2. Mục tiêu nghiên cứu
3.2.1. Khả năng xử lý pH của các loài thực vật thủy sinh
Giá trị pH của nước thải đầu vào là 5,3 ± 0,2 chưa đạt quy chuẩn cho phép. Sau quá trình thí nghiệm, pH của nước thải có sự thay đổi rõ rệt. Kết quả được trình bày tại bảng 3.19.
Bảng 3.19. Giá trị pH trong nước thải đầu vào và đầu ra tại các thí nghiệm
TVTS Đầu vào Đầu ra QCVN 62, cột B
Sậy 5,3 ± 0,2 7,5 ± 0,5 5.5 - 9 Rau muống 5,3 ± 0,2 6,2 ± 0,4 Thủy trúc 5,3 ± 0,2 7,1 ± 0,2 Cỏ Vetiver 5,3 ± 0,2 7,6 ± 0,2 Cỏ Nến 5,3 ± 0,2 7,1 ± 0,5 Khoai nước 5,3 ± 0,2 6,9 ± 0,3
Kết quả bảng 3.19 cho thấy, pH nước thải đầu ra tăng trong cả thí nghiệm và đạt quy chuẩn cho phép. Giá trị pH của vùng ngập nước bị ảnh hưởng đáng kể bởi các hoạt động hô hấp của các vi sinh vật. Trong vùng ngập nước, quá trình quang hợp hấp thụ CO2 nhanh hơn lượng CO2 tạo ra từ quá trình hô hấp nên vi sinh vật phải lấy CO2 từ sự chuyển hóa HCO3- và sinh ra nhiều cacbonat làm tăng pH của nước. Ngoài ra, thành phần chính của vật liệu lọc đá, sỏi là các hợp chất cacbonat. Quá trình hòa tan cacbonat làm tăng độ kiềm trong nước [52]. Trong thời gian thí nghiệm, giá trị pH ổn định nằm trong khoảng 6,2 - 7,6 đây là khoảng pH phù hợp cho sự phát triển của thực vật và vi sinh vật [31].
Nhìn chung, không có sự khác biệt đáng kể về hiệu quả xử lý pH giữa các thí nghiệm. Giá trị pH trong nước thải chăn nuôi lợn sau biogas đạt yêu cầu xả thải. Có thể sử dụng các loài TVTS này trong kiểm soát pH trong nước thải chăn nuôi lợn sau biogas.