Giải pháp tuyên truyền giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai thác khoáng sản tới môi trường tự nhiên tỉnh thái nguyên (Trang 91 - 106)

8. Đóng góp chính của luận văn

3.2.4 Giải pháp tuyên truyền giáo dục

- Tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức từ bộ máy lãnh đạo cho tới công nhân về BVMT, đảm bảo ATLĐ, phòng chống sự cố cháy nổ, có các biện pháp để ứng phó các sự cố môi trường bất ngờ.

- Tuyên truyền giáo dục đối với đối tượng là người dân để họ hiểu biết và thực hiện quyền giám sát và quyền được biết thông tin về môi trường sống của chính mình.

- Cộng đồng dân cư cần có các phản ánh kịp thời, chính xác về thực tế nếu thấy có vi phạm để giúp cơ quan quản lý nhà nước có căn cứ thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.

- Các công ty, doanh nghiệp khai thác khoáng sản ở huyện Võ Nhai phải chấp hành nghiêm túc các biện pháp quản lý, giám sát công tác BVMT như cam kết trong báo cáo đánh giá tác động môi trường của công ty, doanh nghiệp.

- Phòng tài nguyên và môi trường của huyện cùng các ban, ngành có liên quan cần thường xuyên kiểm tra, giám sát các địa phương có hiện tượng khai thác khoáng sản trái phép để phát hiện và xử lý kịp thời.

- Hướng dẫn người dân trong khu vực nâng cấp hoặc xây dựng các giếng đúng và đảm bảo kỹ thuật, áp dụng các biện pháp lọc nước, xử lý nước giếng khoan, tránh gây ô nhiễm do hoạt động khai thác khoáng sản, chăn nuôi và sản xuất nông nghiệp gây

Khuyến khích đơn vị sử dụng các loại khoáng sản trên địa bàn tỉnh đầu tư nghiên cứu cải tiến, đổi mới công nghệ thiết bị để nâng cao hiệu quả sử dụng khoáng sản và giảm những tác động xấu đến môi trường xung quanh.

* Giải pháp về quản lý

Các cấp uỷ, chính quyền, tổ chức đoàn thể các cấp cần nêu cao vai trò, trách nhiệm trong việc ngăn chặn tình trạng khai thác, tàn trữ, vận chuyển, tiêu thụ khoáng sản trái phép.

môi trường, đặc biệt đẩy mạnh công tác thanh kiểm tra, giám sát đôn đốc thực hiện đúng, đầy đủ các quy hoạch về sử dụng đất, nước mặt, nước ngầm, cấp phép xả nước thải tại cơ sở khai thác khoáng sản.

Tổ chức tốt công tác quản lý nhà nước về khoáng sản: Bao gồm kiểm tra tất cả các mỏ khoáng sản đã được cấp giấy phép, xử lý nặng đối với các trường hợp khai thác trái phép khoáng sản. Yêu cầu các đơn vị phải khai thác đúng diện tích được cấp phép, tránh thất thoát tài nguyên và ô nhiễm môi trường [11][20].

Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ an toàn môi trường sinh thái cảnh quan.

Xử phạt nghiêm khắc đối với các cơ sở vi phạm trong lĩnh vực xả thải, khai thác khoáng sản và bảo vệ môi trường. Thực hiện biện pháp cưỡng chế hành chính.

Các mổ khai thác khoáng sản cần chấp hành triệt để những quy định đã nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường nhằm giảm thiểu tối đa những ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường và đời sống kinh tế xã hội của người dân. Nếu không tuân thủ cần có các hình thức sử phạt hành chính kịp thời theo quy định hiện hành.

Tăng cường phối hợp giữa các ngành trong việc trong việc thẩm định, xét duyệt dự án. Rà soát lại những quyết định để loại bỏ những điều khoản cũ không còn phù hợp với Luật bảo vệ môi trường, bổ xung những quy định ràng buộc về kinh tế đảm bảo cho việc hoàn thổ đất trồng.

Tập trung tuyên truyền phổ biến nâng cao nhận thức về Luật bảo vệ môi trường nhằm đưa Luật vào cuộc sống, làm cho cả cộng đồng đặc biệt là các cơ sở sản xuất kinh doanh có ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường sống.

Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý về môi trường của tỉnh Thái Nguyên, đưa công tác quản lí môi trường và bảo vệ môi trường nên một tầm cao mới nhằm tăng cường năng lực thẩm định, công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát ô nhiễm, quản lí chất thải đặc biệt là chất thải nguy hại.

Xử lý theo quy định của pháp luật đối với các cơ sở khai thác khoảng sản vi phạm nghiêm trọng có hành vi chây ì, không tự giác thực hiện các biện pháp khắc phục.

Xây dựng và ban hành Quy hoạch khai thác tổng thể tài nguyên khoáng sản, Quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước để phục vụ thuận lợi cho công tác quản lý.

Tăng cường tuyên truyền các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản.

* Giải pháp về công nghệ

Tăng cường đầu tư, đổi mới công nghệ khai thác và chế biến khoáng sản nhằm hạn chế tối đa tổn thất tài nguyên và ô nhiễm môi trường [11][20].

Sử dụng biện pháp khai thác cuốn chiếu, khai thác đến đâu phục hồi môi trường đến đấy để làm giả chi phí trong cải tạo đất, phục hồi môi trường.

Quy hoạch hợp lý bãi thải đất đá, xây dựng bãi thải có chống thấm và xây dựng hệ thống thoát nước xung quanh khai trường đảm bảo thoát nước nhanh khi trời mưa.

Tạo thảm thực vật, trồng các loại cây dê sống như keo tai tượng, bạch đàn trên bề mặt bãi thải để hạn chế xói mòn, rửa trôi chất ô nhiễm xuống nguồn nước.

Do độ linh động của kim loại nặng phụ thuộc rất nhiều vào độ chua của đất, đất càng chua thì độ linh động càng cao, nó có thể di chuyển vào nguồn nước ngầm. Do đó để hạn chế sự di chuyển kim loại nặng vào nguồn nước ngầm ta phải làm giảm độ linh động của chúng bằng cách thường xuyên bón vôi cho đất (bề mặt bãi thải và mặt bằng công nghiệp).

Để loại trừ As, Zn và Pb trong đất ô nhiễm có thể tiến hành trồng một số loại cây trên bề mặt có khả năng hấp thụ các kim loại này như: dương xỉ, cỏ màn trầu trên khu vực đất ô nhiễm As, cỏ ventiver để loại trừ Zn; cây liễu, sậy trên đất nhiễm Pb…

Tăng cường áp dụng các công nghệ mới trong xử lý nước thải mỏ như: sử dụng chất keo tụ trong xử lý TSS trong nước thải mỏ than, sử dụng vôi và hóa chất keo tụ trong xử lý nước thải chứa kim loại nặng…[20].

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Các hoạt động khai thác khoáng sản đã đóng góp rất nhiều cho sự phát triển nền kinh tế xã hội của địa phương, của tỉnh Thái Nguyên và của cả đất nước. Mặc dù đã cải thiện ngày càng sử dụng công nghệ khai thác hiện đại nhưng hoạt động khai thác khoáng sản cũng gây ra một số ảnh hưởng tới môi trường trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Theo kết quả quan trắc của trung tâm quan trắc môi trường Thái Nguyên, môi trường tự nhiên (môi trường nước, đất, không khí…) xung quanh khu vực mỏ khai thác bị ảnh hưởng lớn. Sự suy giảm của một số các loại sinh vật. Ngoài những ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên, hoạt động khai thác khoáng sản cũng đã gây ra một số ảnh hưởng với môi trường kinh tế xã hội như các vấn đề về chất lượng cuộc sống, sức khỏe, trật tự an ninh xã hội. Trên cơ sở những tác động của hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đề tài đã đưa ra một số giải pháp góp phần bảo vệ tài nguyên và môi trường, tập trung vào một số nhóm giải pháp chính, giải pháp quản lý, giải pháp môi trường, giải pháp đầu tư.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Qua quá trình thực hiện đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai thác khoáng sản đến môi trường tự nhiên tỉnh Thái Nguyên” tôi rút ra các kết quả chính như sau:

Tài nguyên khoáng sản có vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo sự duy trì và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên. Các hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh trong nhiều năm trở lại đây đã thực sự tạo đà cho tỉnh trở thành một trong những địa điểm phát triển công nghiệp khai khoáng lớn nhất trên cả nước, có đóng góp lớn cho nguồn thu ngân sách, đưa nền kinh tế của tỉnh từng bước hội nhập vào thị trường trong nước và quốc tế, đời sống nhân dân cũng không ngừng được nâng cao.

Theo đánh giá, việc khai thác tại các môt khoáng sản các chất ô nhiễm này đã và đang ảnh hưởng đến chất lượng môi trường xung quanh các mỏ, hầu hết các chỉ tiêu phân tích đều vượt giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn.

Công tác quản lý và bảo vệ môi trường tại các mỏ còn chưa tốt, các chất thải phát sinh chưa được thu gom và xử lý theo quy định, từ đó gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường xung quanh. Luận văn đã bước đầu đề xuất được các giải pháp phù hợp nhằm giảm thiểu vấn đề ô nhiễm môi trường tự nhiên trong hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Sự phát của họa động khai thác khoáng sản cần thực hiện đầy đủ những giải pháp về môi trường. Đây là một trong những điều kiện để đảm bảo mục tiêu phát triển một nền kinh tế bền vững.

2. Kiến nghị

Để hạn chế các tác động xấu đến môi trường từ hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi xin có một số kiến nghị như sau:

Xây dựng và phê duyệt Đề án chi tiết bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Trong và sau quá trình khai thác khoáng sản phải đặc biệt chú ý đến cuộc sống người dân và môi trường tự nhiên xung quanh khu vực mỏ khai thác.

Để theo dõi được toàn diện và đầy đủ chất lượng môi trường tự nhiên tại các khu vực khai thác cần thường xuyên có các nghiên cứu, đánh giá, cập nhật số liệu nhằm đưa ra được bức tranh tổng thể về chất lượng môi trường, mức độ ảnh hưởng của các chất ô nhiễm trong khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Trần Anh Châu (1992), Địa chất đại cương, NXB Giáo dục.

[2]. Cục Địa chất và khoáng sản Việt Nam (2005), Tài nguyên khoáng sản tỉnh

Thái Nguyên, Hà Nội.

[3]. Nguyễn Văn Cừ (1995), Nghiên cứu đánh giá các nguồn tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản, khí hậu, nước vùng Đông Bắc, Hà Nội.

[4]. Nguyễn Dược, Trung Hải (2006), Sổ tay thuật ngữ địa lí.

[5]. Hồ Sỹ Giao, Bùi Xuân Nam, Mai Thế Toản (2010), Bảo vệ môi trường trong khai thác mỏ lộ thiên, Nxb Từ điển Bách Khoa, Hà Nội.

[6]. Lưu Đức Hải, Nguyễn Ngọc Sinh (2001), Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững, Nxb ĐHQG Hà Nội.

[7]. Nguyễn Thị Hồng (2000), Mối quan hệ giữa phát triển KTXH và môi trường

thông qua hoạt động khai thác khoáng sản và những hậu quả môi trường của tỉnh Thái Nguyên, Kỷ yếu hội thảo khoa học Địa lí KTXH lý luận và

thực tiễn, ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh, trường Đại học Kinh tế, khoa Kinh tế phát triển.

[8]. Nguyễn Thị Hồng (số 1, năm 2000), Biến động môi trường tự nhiên do hoạt động khai thác khoáng sản tỉnh Thái Nguyên, thông báo khoa học, Đại học

sư phạm Hà Nội, Hà Nội.

[9]. Nguyễn Thị Hồng (2011), Sinh thái học đại cương, Nxb Giáo dục Hà Nội

[10]. Lê Văn Khoa, Nguyễn Xuân Cự, Lê Đức, Trần Khắc Hiệp, Trần Cẩm Vân (2000), Đất và môi trường, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

[11]. Lê Văn Khoa (chủ biên) (1997), Môi trường và phát triển bền vững, Nxb,

Giaó dục

[12]. Trịnh Trúc Lâm, Vương Kim Thu, Tài liệu hướng dẫn giảng dạy địa lí tỉnh

Thái Nguyên, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Nguyên năm 2016.

[13]. Luật Khoáng sản 2010

[15]. Nguyễn Quận, Trịnh Trúc Lâm, Địa lí tỉnh Thái Nguyên, Xí nghiệp in Thái

Nguyên (1998).

[16]. Nguyễn Đức Quý (1997), Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng, đề xuất các biện pháp khắc phục và bảo vệ môi trường vùng mỏ sau giai đoạn khai thác tài nguyên khoáng sản, báo cáo tổng hợp đề tài KHCN 07.09.

[17]. Nguyễn Đức Quý (1993), Tác động môi trường của quá trình khai thác và chế biến khoáng sản, Phân viện công nghiệp khoáng sản và môi trường,

Viện khoa học vật liệu trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia. [18]. Sở Công thương Thái Nguyên (2006), Quy hoạch khai thác quặng titan,

quặng chì đến năm 2015 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

[19]. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên (năm 2016), Báo cáo hiện trạng môi trường (HTMT) tỉnh Thái Nguyên Giai đoạn 2011- 2015.

[20]. Tham luận hội thảo Phát triển bền vững công nghiệp khoáng sản nhằm bảo vệ môi trường tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 – 2015, Hội thảo khoa học

tháng 4 năm 2016.

[21]. Lê Trình, Kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm môi trường tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 – 2020, Chi cục Bảo vệ Môi trường – Sở TN&MT

tỉnh Thái Nguyên và Viện Môi trường và phát triển bền vững cung cấp, tháng 5/2009.

[22]. Nguyễn Minh Tuệ, Địa lý kinh tế xã hội đại cương, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội

[23]. Trung tâm quan trắc môi trường Thái Nguyên, Dự án cải tạo môi trường của

các mỏ khoáng sản ở tỉnh Thái Nguyên

[24]. Trung tâm Quan trắc và Công nghệ môi trường Thái Nguyên (2012), Báo cáo kết quả quan trắc và giám sát môi trường định kỳ mỏ than Phấn Mễ,

Thái Nguyên.

[25]. Trung tâm Quan trắc và Công nghệ môi trường Thái Nguyên (2012), Báo cáo kết quả quan trắc và giám sát môi trường định kỳ mỏ chì kẽm Phú Đô,

[26]. Trung tâm quan trắc môi trường Thái Nguyên (2012), Báo cáo kết quả quan

trắc môi trường khu vực khai thác khoáng sản Núi Pháo năm 2012.

[27]. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2016), Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011 - 2015, Thái Nguyên.

[28]. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2010), Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, Thái Nguyên.

[29]. Các wedsite: http:// www.Google.com.vn http://www.thainguyen.gov.vn http://www.tnmtthainguyen.gov.vn http://www.quantrac.tnmtthainguyen.gov.vn http://www.congthuongthainguyen.gov.vn

PHỤ LỤC Phụ lục 1

Hình 3.2: Sơ đồ vị trí quan trắc nước mặt, nước ngầm, không khí của khu vực Núi Pháo, năm 2012

Hình. Sơ đồ vị trí quan trắc nước mặt, nước ngầm, không khí của khu vực Núi Pháo, năm 2012

PHỤ LỤC

Một số hình ảnh hoạt động của công ty khai thác khoáng sản Núi Pháo

Hình ảnh công trường xây dựng nhà máy

Một số hình ảnh quan trắc bụi và hoạt động bảo vệ môi trường không khí tại mỏ Núi Pháo

Máy đo lượng mưa và trạm quan trắc khí tượng tại mỏ Núi Pháo

Một số hình ảnh về chống xói mòn và cải tạo môi trường mỏ khai thức Núi Pháo

Một số hình ảnh về hoạt động quản lý và thu gom rác

Thùng rác thải nguy hại đặt trên công trường

Sản lượng khai thác các loại khoáng sản từ 2005 đến hết 31/12/2009

STT Tên loại khoáng sản Sản lượng khai thác năm2005 Sản lượng khai thác năm2006 Sản lượng khai thác năm2007 Sản lượng khai thác năm2008 Sản lượng khai thác năm2009 Tổng sản lượng khai thác, chế biến đến 31/12/2009 Đơn vị 1 Than 915.958 978.689 1.073.916 1.058.476 1.261.974 8.094.151 tấn 2 Sắt 502.977 332.967 423.400 386.165 160.320 3.357.051 tấn 3 Chì- kẽm 16.183 27.678 34.173 28.632 20.451 225.112 tấn 4 Thiếc 17.000 17.000 93 84 - 104.177 tấn 5 Titan 6.500 31.272 83.982 92.500 27.025 309.615 tấn

6 Vonfram đa kim - - - tấn

7 Vàng - - - tấn m3 8 Đôlômit 24.937 42.864 43.204 53.844 30.000 313.249 tấn 9 Barit 400 250 200 100 - 5.925 tấn 10 Phôtphorit 589 1.829 2.418 tấn 11 Đá vôi xi măng 114.028 72.374 276.810 281.852 337.886 1.519.631 tấn 12 Sét xi măng 25.237 43.367 82.048 66.402 108.084 445.354 tấn 13 Đá vôi 606.299 608.911 658.126 578.396 875.602 4.865.289 m3 14 Sét gạch ngói 37.950 37.136 34.264 34.000 17.857 193.599 m3 15 Cát sỏi - - - 11.000 11.500 22.500 m3 16 Nước khoáng - 2.160.000 90 - - 2.160.090 m3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai thác khoáng sản tới môi trường tự nhiên tỉnh thái nguyên (Trang 91 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)