2. Mục tiêu nghiên cứu
1.3.2. Rau muống (Ipomoea aquatica)
Rau muống (Ipomoea aquatica) là một loài thực vật bán thủy sinh thuộc họ Bìm bìm (Convolvulaceae), phân bố ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Có hai giống rau muống chính. Ching Quat hay còn được gọi là Rau muống xanh, có lá hẹp và hoa màu trắng và thường được trồng trong đất ẩm. Pak Quat còn được gọi là Rau muống trắng, có lá hình mũi tên và hoa màu hồng, được trồng trong điều kiện thủy sinh, tương tự như lúa. Rau muống là một loại rau có thân bò trên nước hoặc trên cạn. Thân rỗng, dày, có rễ mắt. Lá hình 3 cạnh, đôi khi nhọn và dài. Rau muống có hoa màu trắng hay tím và có hạt. Chúng sinh trưởng rất nhanh và mạnh.
Rau muống là một loại cây nhạy cảm với sương giá. Nó phát triển tốt nhất ở những nơi có nhiệt độ ban ngày hàng năm trong phạm vi 15 - 35°C, nhưng có thể chịu đựng được ở 10 - 40°C. Rau muống thích hợp với điệu kiện ẩm ướt, mưa nhiều, thích hợp với lượng mưa trung bình hằng năm khoảng 2000 - 2500 mm, nhưng có thể chịu đựng được 700 - 4200 mm.
Hình 1.2. Cây Rau muống (Ipomoea aquatica)
Rau muống phát triển tốt trong điều kiện ánh mặt trời đầy đủ. Nó có thể trồng trên các loại đất nhưng phát triển tốt nhất trong đất giàu chất hữu cơ. Cây thích hợp với độ pH trong phạm vi 5 - 7, chịu được ở pH 4,3 - 7,5.
Rau muống có thể thu hoạch được sau 21 - 30 ngày sau khi gieo. Các cây bị nhổ bỏ sẽ làm chậm quá trình phân nhánh hoặc không phân nhánh. Cây bắt đầu ra hoa sau 2 - 5 tháng, nhưng cây vẫn tiếp tục hình thành lá và cành mới. Thu hoạch của toàn bộ
cây có thể được thực hiện 50 đến 60 ngày sau khi trồng. Cây được thu hoạch bằng cách cắt thân cây gần mặt đất và sau đó bón phân để kích thích tái sinh.
Rau muống thường được sử dụng làm thức ăn rất được ưa chuộng. Ngoài ra, Rau muống có khả năng hấp thụ kẽm, đồng và chì trong nước. Bộ rễ của chúng còn có khả năng cố định tạp chất lơ lửng giúp cho nước sạch hơn. Đặc biệt, lá cây có thể được sử dụng để trị ho, chữa các vết loét và nhọt. Các chồi non có tác dụng nhuận tràng nhẹ và được sử dụng cho bệnh nhân tiểu đường. Rễ cây được sử dụng làm thuốc nhuận tràng, thuốc bổ và thuốc giải độc. Chúng được sử dụng trong điều trị ngộ độc thuốc phiện hoặc Asen.
Rau muống có khả năng phát triển mạnh mẽ, dễ trồng và có bộ rễ có khả năng phân hủy hữu cơ và hấp thụ các chất dinh dưỡng dư thừa nhằm ngăn cản việc phát triển các loài rong tảo và mùi hôi. Các bộ rễ này cũng gây nên hiện tượng tập trung các hạt bùn đen và kim loại nặng rồi làm chúng bất động để chìm xuống đáy trả lại màu trong cho nước [41]. Vì thế, Rau muống có thể được sử dụng trong bãi lọc trồng cây nhân tạo để xử lý nước thải.