8. Đóng góp chính của luận văn
2.2.3. Thực trạng khai thác, chế biến nhóm khoáng chất công nghiệp
Các loại hình khoáng chất công nghiệp đang được khai thác ở Thái Nguyên chủ yếu là barit, đôlomit.
+ Barit: trong số 7 mỏ barit, có mỏ Hồng Lê (Phú Lương) mới được cấp phép khai thác chưa đi vào hoạt động; mỏ barit Lục Ba (Đại Từ) đang làm các công tác chuẩn bị mở mỏ lại sau khi đã đóng cửa vài năm trước đây. Mỏ Khe Moong (Đồng Hỷ) đã đi vào hoạt động đến đầu năm 2010 phải tạm dừng vì quy mô nhỏ, điều kiện vận chuyển sản phẩm quá khó khăn.
+ Đolomit: So với các loại hình nguyên liệu khoáng khác, đolomit được khai thác với khối lượng lớn hơn nhưng vẫn là quy mô nhỏ so với các địa phương khác. Đolomit hiện đang được khai thác ở khu vực Làng Lai (Võ Nhai) với hai cơ sở khai thác, trong đó mỏ đolomit của Công ty Việt Bắc (Bộ Quốc phòng) có sản lượng khai thác lớn hơn (khoảng 24.000 tấn/năm, còn sản lượng của Công ty CP Xây dựng và SX Vật liệu Thái Nguyên rất nhỏ (chỉ khoảng 6.000 tấn/năm).
+ Photphorit: Hiện nay trên địa bàn Thái Nguyên chỉ có hai cơ sở khai thác với sản lượng nhỏ là Công ty TNHH Cường Phúc khai thác photphorit ở Hang Dơi xã Tân Long và Quang Sơn, huyện Đồng Hỷ với sản lượng khoảng 2200 tấn/năm và HTX Công nghiệp Phú Đô khai thác mỏ Photphorit xã Phú Đô, huyện Phú Lương với sản lượng khoảng 200 tấn/năm. Các sản phẩm từ quặng photphorit được chế biến làm phân bón và tiêu dùng chủ yếu tại Thái Nguyên.
+ Kaolin: Như đã trình bày, trên địa bàn Thái Nguyên có điểm kaolin đáng chú ý thuộc xã Phú Lạc, huyện Đại Từ. Mỏ Phú Lạc được công ty khai thác Khoáng sản Miền núi khai thác trong hai năm 2004 và năm 2006 với khối lượng khoảng trên tấn. Hiện khu vực này có 3 mỏ đã được Bộ Tài Nguyên môi trường cấp phép thăm dò là mỏ Tân Lập, Phương Nam và Phú Lạc.
Các loại hình khoáng chất công nghiệp trên địa bàn Thái Nguyên đang được khai thác với khối lượng không nhiều. Do đó, diện tích bãi thải cũng không lớn và vấn đề môi trường của các bãi thải cũng chưa đến mức độ nghiêm trọng như các bãi thải của các mỏ than.