Phân tích hồi quy

Một phần của tài liệu 034 ảnh hưởng của việc áp dụng IFRS đến chất lượng thông tin kế toán tại việt nam (Trang 58)

4.2.4.1. Kết quả kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy đa biến

Model Sum of

Squares df MeanSquare F Sig.

1 Regression 12.182 2 6.091 87.451 .000b Residual 6.756 97 .070 Total 18.938 99 a. Dependent Varia ble: Y Model Unstandardized Coefficients Standardiz ed Coefficien ts T Sig. Collinearity Statistics B Std. Error Beta Toleranc e VIF 1 (Constant) .660 ~ 2.572 .012 X1 .332 .070 .347 4.772 .000 .697 1.435 X2 .508 .066 .557 7.667 .000 .697 1.435 a. Predictors: (Constant), X2, X1 b. Dependent Variable: Y

(Nguồn: Kết quả tổng hợp phân tích từ IBM SPSS Statistics 23)

Theo kết quả đã phân tích, ta có R2 hiệu chỉnh là 0.636 > 0.5 chứng tỏ mức độ giải thích biến CLTT kế toán (Y) của các biến AHTC (X1) và GAHTC (X2) trong mô hình hồi quy là tốt. Nghĩa là 63.6% biến thiên của biến Y được giải thích bởi các biến X1, X2 cho thấy sự phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính này với tập dữ liệu của mẫu là ở mức 63.6%. Hay nói cách khác các yếu tố AHTC (X1) và GAHTC (X2) như đã nêu ở trên là các yếu tố ảnh hưởng đến CLTT kế toán.

4.2.4.2. Kiểm định F

46

Theo kết quả phân tích, kiểm định giả thuyết về độ phù hợp với tổng thể của mô hình, giá trị F=87.451 với sig.=0.000 <5%. Chứng tỏ R2 của tổng thể khác 0 cho thấy mô hình hồi quy tuyến tính xây dựng được là phù hợp với tổng thể. Số liệu cụ thể được thể hiện trong bảng 4.23.

Bảng 4.23. ANOVAa

b. Predictors: (Constant), X2, X1

(Nguồn: Kết quả tổng hợp phân tích từ IBM SPSS Statistics 23)

4.2.4.3 Bảng Coefficients

a. Dependent Variable: Y

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ phần mềm IBM SPSS Statistics 23)

Giá trị Sig. kiểm định từng biến độc lập có sự tác động lên biến phụ thuộc, Sig. Kiểm định T của biến X1, X2 đều là 0.000 < 0.05 cho thấy các biến độc lập X1, X2

này đều ảnh hưởng đến biến phụ thuộc. Cùng với đó, VIF = 1.435 < 2 cho thấy mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến. Vì vậy trong mô hình này, tất cả các biến đều có ý nghĩa trong mô hình và mô hình không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.

Ta có phương trình hồi quy chuẩn hóa: Y = 0.347X1 + 0.557X2

Như vậy, yếu tố X1 tác động cùng chiều và yếu tố X2 tác động ngược chiều với biến Y. khi X1 tăng 1 đơn vị và các yếu tố khác không thay đổi thì Y tăng 0.347 đơn vị ở mức ý nghĩ 5%. Khi X2 tăng 1 đơn vị các yếu tố khác không thay đổi thì sẽ làm Y giảm 0.557 đơn vị ở mức ý nghĩa 5%.

4.2.4.4 Biểu đồ tần số phần dư chuẩn hóa Histogram

Histogram Dependent Variable: Y

Regression Standardized Residual

Biểu đồ 4.2 . Biểu đồ tần số của các phần dư Histogram

(Nguồn: Kết quả tổng hợp phân tích từ IBM SPSS Statistics 23)

Biểu đồ Histogram là biểu đồ thể hiện phần dư chuẩn hóa hồi quy được biểu diễn bởi các đồ thị dạng cột và cho biết giá trị trung bình càng gần 0 và độ lệch chuẩn của phân tích càng gần 1 thì phân phối phần dư chuẩn hóa càng đạt gần đến mức chuẩn. Từ biểu đồ 4.2 cho thấy một đường cong có dạng đối xứng tương xứng với đồ thị phân phối chuẩn được đặt chồng lên biểu đồ phần dư chuẩn hóa. Giá trị trung bình xấp xỉ 0 và độ lệch chuẩn là 0.990 gần bằng 1 cho thấy phân phối phần dư là xấp xỉ chuẩn

4.2.4.5 Đồ thị chuẩn hóa Normal P-P-Plot

P λ- CL E 3 O ■p ỌỊ 4-> O φ ạ. X LU 0.8- 0.6- 0.4- 0.2“

Normal P-P Plot OfRegression standardized Residual Dependent Variable: Y

Observed Cum Prob

Biểu đồ 4.3. Đồ thị chuẩn hóa Normal P-P Plot

(Nguồn: Kết quả tổng hợp phân tích từ IBM SPSS Statistics 23)

Từ biểu đồ cho thấy phần dư chuẩn hóa có phân phối gần sát với phân phối chuẩn bởi các giá trị quan sát được thể hiện bằng các chấm tròn đều nằm sát trên một đường chéo thể hiện trị số mong đợi. Từ kiểm định bằng Biểu đồ P- P Plot có thể kết luận

rằng các điểm quan sát thực tế nằm sát đường thảng kỳ vọng, cho thấy tập dữ liệu nghiên cứu là tốt, phần dư chuẩn hóa có phân phối gần sát phân phối chuẩn.

4.2.4.6 Biểu đồ Scatterplot kiểm tra giả định liên hệ tuyến tính

Biểu đồ Scatterplot là biểu đồ thể hiện sự phân tán phần dư chuẩn hóa hồi quy (Regression Standardized Residual) với giá trị dự đoán chuẩn hóa hồi quy (Regression Standardized Predicted Value). Các điểm quan sát thể hiện bằng chấm tròn trên biểu đồ Scatterplot cần phải được phân bố theo dạng đồ thị là đường thẳng thì dữ liệu phân tích mới đảm bảo không bị vi phạm giả định liên hệ tuyến tính.

Scatterplot Dependent Variable: Y

Biểu đồ 4.4. Biểu đồ phân tán Scatter Plot

(Nguồn: Kết quả tổng hợp phân tích từ IBM SPSS Statistics 23)

Theo kết quả phân tích được thể hiện trong biểu đồ 4.4, Các điểm quan sát thể hiện bằng chấm tròn được phân bố theo dạng đồ thị đường thẳng, như vậy có thể kết luận giả định về liên hệ tuyến tính không bị vi phạm.

CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 5.1. Ket luận từ kết quả phân tích dữ liệu

Thứ nhất, mô hình nghiên cứu được xây dựng gồm 2 biến (những ảnh hưởng tích cực và những yếu tố làm giảm ảnh hưởng tích cực khi áp dụng IFRS đến CLTT kế toán). Qua việc đánh giá sơ bộ thang đo của các biến, nghiên cứu nhận thấy: các biến đều có hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.6 nên đạt yêu cầu về độ tin cậy, bên cạnh đó hệ số tương quan với tổng của các biến đo lường sau khi phân tích đã loại bỏ các biến xấu để đạt tiêu chuẩn lớn hơn 0.3.

Thứ hai, qua việc phân tích EFA đã chỉ ra được 2 nhân tố có trị số Eigenvalues lớn hơn 1 và có giá trị phương sai trích là 50.671% cho thấy 2 nhân tố trích được trong EFA phản ánh được 50.671% sự biến thiên của tất cả các biến quan sát đưa vào.

Thứ ba, kết quả hệ số tương quan (Coefficientsa) chỉ ra các biến độc lập đều có sự tương quan tuyến tính đến biến phụ thuộc là chất lượng thông tin kế toán.

Thứ tư, từ kết quả phân tích hồi quy chỉ ra ảnh hưởng của việc áp dụng IFRS đến CLTT kế toán thông qua phương trình hồi quy: Y = 0.347X1 + 0.557X2. Nghĩa là Khi X1 (yếu tố về những ảnh hưởng tích cực) tăng 1 đơn vị các yếu tố khác không thay đổi thì Y (CLTT kế toán) tăng 0.347 đơn vị và khi X2 (yếu tố giảm ảnh hưởng tích cực) tăng sự giảm ảnh hưởng tích cực 1 đơn vị thì sẽ làm Y giảm 0.557 đơn vị.

Như vậy, kết quả phân tích dữ liệu cho thấy việc áp dụng IFRS sẽ làm tăng CLTT kế toán như: giảm sự bất cân xứng thông tin giữa các nhà quản lý và người sử dụng báo cáo tài chính tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay, giúp các công ty ghi nhận lỗ kịp thời hơn, việc đánh giá để mua bán, hợp nhất cho các công ty ở các quốc gia dễ dàng hơn do thông tin có tính có thể so sánh được cao hơn, việc lập báo cáo theo IFRS làm cho các dòng tiền được trình bày minh bạch và rõ ràng hơn bởi có tính đến giá trị thời gian của tiền. Tuy nhiên, cơ chế, chính sách cho việc áp dụng IFRS ở Việt Nam hiện vẫn chưa hoàn thiện, do vậy một số kỹ thuật đặc biệt của IFRS chưa có căn cứ pháp lý để thực hiện khiến thông tin khó xác thực, sự không nhất quán trong chuẩn mực kế toán, chính sách thuế và cơ chế tài chính về trích lập dự phòng, trích khấu hao TSCĐ, xử lý chênh lệch tỷ giá... làm cho doanh nghiệp lúng túng khi áp dụng pháp luật và giảm khả năng so sánh thông tin tài chính giữa các doanh nghiệp,

hệ thống văn bản pháp quy (luật, chuẩn mực) đối với kế toán mang tính quy định nhiều hơn là dựa trên nguyên tắc và tính xét đoán theo IFRS và nguồn nhân lực còn hạn chế về trình độ ngoại ngữ, chưa được đào tạo các kiến thức về IFRS là các yếu tố gây cản trở lớn nhất đến việc tăng CLTT kế toán khi áp dụng IFRS.

5.2. Một số khuyến nghị

Việc áp dụng IFRS là cần thiết để nâng cao CLTT kế toán kế toán tại Việt Nam và để đạt được hiệu quả tốt nhất trong việc triển khai áp dụng và giảm thiểu tới mức thấp nhất những hạn chế còn tồn tại cần có sự tăng cường phối hợp giữa các cơ quan nhà nước, các hội nghề nghiệp và các tổ chức khác. Chính vì vậy, tôi xin đưa ra một số khuyến nghị sau:

5.2.1. Khuyến nghị với Bộ Tài chính

Để quá trình áp dụng IFRS mang lại hiệu quả tốt nhất đến chất lượng thông tin kế toán, Bộ tài chính cần:

Hỗ trợ các hiệp hội nghề nghiệp, cơ sở đào tạo, các doanh nghiệp... trong việc triển khai đào tạo ban đầu về IFRS để cho các thành viên của các tổ chức đó nắm được các hiểu biết về IFRS để đào tạo tiếp cho những thành viên mới khác.

Đưa ra các chính sách nhằm hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp nhằm tạo động lực cho các doanh nghiệp trong việc tự nguyện áp dụng IFRS để nhanh chóng mang lại nguồn chất lượng thông tin tốt hơn đến người sử dụng thông tin kế toán.

Phối hợp với ủy ban chứng khoán nhằm điều chỉnh các tiêu chuẩn về duy trì niêm yết trên thị trường chứng khoán vì một số doanh nghiệp đặc thù có thể sẽ bị lỗ liên tục do áp dụng IFRS do đó cần điều chỉnh thời gian duy trì niêm yết cho một số doanh nghiệp đặc thù để giúp các công ty vẫn có thể được niêm yết trên thị trường để dễ thu hút vốn đầu tư từ nhiều nhà đầu tư.

Xây dựng khoảng thời gian hợp lý cho việc cập nhật kiến thức và đào tạo phục vụ cho việc áp dụng IFRS bởi khi áp dụng theo IFRS sẽ có thêm rất nhiều chuẩn mực mới do đó cần một khoảng thời gian khá dài để có thể hiểu và áp dụng IFRS.

Do hạn chế về trình độ ngoại ngữ nên đã tạo ra dào cản cho các kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề trong việc tiếp cận IFRS, do đó bộ tài chính cần nhanh chóng đưa

ra bản dịch về IFRS cùng với các hướng dẫn cụ thể về áp dụng để các hiệp hội nghề nghiệp và các cơ sở đào tạo có thể xây dựng các phương án cập nhật kiến thức cho các kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề giúp cho quá trình áp dụng IFRS đạt hiệu quả. Đưa ra các văn bản và các hướng dẫn thực hiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc thực hiện và kê khai các nghĩa vụ về thuế, đưa ra các hướng dẫn cụ thể để áp dụng điều chỉnh từ lợi nhuận kế toán sang thu nhập chịu thuế đảm bảo đúng quy định của pháp luật khi áp dụng IFRS.

5.2.2. Khuyến nghị với các hội nghề nghiệp

Xây dựng nguồn lực và phương án để đào tạo và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các hội viên các kiến thức về IFRS để tạo ra nguồn nhân lực am hiểu về báo cáo tài chính theo IFRS và VFRS giúp đạt hiệu quả tốt trong quá trình áp dụng.

Thành lập các hội đồng nhằm giải đáp các vướng mắc nhanh và kịp thời cho các hội viên và các doanh nghiệp trong quá trình áp dụng IFRS để quá trình áp dụng này diễn ra hiệu quả, tiết kiệm thời gian và nâng cao được CLTT kế toán.

Cập nhật các tài liệu hướng dẫn về chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ được công bố bởi Bộ tài chính giúp các hội viên có thể dễ dàng tiếp cận, nghiên cứu, cập nhật các kiến thức mới và thực hiện IFRS và VFRS một cách thuận lợi.

5.2.3. Khuyến nghị với các cơ sở đào tạo

Cập nhật lộ trình và phương án về việc áp dụng IFRS và VFRS của Bộ tài chính làm căn cứ để xây dựng chương trình đào tạo về kế toán - kiểm toán để cung cấp nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu xã hội và cũng để có thể thu hút được nhiều học viên về học tại các cơ sở giáo dục này.

Việc đào tạo Kế toán - Kiểm toán theo IFRS và VFRS cần các cơ sở phải có đội ngũ am hiểu về IFRS để soạn thảo giáo trình và tiến hành việc giảng dạy. Chính vì vậy, các cơ sở đào tạo cần lên kế hoạch cụ thể cho việc xây dựng đội ngũ soạn thảo giáo trình, xây dựng phương pháp giảng dạy thích hợp để có thể đáp ứng quá trình giảng dạy các nội dung theo IFRS và VFRS.

Ngay từ bây giờ các tổ chức đào tạo cần tìm hiểu nhu cầu của học viên để tiến hành tổ chức nguồn nhân lực am hiểu về IFRS và triển khai đào tạo kế toán kiểm toán theo

IFRS đối với các học viên có nhu cầu. Bên cạnh đó, cần giới thiệu và khuyến khích để giúp các sinh viên hiện đang theo học ngành kế toán - kiểm toán tích cực tìm hiểu và có những hiểu biết thêm về chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế tạo có nền tảng kiến thức tốt hơn nhằm cung cấp đội ngũ nhân lực cho quá trình áp dụng IFRS sắp tới và giúp các sinh viên mới ra trường có các lợi thế cạnh tranh trên con đường sự nghiệp Kế toán - Kiểm toán.

Khi đào tạo Kế toán - Kiểm toán theo IFRS nhà trường cũng cần đưa ra các chính sách hỗ trợ, khuyến khích học viên mở tài khoản và dự thi các môn trong ACCA để có thể có được chứng chỉ ACCA.

5.2.4. Khuyến nghị với nhà quản lý doanh nghiệp

Cần tích cực phối hợp và tuân thủ đúng các quy định về áp dụng IFRS và VFRS theo quy định của pháp luật, tránh việc che dấu thông tin trong thuyết minh và trình bày báo cáo. Các nhà quản trị doanh nghiệp cũng cần nắm rõ việc lập BCTC theo IFRS không chỉ cung cấp CLTT kế toán tốt hơn cho các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp mà thông tin tài chính được cung cấp khi lập và trình bày BCTC theo IFRS cũng sẽ giúp nhà quản trị doanh nghiệp đánh giá chính xác hơn kết quả hoạt động của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo, và căn cứ vào đó để lên kế hoạch chi tiết cho việc quản trị và điều hành để có được kế quả kinh doanh tốt hơn trong tương lai.

Để việc áp dụng IFRS mang lại hiệu quả tốt hơn cho CLTT kế toán các nhà quản lý doanh nghiệp cần xác định cụ thể các kế hoạch và mục tiêu cũng như nhu cầu cho việc áp dụng IFRS. Xây dựng cụ thể các mốc thời gian và nguồn kinh phí phù hợp cho việc đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng việc lập và trình bày BCTC theo quy định. Cùng với đó doanh nghiệp cũng cần xây dựng kế hoạch tìm hiểu và thiết lập mới hệ thống phần mềm kế toán để thuận tiện cho việc lập báo cáo đáp ứng được tiêu chuẩn của IFRS. Đưa ra các chính sách trong việc hỗ trợ tài chính, thời gian cho nhân viên trong việc học và thi chứng chỉ kế toán công chứng Anh Quốc (ACCA) nhằm xây dựng đội ngũ nhân viên hiểu biết về IFRS tạo điều kện thuận lợi trong việc áp dụng IFRS.

5.2.5. Khuyến nghị với các đơn vị cung cấp dịch vụ Ke toán - Kiểm toán

Để sẵn sàng đáp ứng được yêu cầu cung cấp dịch vụ của các tổ chức và các doanh nghiệp khi áp dụng IFRS và VFRS thì các đơn vị cung cấp dịch vụ như kế toán, kiểm toán, thuế... cần chủ động trong việc cập nhật lộ trình và phương án về việc áp dụng IFRS và VFRS của Bộ tài chính làm căn cứ để xây dựng chương trình đào tạo xây và kế hoạch đào tạo nguồn lực phù hợp để cung cấp nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu lập BCTC theo IFRS cũng như các dịch vụ tư vấn về lập BCTC theo IFRS của các khách hàng và mang lại chất lượng dịch vụ đảm bảo độ tin cậy đến người sử dụng.

Bên cạnh đó, để đảm bảo gửi báo cáo đến các khách hàng đúng hạn cũng cần có sự hỗ trợ của các phần mềm lập và trình bày báo cáo. Do đó cần xây dựng và tìm hiểu những phần mềm kế toán thuận tiện cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính theo IFRS và VFRS.

5.2.6. Khuyến nghị với người sử dụng thông tin

Thông tin kế toán là công cụ để dựa vào đó giúp người sử dụng thông tin đưa ra

Một phần của tài liệu 034 ảnh hưởng của việc áp dụng IFRS đến chất lượng thông tin kế toán tại việt nam (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w