8. Đóng góp chính của luận văn
2.2.1. Thực trạng khai thác, chế biến nhóm khoáng sản nhiên liệu
Hiện nay các mỏ than trên địa bàn Thái Nguyên đang được các doanh nghiệp khai thác của Trung ương (thuộc Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam -TKV) và của địa phương khai thác. Các mỏ có quy mô nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Thái Nguyên và các huyện Đại Từ, Phú Lương do các đơn vị thuộc Công ty TNHH một thành viên công nghiệp mỏ Việt Bắc và Công ty Gang thép
Thái Nguyên khai thác, ngoài ra còn một số mỏ nhỏ lẻ được các công ty dân doanh khai thác. Trên địa bàn Thái Nguyên có các mỏ đã được khai thác từ hàng chục năm nay với sản lượng đáng kể như mỏ Làng Cẩm, Phấn Mễ, Khánh Hòa, Núi Hồng, Bá Sơn. Tổng sản lượng của ngành khai thác than từ khoảng 500.000 tấn năm 2000 tăng lên khoảng hơn 1.260.000 tấn/năm (năm 2009). Trừ than của mỏ than Làng Cẩm và Phấn Mễ thuộc nhóm than mỡ có thể sử dụng để luyện cốc, phần lớn sản lượng than khai thác được là than gầy (bán antracit) chỉ có thể sử dụng làm nguồn nhiên liệu cho các nhà máy điện, xi măng, luyện kim và chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng và các cơ sở công nghiệp khác. Ngoài ra than còn được làm chất đốt phục vụ cho nhu cầu dân sinh. Nguồn than khai thác tại Thái Nguyên không những chỉ phục vụ cho các nhu cầu trên địa bàn Thái Nguyên mà còn cung cấp cho cả các tỉnh lân cận như Bắc Kạn, Tuyên Quang, Cao Bằng.
Trên địa bàn Thái Nguyên, trừ một số cơ sở khai thác và chế biến của Trung ương (các mỏ thuộc Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam hoặc Công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên) được cơ giới hóa đáng kể, các mỏ của các công ty dân doanh thường có quy mô nhỏ, trang bị nghèo nàn và lạc hậu.
Các mỏ than lớn kể trên được khai thác theo phương pháp chủ yếu là lộ thiên với các moong khai thác kéo dài hàng trăm mét và sâu từ vài chục đến > 100m. Than được vận chuyển trong nội bộ mỏ bằng các xe trọng tải lớn (đến 60 tấn) như Kamaz, Kraz, Huyndai. Sau khi sàng tuyển, than được vận chuyển đến các đơn vị tiêu thụ bằng xe tải hoặc tàu hỏa. Công nghệ khai thác điển hình của một số mỏ khoáng sản nhiên liệu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên tóm tắt như sau:
+ Đối với các tầng đất phủ Đệ tứ có thể sử dụng máy xúc xúc trực tiếp không cần nổ mìn. Đối với các tầng phía dưới tiến hành công tác khoan nổ mìn, sau đó đất đá được máy xúc xúc lên ô tô vận chuyển ra các bãi thải. Hướng phát triển của công tác bốc đất đá từ cao xuống thấp.
Với phương thức khai thác này, hầu hết các mỏ đều có diện tích bóc đất cũng như bãi thải lớn nhất trong các loại hình khai thác khoáng sản của tỉnh. Trong
đó có các mỏ đã được khai thác trong nhiều năm tạo nên bãi thải khổng lồ như mỏ than Khánh Hòa, Phấn Mễ, Bá Sơn...
Kết quả khảo sát cho thấy hầu hết các bãi thải lộ thiên và chưa có công tác giảm thiểu tác hại đến môi trường như chưa phục hồi thảm thực vật, chưa có các bờ chắn, đê kè chống sạt lở vững chắc, chưa có đường thoát nước tầng thải phù hợp. Do đó các bãi thải tiềm ẩn mối đe doạ sạt lở, bồi lấp ruộng và sông suối khi mưa và nguồn phát tán bụi trong thời tiết khô hanh [5].