Giải pháp quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai thác khoáng sản tới môi trường tự nhiên tỉnh thái nguyên (Trang 83 - 89)

8. Đóng góp chính của luận văn

3.2.2 Giải pháp quản lý

3.2.2.1 Quản lý môi trường đối với cơ quan Quản lý Nhà nước về môi trường

- Hỗ trợ các đơn vị tổ chức hoạt động khai thác hiểu các điều luật về BVMT để thực thi luật một cách hiệu quả.

- Có biện pháp thanh kiểm tra tại cơ sở để chấm dứt các hoạt động khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn.

- Giám sát các hoạt động BVMT của doanh nghiệp tổ chức khai thác: Tức là xem trong quá trình hoạt đông của mình, doanh nghiệp có tuân theo đúng các qui định về việc bảo vệ môi trường không.

- Tư vấn cho các đơn vị tổ chức khai thác các việc làm cụ thể: xây dựng các đường bao chắn bụi, các hệ thống thu gom nước mưa chảy qua khu vực khai thác, các qui định về Thuế phí Môi trường.

* Vai trò quản lý nhà nước của chính quyền địa phương

- Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khoáng sản đến toàn thể nhân dân trên địa bàn quản lý.

- Các phương tiện thanh tin đại chúng của địa phương dành thời lượng để thường xuyên tuyên truyền, giáo dục pháp luật về khoáng sản.

- Cung cấp đầy đủ các văn bản pháp luật, các quy định về khoáng sản cho tủ sách pháp luật của địa phương.

- Kiện toàn Ban chỉ đạo quản lý khoáng sản các cấp

- Đối với địa phương có nhiều khoáng sản: Thành lập Ban chỉ đạo quản lý khoáng sản của xã; xây dựng quy chế hoạt động, phân công, phân nhiệm cho từng thành viên Ban chỉ đạo. Thành phần Ban chỉ đạo gồm: Đồng chí Lãnh đạo UBND xã làm Trưởng ban, các thành viên gồm: Cán bộ tài nguyên và môi trường (địa chính), công an xã, xã đội, cán bộ tư pháp, hội nông dân, hội phụ nữ, đoàn thanh niên, mặt trận tổ quốc, trưởng xóm (thôn).

- Đối với địa phương ít khoáng sản: Thành lập Tổ công tác quản lý khoáng sản do Cán bộ tài nguyên và môi trường (địa chính) làm tổ trưởng. Các thành viên gồm: Công an xã, cán bộ tư pháp, trưởng xóm (thôn).

- Tổ chức thanh tra, kiểm tra định kỳ và đột xuất công tác quản lý nhà nước về khoáng sản ở những địa phương để xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép kéo dài.

3.2.2.2 Quản lý môi trường đối với đơn vị tổ chức hoạt động khai thác khoáng sản

Đơn vị khai thác cần xây dựng và nâng cấp hoàn thiện hệ thống quản lý môi trường Hệ thống quản lý môi trường ở các doanh nghiệp cần phải tổ chức thành đơn vị sản xuất làm việc liên tục hàng ngày, làm việc với các chức năng cụ thể tránh kiêm nhiệm, mỗi xí nghiệp tổ chức một cách.

Phối hợp với các cơ quan quản lý môi trường địa phương làm tốt công tác đảm bảo vệ sinh môi trường; có các chương trình, kế hoạch bổ sung nguồn quỹ hàng năm hỗ trợ cộng đồng, phối hợp với cộng đồng trong công tác xã hội hóa môi trường.

3.2.2.3. Giải pháp công nghệ kỹ thuật * Đối với môi trường đất

Đặc điểm cơ bản về tác động đến môi trường đất của khai thác khoáng sản, cụ thể là khai thác lộ thiên là chiếm dụng nhiều diện tích đất đai để mở khai trường, làm bãi thải và xây dựng các công trình phụ trợ phục vụ cho khai thác mỏ, gây nứt nẻ, bùng nền, sạt lở, bồi lấp, dẫn đến làm biến đổi địa hình, địa mạo và

cảnh quan khu vực; làm nhiễm bẩn đất bằng các chất độc hại thông qua quá trình hòa tan, di chuyển và thấm đọng các chất thải từ mỏ.

Tác động làm thu hẹp diện tích đất đai canh tác, trồng trọt và thảm thực vật là đáng kể nhất. Vì vậy cần phải hạn chế chiếm dụng đất đai trong khai thác khoáng sản, phòng chống các hiện tượng bồi lấp dòng chảy , hoang hóa đất trồng trọt vùng hạ lưu, trượt lở, sụt lún bề mặt địa hình và sườn dốc, phục hồi có hiệu quả phần nào môi trường và cảnh quan khu vực sau khai thác.

+ Giải pháp chung nhằm hạn chế sự chiếm dụng nhiều đất đai của khai thác lộ thiên là :

- Bố trí hợp lí tổng mặt bằng khu mỏ, tiết kiệm diện tích đất đai sử dụng - Sử dụng bãi thải cao (tận dụng không gian thẳng đứng của bãi thải tới mức có thể) để giảm diện tích chiếm dụng

- Tận dụng tối đa chiều sâu khai thác lộ thiên nhằm thu hồi nhiều nhất tài nguyên lòng đất làm tăng hiệu quả sử dụng các công trình hạ tầng có sẵn trong khu mỏ, tiết kiệm tài nguyên, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư

- Sử dụng các khoảng trống đã khai thác làm bãi thải ( bãi thải trong)

Việc sử dụng bãi thải trong không chỉ có ý nghĩa lớn về mặt bảo vệ môi trường mà còn mang lại hiệu quả đáng kể do rút ngắn cung độ vận tải đất đá

+ Giải pháp chống bồi lấp, sa mạc hóa đất canh tác do đất đá thải

Trôi lấp cây cối ở vùng hạ lưu, sa mạc hóa đất canh tác ở những vùng nước thải từ mỏ chảy ra, bồi cạn lòng song suối hạ nguồn là những tác hại nghiêm trọng trong quá trình đổ thải do khai thác khoáng sản ở huyện gây ra. Những biện pháp chủ yếu để hạn chế các tác hại này là:

- Kết hợp đồng bộ quy hoạch đổ thải và quy hoạch thoát nước không chỉ trong phạm vi một khai trường, một mỏ mà trong phạm vi toàn vùng.

- Không đổ đất đá thải xuống sông suối , các dòng chảy và đầu nguồn của chúng.

- Không để nước mưa chảy tràn qua mặt bãi thải và sườn dốc bãi thải,

- Nước thải từ mỏ phải qua khâu xử lý cặn lơ lửng ( bằng hồ lắng) trước khi hòa mạng thủy văn khu vực. Không xả nước từ hệ thống mương rãnh thoát nước của mỏ vào bãi thải hoặc chân bãi thải.

- Phía dưới chân bãi thải cần xây dựng đê ngăn đất đá thải trôi xuống dưới hạ lưu. Cần tiến hành thường xuyên việc thu dọn đất đá trôi lấp phía thượng lưu đê chắn, nhất là sau những đợt mưa lũ lớn.

- Đối với bãi thải đã kết thúc, cần tiến hành kè chắn chân bãi thải bằng đá hốc, phủ kín cây xanh hoặc thảm cỏ trên bề mặt hoặc sườn dốc bãi thải.

- Thường xuyên nạo vét lòng song suối hạ nguồn, làm thông thoáng các dòng chảy và bồn thu nước đầu nguồn.

+ Giải pháp hạn sự biến dạng địa hình, địa mạo do công tŕnh khai thác. Ngoài hiện tượng xói lở, các hoạt động của khai thác lộ thiên ở một số địa phương còn gây ra biến dạng về mặt khác như đào đắp làm biến đổi bề mặt nguyên thủy, sạt lở các sườn dốc và bờ mỏ do trạng thái cân bằng ổn định của đất đá trong bờ không được đảm bảo, do các chấn động của nổ mìn hoặc do các thiết bị tải trọng lớn hoạt động trên bờ.

Những biện pháp chủ yếu để hạn chế các tác hại trên là:

- Sử dụng bãi thải trong là giải pháp kĩ thuật có hiệu quả lớn không chỉ về mặt kinh tế mà còn cả về mặt bảo vệ môi trường.

- Quy hoạch đổ thải hợp lí. Dùng đất đá bãi thải vào thung lung hoặc vào vị trí không gây ảnh hưởng đến mạng thủy văn khu vực, đổ bãi thải cao để tiết kiệm diện tích.

- Áp dụng các giải pháp nhằm nhằm ổn định các bờ dốc như chọn góc nghiêng và kết cấu bờ hợp lí, gia cố bờ( bằng vì neo, cọc nhồi, phun vữa bê tông...)

- Tiến hành lấp mỏ sau khi kết thúc khai thác. Có thể lấp hoàn toàn hoặc một phần ( theo diện tích hoặc theo chiều sâu ) tùy theo mục đích sử dụng.

* Đối với môi trường không khí

Quá trình hoạt động của các khâu công nghệ trên mỏ lộ thiên đều gây ồn ở mức độ khác nhau và xả nhiều bụi cùng khí độc hại vào môi trường xung quanh. Qúa trình vận hành của máy khoan tạo ra nhiều bụi đá. Khi nổ mìn thì không chỉ tạo ra các khí CO2,CO,NO2...Mà cả bụi đá nữa, đặc biệt nổ mìn còn gây ra ồn và chấn động không khí. Bụi và khí độc hại do nổ mìn thường có phạm vi lan tỏa rộng và cao hơn, nhất là khi có gió mạnh.

Để hạn chế việc xả bụi mỏ vào không khí cần áp dụng các phương pháp khác nhau cho từng công đoạn sản xuất cụ thể:

+ Đối với khâu khoan – nổ mìn, cần áo dụng các giải pháp sau:

- Sử dụng máy khoan có thiết bị lấy phoi bằng nước hoặc hỗn hợp khí ép và nước. Nếu lấy phoi bằng khí ép thì phải có thiết bị hút bụi.

- Tưới nước trước khi nổ mìn

- Dùng túi nước dập bụi đặt trên miệng lỗ khoan khi nổ mìn

- Sử dụng các loại thuốc nổ có cân bằng ôxy bằng không hoặc xấp xỉ không như thuốc nổ ANFO, thuốc nổ nhũ tương...

+ Đối với khâu vận tải đất đá và khoáng sản

- Bê tông hóa (nhựa atphan hoặc xi măng) mặt đường mỏ, nhất là những đoạn đường cố định, có mật độ xe qua lại lớn.

- Dùng bạt che kín các thùng xe khi vận tải đất đá ra bãi thải cũng như khi vận tải quặng về kho chứa.

- Lắp các bộ lọc vào động cơ ô tô để khử các khí độc như CO2 HCCHO,... - Phun nước thường xuyên các tuyến đường vận tải, nhất là đường ra các bãi thải. Bằng cách này có thể giảm lượng bụi và trung hòa khí độc hại đạt hiệu quả 70÷80%. Có 3 phương pháp phun nước: phun nước thông thường, phun sương và phun nước có chứa NaCl hoặc NaCl2.

+ Giải pháp giảm thiểu ồn trong khai thác khoáng sản.

Các hoạt động trên mỏ như khoan, nổ mìn, vận tải ... đều gây ra tiếng ồn và chấn động lớn.

Các giải pháp chung để phòng chống tiếng ồn trên mỏ lộ thiên là:

- Trồng cây với mật độ cao hoặc đắp đê bao quanh các khu vực cần bảo vệ. - Các phòng làm việc phải đảm bảo đạt tiêu chuẩn tiếng ồn.

- Cabin điều khiển thiết bị máy móc ( máy khoan, máy xúc, ô tô,...) phải đảm bảo độ cách âm tốt.

- Các thùng chất thải và điểm tải có thể ghép kín bằng cao su hoặc các vật liệu không thấm nước khác.

- Các động cơ phải được che kín phù hợp.

- Tiếng ồn của các động cơ hoặc các máy móc khác được đóng kín bằng các vật liệu cách âm.

- Các thiết bị bảo vệ tai đúng tiêu chuẩn được trang bị ở những nơi có nguy hiểm về tiếng ồn.

- Nghiên cứu về tiếng ồn để loại trừ những vùng nguy hiểm về tiếng ồn.

* Đối với môi trường nước

Môi trường nước là một trong những môi trường rất dễ bị thay đổi do sự tác động của các hoạt động sản xuất, đặc biệt là hoạt động sản xuất công nghiệp. Chính vì vậy cần có những giải pháp hữu hiệu để bảo vệ môi trường nước, điều kiện cho mọi động sống và sản xuất:

- Lắp đặt các trạm quan trắc chất lượng nước mặt và nước giếng tại các điểm từ trên xuống dưới và các khu vực xung quanh khu chứa khoáng sản đang khai thác để quan trắc tầng nước ngầm nhằm phát hiện ra dòng chất thải rò rỉ tự do qua các đường nước ngầm gần bề mặt.

- Tái sử dụng nước tuyển khoáng để giảm tối thiểu các tác động lấy nước và xả nước, cố gắng đạt ở mức tái sử dụng 100 phần trăm và có “sự rò rỉ bằng không” từ các khu vực chứa khoáng sản khai thác và các cở sở đi kèm. Như vậy sẽ hạn chế tối đa việc rút nước, góp phần bảo vệ môi trường nước.

- Quản lý nước khi có bão: Trong thiết kế dự án khai thác khoáng sản ở một địa điểm cụ thể cần tính đến phương án sẽ xây dựng một hồ quản lý nước khi có bão. Hồ được xây dựng cạnh khu chứa chất thải . Việc tạo độ dốc của hiện trường phù hợp sẽ đảm bảo việc ngăn chặn sự rò rỉ nước thải.

- Đề phòng sự tạo dòng thải axit mỏ: Sự tạo dòng thải axit mỏ tại các mỏ sẽ được quản lý hiệu quả bằng một chương trình quản lý chất lượng được thiết kế để tách và nhấn chìm trong nước các loại vật liệu có khả năng tạo axit trong bãi thải. Cần tiến hành đổ tất cả các loại đá thải không tạo axit vào bãi chứa lộ thiên nằm ở khu vực trống. Các dòng này sẽ được quan trắc về nồng độ pH và kim loại. Nếu vượt quá giới hạn cho phép, dòng chất thải sẽ được bơm trực tiếp vào khu vực lưu giữ để sử lý.

- Xử lý nước thải trước khi đưa ra môi trường: Tất cả nước kể cả nước có tính axit và nước thải từ nhà máy tuyển sẽ được bơm về khu xử lý nước thải, ở đây nước được giữ lại để tái sử dụng hoặc được bơm về hồ xử lý nước cho đến khi đạt tiêu chuẩn thải mới thải ra môi trường. Hồ xử lý được gọi là hồ “tẩy sạch” ở đây nước được lắng và hiệu chỉnh độ pH đạt mức cho phép.

- Sử dụng hầu hết các hoá chất hiện được dự kiến sử dụng trong việc tuyển khoáng là loại hoá chất không độc hại và không tồn tại lâu trong môi trường. Các hoá chất này sẽ được bảo quản trong một khu vực lưu giữ có thiết kế kỹ thuật, nơi những rò rỉ bất thường sẽ được khống chế. Các loại chất thải gây hại và không gây hại sẽ được tách biệt.

- Tái chế tất cả các vật liệu thải khi có thể thực hiện được. Các loại chất thải rắn không độc hại hoặc không tái chế được. Rác hoặc vật liệu xây dựng sẽ được chôn tại một vị trí phù hợp và đổ đất lên trên. Các chất thải độc hại như dầu nhớt đã sử dụng, chất làm mát và ắc quy sẽ được tạm thời lưu giữ trong các phương tiện chứa, đặt biệt, cho đến khi các loại vật liệu này có thể tái sử dụng, tái chế hoặc thải vĩnh viễn phù hợp với các quy định của quốc gia và hướng dẫn về quản lý các chất thải độc hại của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường. Tránh việc sử dụng kho chứa nhiên liệu và hoá chất dưới lòng đất. Sẽ sử dụng các kho chứa trên mặt đất với các thành bao chắn tràn phù hợp.

- Quản lý thuốc nổ chứa nitrat amon bằng các phương pháp quản lý kiểm kê bao gồm việc kiểm tra tiêu thụ và thống kê hàng tháng. Việc sử dụng tất cả các loại hoá chất dùng cho tuyển khoáng và các loại vật liệu nổ dùng trong khai thác sẽ đều tuân thủ đúng các tiêu chuẩn Việt Nam, các quy trình quy phạm kỹ thật và quy định của luật pháp hiện hành có liên quan.

- Tất cả các dòng chảy và nước tràn từ các bãi thải và moong lộ thiên sẽ được ngăn chặn, giám sát và dẫn đến các ao lắng trầm tích. Cuối cùng, nồng độ tạp chất từ các bãi thải sẽ không gây bất kỳ một tác động nào đối với môi trường hạ lưu.

- Các tác động sinh học được kiểm soát một cách tốt nhất bằng cách ngăn ngừa việc rò rỉ không khí và nước có chứa các chất gây ô nhiễm từ hiện trường các mỏ . Việc sử dụng hàng rào hoặc các hàng rào bóng nổi hoặc lưới trên bề mặt các hồ chứa được sử dụng để giảm tối thiểu sự tiếp xúc của động vật hoang dã với các loại dung dịch này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai thác khoáng sản tới môi trường tự nhiên tỉnh thái nguyên (Trang 83 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)