Tác động đến tài nguyên sinh vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai thác khoáng sản tới môi trường tự nhiên tỉnh thái nguyên (Trang 77 - 78)

8. Đóng góp chính của luận văn

3.1.4. Tác động đến tài nguyên sinh vật

Hoạt động khai thác khoáng sản sẽ gây ảnh hưởng đến đa dạng sinh học vùng, cụ thể như sau:

Thực vật ở trong khu vực khai thác khoáng sản đã bị suy giảm nghiêm trọng. Thực vật bao gồm: khảm rừng cây lá rộng tái sinh thứ cấp, các tầng cây bụi lá rộng với tre nứa và vườn ươm. Ở khu vực này không có loài cây bị đe dọa ở cấp quốc gia và toàn cầu và ít có giá trị về mặt sinh thái.

Hệ động vật ở khu vực mỏ gồm các đa dạng các loài động vật có vú, cá loài bò sát và các loài lưỡng cư ... Hệ chim có sự đa dạng tương đối về các loài nhưng số lượng lại rất ít. Rất nhiều loài động vật bị đe dọa được tìm thấy ở khu vực mỏ khai thác.

Những loài vật di động như thú săn bắn, chim và những loài ăn thịt phải rời khỏi nơi khai mỏ. Những loài di chuyển hạn chế như động vật không xương sống, nhiều loài bò sát, gặm nhấm đào hang và những thú nhỏ có thể bị đe dọa trực tiếp. Nếu những hồ, ao, suối bị san lấp hoặc thoát nước thì cá, những động vật thủy sinh và ếch nhái cũng bị suy giảm và hủy diệt. Thức ăn của vật ăn thịt cũng bị hạn chế do những động vật ở cạn và ở nước đều bị hủy hoại. Những quần thể động vật bị di dời hoặc hủy hoại sẽ bị thay thế bởi những quần thể từ những vùng phân bổ lân cận. Nhưng những loài quý hiếm có thể bị tuyệt chủng. Nhiều loài hoang dã phụ thuộc chặt chẽ vào những thực vật sinh trưởngtrong điều kiện thoát nước tự

nhiên. Những thực vật này cung cấp nguồn thức ăn cần thiết, nơi làm tổ và trốn tránh kẻ thù. Hoạt động hủy hoại thực vật gần hồ, hồ chứa, đầm lầy và đất ngập nước khác đã làm giảm số lượng và chất lượng sinh cảnh cần thiết cho chim nước và nhiều loài ở cạn khác. Phương pháp san lấp bằng cách ủi chất thải vào một vùng đất trũng tạo nên những thung lũng dốc hẹp là nơi sinh sống quan trọng của nhưng loài động thực vật quý hiếm. Nếu đất được tiếp tục đổ vào những nơi này sẽ làm mát sinh cảnh quan trọng và làm tuyệt diệt một số loài. Tác động lâu dài và sâu rộng đến động, thực vật hoang dã là mất hoặc giảm chất lượng sinh cảnh.

Tiếng ồn từ máy móc và xe cộ, bụi và các rác thải khác sẽ tác động đếm hệ động vật và hệ thực vật. Tiếng ồn đã xua đuổi các động vật hoang dã ra khỏi khu vực này và gây xáo trộn đời sống bình thường của chúng.

Bụi và các rác thải có thể gây ra ô nhiễm môi trường và chính điều đó gây hại cho cả động vật và thực vật.

Sau khi việc khai thác mỏ chấm dứt, một hố lớn vẫn còn lại trong khu vực này. Nước ở hố này có thể bị ô nhiễm bởi hóa chất từ việc khai thác mỏ và sẽ gây hại tới động vật và thực vật. Mặt khác, nếu việc ô nhiễm này được điều chỉnh và kiểm soát, hố này sẽ là môi trường sống mới cho các loài sống ở đầm lầy và dưới nước.

Nói chung, hoạt động khai thác khoáng sản gây ra những thiệt hại không thể tránh được và sẽ tác động đến đa dạng sinh học của tỉnh Thái Nguyên. Tuy nhiên, sự thiệt hại này là không đáng kể và những tác động này có thể được giảm bớt nếu có các biện pháp ngăn ngừa phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai thác khoáng sản tới môi trường tự nhiên tỉnh thái nguyên (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)