Tổng quan về Chính sách tiền tệ Việt Nam giai đoạn 2010-2020

Một phần của tài liệu 011 ảnh hưởng của chính sách tiền tệ đến thanh khoản thị trường chứng khoán việt nam (Trang 50 - 53)

5. Kết cấu khóa luận:

3.1. Tổng quan về Chính sách tiền tệ Việt Nam giai đoạn 2010-2020

Biểu đồ 3.1: Tăng trưởng cung tiền M2, Lãi suất thị trường, Lạm phát và biến

động tỷ giá USD giai đoạn 2010-2020

• Lãi suất thị trường > Tăng trưởng cung tiền M2 > Lạm phát • Mức tăng tỷ giá USD

Nguồn: Sinh viên tự thu thập

Giai đoạn 2010-2011

Giai đoạn này các mức lãi suất cơ bản (LSCB), lãi suất tái chiết khấu (lãi suất TCK) và lãi suất tái cấp vốn (lãi suất TCV) được điều chỉnh với xu hướng khác nhau trong ngắn hạn. Tại thời điểm giữa tháng 11 năm 2010, mức LSCB được NHNN duy trì tại mức 8%. Đến tháng 11 và 12, trước sức ép của lạm phát, LSCB được thay đổi lên thành 9%. Đồng thời, lãi suất TCV thay đổi từ 6% lên 7% và lãi suất TCK từ 8% lên 9%. Các tổ chức tín dụng (TCTD) được phép cho vay bằng VND theo cơ chế lãi suất thỏa thuận theo cơ chế quản lý của Nhà nước. Tín dụng năm 2010 chỉ đạt 8,9% và tiếp tục giảm giai đoạn 2011 do đó tăng trưởng cung tiền M2 vào cuối năm đã giảm mạnh xuống còn 12,1%.

Tỷ lệ lạm phát năm 2011 là 18,58% - mức lạm phát cao nhất từ trước đến nay.

Mức lạm phát này tăng gần gấp đôi so với năm trước đó 2010 (lạm phát chỉ 9,36%). NHNN đã 5 lần điều chỉnh lãi suất TCK từ 9% lên 15% (tăng 66,67%). LCSB và lãi

42% . 6.2 1%

suất thỏa thuân được giữ nguyên. Các biện pháp lãi suất đưa ra để kiểm soát lạm phát,

duy trì thanh khoản tốt cho hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM). Lãi suất huy động được các NHTM tăng lên và ổn định ở mức 14%-15%/năm.

Giai đoạn 2012-2015

Sang đến năm 2012, tăng trưởng M2 không có nhiều thay đổi nhưng nó lại thay đổi rõ rệt vào năm 2013 và 2014. Cụ thể cung tiền năm 2013 giảm tốc độ tăng trưởng 8,19% (từ 12,59% xuống 4,4%) rồi lại tăng lại 13,3% vào năm 2014. Trong giai đoạn này, mức lạm phát giảm dần về con số có 1 chữ số. Cụ thể, lạm phát năm 2012 là 9,21%/năm, giảm về 6,6%/năm và giảm sâu về mức 0,63%/năm vao năm 2015. Điều này cho thấy NHTW thực hiện mục tiêu về lạm phát có hiệu quả. Dựa vào biểu đồ 3.1 cho thấy các mức lãi suất đều được giảm dần qua các năm. Sau lần điều chỉnh lãi suất vào tháng 5 năm 2010 thì LSCB không đổi. Lãi suất TCV giảm còn 6,5%/năm. Bên cạnh đó, lãi suất TCK giảm xuống còn 4,5%/năm. Lãi suất huy đông của đồng đô la Mỹ giảm và cuối cùng duy trì 0%/năm vào cuối năm 2015. Đồng

thời NHNN chủ động công bố tỷ giá nằm trong khoảng 1%-3% qua các năm. Kết quả

cho thấy NHNN điều hành CSTT theo chủ trương linh động, hiệu quả, phù hợp kinh tế thị trường.

Thời kỳ 2016 đến nay

Trong những năm gần đây, NHNN đã điều chỉnh mức lãi suất thích hợp đi đôi

với điều hành chính sách tỷ giá mới. Đó là tỷ giá trung tâm. Biến động tỷ giá giai đoạn 2016-2020 chưa bao giờ vượt quá 2,1%, thậm chí năm 2020 mức tăng tỷ giả USD âm 0,2%. Chính phủ điều hành thận trọng, linh hoạt CSTT với tình hình kinh tế

trong nước. Lạm phát vẫn được duy trì trong khoảng 2,6% - 3,5%. Tính từ ngày mùng

10 tháng 7 năm 2017, lãi suất TCK, lãi suất TCV giảm 0,25%/năm, lãi suất cho vay ngắn hạn giảm 0.5%/năm. Nghiệp vụ thị trường mở là công cụ được sử dụng nhiều nhất, CSTK cũng được đưa vào sử dụng năm 2018. Cuối năm 2019 và năm 2020, tế được thể hiện thông qua tốc độ tăng trưởng GPD hàng năm theo biểu đồ dưới đây. Nhìn vào cả giai đoạn ta thấy tốc độ tăng trưởng bình quân từ năm 2010 đến 2019 đạt

6,31%. Mặc dù năm 2020, tốc độ tăng trưởng GPD giảm xuống còn 2,91% do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 song vẫn cao hơn so với các nước trong khu vực và thuộc top cao nhất trên thế giới.

Biểu đồ 3.2: Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2010 - 2020

8.00% 7.00% 6.00% 5.00% 4.00% 3.00% 2.00% 1.00% 0.00% 6. 6.81% 7.08% 7.02%

2.91%

2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

■ % tăng trưởng GDP

Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam

Một phần của tài liệu 011 ảnh hưởng của chính sách tiền tệ đến thanh khoản thị trường chứng khoán việt nam (Trang 50 - 53)

w