25 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w