Khuyến nghị với nhà quản lý doanh nghiệp

Một phần của tài liệu 034 ảnh hưởng của việc áp dụng IFRS đến chất lượng thông tin kế toán tại việt nam (Trang 67)

Cần tích cực phối hợp và tuân thủ đúng các quy định về áp dụng IFRS và VFRS theo quy định của pháp luật, tránh việc che dấu thông tin trong thuyết minh và trình bày báo cáo. Các nhà quản trị doanh nghiệp cũng cần nắm rõ việc lập BCTC theo IFRS không chỉ cung cấp CLTT kế toán tốt hơn cho các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp mà thông tin tài chính được cung cấp khi lập và trình bày BCTC theo IFRS cũng sẽ giúp nhà quản trị doanh nghiệp đánh giá chính xác hơn kết quả hoạt động của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo, và căn cứ vào đó để lên kế hoạch chi tiết cho việc quản trị và điều hành để có được kế quả kinh doanh tốt hơn trong tương lai.

Để việc áp dụng IFRS mang lại hiệu quả tốt hơn cho CLTT kế toán các nhà quản lý doanh nghiệp cần xác định cụ thể các kế hoạch và mục tiêu cũng như nhu cầu cho việc áp dụng IFRS. Xây dựng cụ thể các mốc thời gian và nguồn kinh phí phù hợp cho việc đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng việc lập và trình bày BCTC theo quy định. Cùng với đó doanh nghiệp cũng cần xây dựng kế hoạch tìm hiểu và thiết lập mới hệ thống phần mềm kế toán để thuận tiện cho việc lập báo cáo đáp ứng được tiêu chuẩn của IFRS. Đưa ra các chính sách trong việc hỗ trợ tài chính, thời gian cho nhân viên trong việc học và thi chứng chỉ kế toán công chứng Anh Quốc (ACCA) nhằm xây dựng đội ngũ nhân viên hiểu biết về IFRS tạo điều kện thuận lợi trong việc áp dụng IFRS.

5.2.5. Khuyến nghị với các đơn vị cung cấp dịch vụ Ke toán - Kiểm toán

Để sẵn sàng đáp ứng được yêu cầu cung cấp dịch vụ của các tổ chức và các doanh nghiệp khi áp dụng IFRS và VFRS thì các đơn vị cung cấp dịch vụ như kế toán, kiểm toán, thuế... cần chủ động trong việc cập nhật lộ trình và phương án về việc áp dụng IFRS và VFRS của Bộ tài chính làm căn cứ để xây dựng chương trình đào tạo xây và kế hoạch đào tạo nguồn lực phù hợp để cung cấp nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu lập BCTC theo IFRS cũng như các dịch vụ tư vấn về lập BCTC theo IFRS của các khách hàng và mang lại chất lượng dịch vụ đảm bảo độ tin cậy đến người sử dụng.

Bên cạnh đó, để đảm bảo gửi báo cáo đến các khách hàng đúng hạn cũng cần có sự hỗ trợ của các phần mềm lập và trình bày báo cáo. Do đó cần xây dựng và tìm hiểu những phần mềm kế toán thuận tiện cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính theo IFRS và VFRS.

5.2.6. Khuyến nghị với người sử dụng thông tin

Thông tin kế toán là công cụ để dựa vào đó giúp người sử dụng thông tin đưa ra quyết định đầu tư chính xác giúp các nhà đầu tư mang về lợi ích từ các quyết định đầu tư đó. Do đó thông tin càng chính xác, trung thực, hợp lý và có giá trị so sánh tốt thì càng giúp cho nhà đầu tư đưa ra các quyết định chính xác hơn. Chính vì vậy, người sử dụng thông tin cũng cần nắm bắt được các ưu điểm của việc trình bày các thông tin trên BCTC theo chuẩn mực được áp dụng chung của quốc tế (IFRS) so với chuẩn mực của từng quốc gia sẽ mang lại các thông tin kế toán với chất lượng tốt hơn, hợp lý hơn và có khả năng so sánh tốt hơn giúp thuận tiện trong việc so sánh các thông tin phục vụ cho việc ra quyết định đầu tư nhằm mang lại kết quả đầu tư chính xác và mở ra nhiều cơ hội đầu tư để mang lại nhiều lợi nhuận hơn.

5.3. Hạn chế của đề tài

Bên cạnh những đóng góp về mặt khoa học và thực tiễn, nghiên cứu vẫn còn những hạn chế nhất định:

- Nghiên cứu mới chỉ tiến hành khảo sát ở một bộ phận nhỏ những chuyên gia trong lĩnh vực kế toán - kiểm toán trong một số ít các đơn vị. Do đó các nghiên cứu tiếp theo nếu có thời gian nhiều hơn nên tiến hành khảo sát với quy mô rộng hơn sẽ giúp cho khả năng áp dụng cho tổng thể là cao hơn.

- Do cuộc khảo sát được tiến hành trong một khoảng thời gian ngắn và có sự hạn chế về sự tiếp cận với các đối tượng khảo sát khiến quy mô mẫu điều tra được chưa thực sự đáp ứng được mong đợi. Về cơ bản, quy mô mẫu trong bài nghiên cứu là phù hợp với quy mô mẫu tối thiểu cho các kỹ thuật phân tích cần thiết nên quy mô mẫu trong nghiên cứu là có thể chấp nhận được. Tuy nhiên nếu thời gian tiến hành khảo sát dài hơn thì em vẫn muốn có quy mô mẫu lớn hơn để có khả năng áp dụng cho tổng thể cao hơn. Mặc dù kết quả khảo sát đã đảm bảo các yêu cầu về thống kê phân tích nhưng sự hiểu biết và quan tâm về IFRS của người tham gia khảo sát chưa thực sự cao nên vẫn có nhiều điềucần phải khắc phục thêm.

KẾT LUẬN

Bài viết thực hiện nghiên cứu những ảnh hưởng từ việc áp dụng IFRS đến CLTT kế toán tại Việt Nam với hai giả thuyết được đặt ra là áp dụng IFRS có ảnh hưởng tích cực đến CLTT kế toán Việt Nam và nguồn nhân lực và sự chưa hoàn thiện và chưa có những chính sách nhất quán về cơ chế chính sách cho việc áp dụng IFRS làm giảm các ảnh hưởng tích cực khi áp dụng IFRS đến CLTT kế toán. Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng, dữ liệu nghiên cứu được thu thập thông qua bảng câu hỏi và được phân tích bằng phần mềm SPSS. Qua kết quả khảo sát và phân tích cho thấy, áp dụng IFRS sẽ giúp các thông tin tài chính giảm thiểu sự bất cân xứng, tăng khả năng so sánh của thông tin, các khoản lỗ được ghi nhận kịp thời hơn, các dòng tiền được trình bày có tính đến giá trị thời gian nên sẽ chính xác hơn giúp nâng cao CLTT kế toán, giúp nhà đầu tư có thể đưa ra các quyết định chính xác hơn trong quá trình đầu tư. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra các yếu tố như nguồn nhân lực còn hạn chế về trình độ ngoại ngữ, chưa được đào tạo các kiến thức về IFRS, một số kỹ thuật đặc biệt của IFRS chưa có căn cứ pháp lý để thực hiện, sự không nhất quán trong chuẩn mực kế toán, chính sách thuế và cơ chế tài chính làm giảm khả năng so sánh thông tin tài chính giữa các doanh nghiệp và hệ thống văn bản pháp quy (luật, chuẩn mực) đối với kế toán mang tính quy định nhiều hơn là dựa trên nguyên tắc và tính xét đoán theo IFRS là các yếu tố gây cản trở lớn nhất đến việc tăng CLTT kế toán khi áp dụng IFRS tại Việt Nam. Như vậy, có thể kết luận rằng, để CLTT kế toán được nâng cao thì áp dụng IFRS và giảm thiểu các yếu tố còn hạn chế như đã nêu trên là thiết đối với môi trường kinh tế tại Việt Nam. Chính vì vậy, cần có sự phối hợp của Bộ Tài chính, các tổ chức nghề nghiệp, các doanh nghiệp và các bên liên quan để giúp quá trình áp dụng IFRS và VFRS tại Việt Nam trong thời gian tới được thành công, giúp các doanh nghiệp có thể tiếp cận nhiều nguồn vốn FDI hơn, đồng thời cũng giúp kinh tế Việt Nam có thể hội nhập với các nên kinh tế lớn trên thế giới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Quốc Thuần (2015), “Bàn về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng thông tin kế toán”, Science & Technology Development, Vol 18, No Q1 - 2015, trang 68 - 71;

2. Mai Thị Hoàng Minh, Lê Việt (2020), “Tác động của việc áp dụng Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế đến hiệu quả kinh tế của các nước”, tạp chí tài chính, kỳ 2 tháng 8, trang 64-67;

3. Bộ Tài chính (2020), Đề án áp dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính tại Việt Nam; 4. Lộ trình áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế tại Việt Nam;

5. Bộ tài chính (2020), Quyết định số 345/QĐ-BTC phê duyệt đề án áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính tại Việt Nam, ban hành ngày 16 tháng 3 năm 2020;

6. Bàn về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng thông tin kế toán (2015), truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2018, từ < https://tailieu.vn/doc/ban-ve-tieu-chuan-danh-gia-chat-luong-

thong-tin-ke-toan-2035114.html?cv=1 >

7. Nguyễn Long (2019), Lộ trình áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế tại Việt Nam,

truy cập lần cuối ngày 13 tháng 9 năm 2019, từ <https://ifrsinvietnam.com/news/lo-

trinh-ap-dung-chuan-muc-ke-toan-quoc-te-tai-viet-nam/?cv=1 >

8. Tiêu chí đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán

9. Barth, M.E., Landsman, W.R., Lang, M., & Williams, C. (2012), Are IFRS- based and US GAAP-based accounting amounts comparable? Journal of Accounting and Economics, 54, 68-93;

10. Aburous, D. (2018), IFRS and institutional work in the accounting domain, Critical Perspectives on Accounting. 62(C), 1-15;

11. Barth, ME, Landsman, WR , & Lang, MH (2008), Chuẩn mực kế toán quốc tế và chất lượng kế toán, Tạp chí Nghiên cứu Kế toán , 46 (2), 467 - 498 . doi: 10.1111 / j.1475-679X.2008.00287.x [Crossref] , [Web of Science ®], [Google Scholar]

12. Irina-Doina Păúcan (2015), Measuring the effects of IFRS adoption on accounting

13. Nadia Albu a, and Cătălin Nicolae Albu a (2014), IFRS application in Central and South-Eastern European countries, Vol. 13, No. 2, pp. 182-197, 2014

14. Hướng dẫn thực hành cách phân tích hồi quy đa biến (2015), truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2015, từ < https://phantichspss.com/huong-dan-thuc-hanh-cach-phan-tich-

hoi-quy-da-bien.html?cv= 1 >

15. Nguyễn Tuyết Anh (2020), Hướng dẫn chạy hồi quy tuyến tính, truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2020, từ < https://luanvan1080.c om/hoi-quy-tuyen-tinh-trong-

spss.html?cv=1 >

16. Mai Thị Hoàng Minh, Lê Việt (2020), “Tác động của việc áp dụng Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế đến hiệu quả kinh tế của các nước”, tạp chí tài chính, truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2020, từ < https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-

doanh/tac-dong-cua-viec-ap-dung-chuan-muc-bao-cao-tai-chinh-quoc-te-den-hieu- qua-kinh-te-cua-cac-nuoc-330495.html?cv=1 >

17. Nguyễn Thu Hiền (2019), tạp chí nghiên cứu Tài chính kế toán, số 10(195), ngày 23 tháng 9, trang 49-53;

18. Trần Tiến Hoàng (2019), Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế và định hướng của Việt Nam: Lộ trình và kinh nghiệm quốc tế, truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2019, từ < http://tapchicongthuong.vn/bai-viet/chuan-muc-bao-cao-tai-chinh-quoc-te-va-dinh- huong-cua-viet-nam-lo-trinh-va-kinh-nghiem-quoc-te-

65389.htm?cv=1&fbclid=IwAR0ggaRz17V2NYQ2ogguFaQhD6TBtQ- 3dwRv4sp4KjR9-KRkzIjZ71TjXV8 >

19. Kỷ yếu hội thảo IFRS - cơ hội và thách thức khi áp dụng tại Việt Nam (2016), từ <

http://ifrsvietnam.vn/data/files/Che%20ban%20IFRS%20chuan.pdf?cv=1>

20. Trần Thị Hải Vân (2017), Tác động khi áp dụng hệ thống chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS), truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2017, từ

<

http://amp.tapchicongthuong.vn/bai-viet/tac-dong-khi-ap-dung-he-thong-chuan-muc-

bao-cao-tai-chinh-quoc-te-ifrs-27099.htm?fbclid=IwAR39bZ8iUze4jzSo7-y- xuVlPE8Bloh-hh8Gv-d5InQcPzG8ZaXwAyOGtGc >

1 2 3 4 5

Có thể dự đoán được □ □ □ □ □

PHỤ LỤC

BẢNG KHẢO SÁT: ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC ÁP DỤNG IFRS ĐẾN CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TẠI VIỆT NAM

Xin chào anh/chị, tôi là Phùng Thị Thư Linh, sinh viên năm 4, Khoa Ke toán - Kiểm toán, Học viện Ngân hàng. Tôi đang thực hiện cuộc khảo sát nhằm lấy ý kiến của những người có chuyên môn trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán để nghiên cứu tìm hiểu về ảnh hưởng của việc áp dụng IFRS đến chất lượng thông tin kế toán tại Việt Nam. Rất mong nhận được ý kiến của anh chị để tôi có thể hoàn thành đề tài này. Xin chân thành cảm ơn!

A. Thông tin cá nhân

Câu 1: Anh/chị vui lòng cho biết nghề nghiệp hiện tại của anh/chị là gì? Kế toán viên

Kiểm toán viên

Nhà Nghiên cứu/giảng dạy về kế toán - kiểm toán

Câu 2: Anh/chị đã có bao nhiêu năm kinh nghiệm trong nghề? Dưới 2 năm

2 - 5 năm trên 5 năm

Câu 3: Anh/chị vui lòng cho biết đơn vị công tác của anh chị là...

B. Nội dung khảo sát

Dựa vào kinh nghiệm và sự hiểu biết của anh/chị, vui lòng đánh giá các tiêu chí dưới đây theo mức độ tương ứng:

1 - Hoàn toàn không đồng ý 2 - không đồng ý

3 - Trung lập 4 - Đồng ý

5 - Hoàn toàn đồng ý

Chất lượng thông tin kế toán là khả năng tạo ra sự khác biệt giúp cho người sử dụng thông tin có thể hiểu được và đưa ra quyết định thông qua các dự báo về kết quả của các sự kiện trong tương lai (FASB-2010). Tính thích hợp và trình bày trung thực là đặc tính chất lượng nền tảng của thông tin kế toán và 4 thuộc tính làm gia tăng chất lượng thông tin kế toán là: Có khả năng so sánh (comparability), có thể kiểm chứng (verifiability), kịp thời (timeliness) và dễ hiểu (understandability).

Câu 4: Anh/chị cho biết quan điểm/ý kiến về chất lượng thông tin kế toán có phụ thuộc vào các thuộc tính dưới đây:

Chứng thực được □ □ □ □ □ Trọng yếu □ □ □ □ □ Đầy đủ □ □ □ □ □ Trung lập □ □ □ □ □ Không có lỗi □ □ □ □ □ Có thể so sánh □ □ □ □ □ Kiểm chứng được □ □ □ □ □ Kịp thời □ □ □ □ □ Dễ hiểu □ □ □ □ □

1 2 3 4 5 Các thông tin trên báo cáo tài chính có chất

lượng cao hơn, minh bạch và kịp thời hơn

Nâng cao tính có thể so sánh được của thông tin

Tăng hàm lượng thông tin của số liệu kế toán thu nhập, nợ phải trả, doanh thu và vốn chủ sở hữu

Việc đánh giá để mua bán, hợp nhất cho các công ty ở các quốc gia dễ dàng hơn do thông tin có tính có thể so sánh được cao hơn

Việc áp dụng các nguyên tắc đánh giá dựa trên giá trị hợp lý và gia tăng các thuyết minh/công bố làm tăng tính minh bạch của thông tin, giảm rủi ro bất cân xứng thông tin, khiến các nhà đầu tư sẵn lòng để bỏ tiền đầu tư hơn.

Áp dụng IFRS có thể giúp các công ty ghi nhận lỗ kịp thời hơn

Việc áp dụng IFRS giúp các nhà đầu tư tiết kiệm chi phí phân tích và sai số dự báo thấp hơn

Việc lập báo cáo theo IFRS làm cho các dòng tiền được trình bày minh bạch và rõ ràng hơn

Câu 5: Anh/chị cho biết quan điểm/ý kiến về các phát biểu dưới đây có là những ảnh hưởng tích cực khi áp dụng IFRS đến chất lượng thông tin kế toán:

bởi có tính đến giá trị thời gian của tiền

Giảm sự bất cân xứng thông tin giữa các nhà quản lý và người sử dụng báo cáo tài chính tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay

IFRS sẽ giúp DN đánh giá được tình hình tài chính tại thời điểm báo cáo cũng như giúp Ban giám đốc có được những thông tin phục vụ tốt hon cho việc dự báo kết quả hoạt động và dòng tiền trong tưong lai.

1 2 3 4 5

Nguồn nhân lực còn hạn chế về trình độ ngoại ngữ, chưa được đào tạo các kiến thức về IFRS

Các quy định về các đối tượng được phép hành nghề kế toán - kiểm toán chưa đáp ứng đủ các yêu cầu để thực hiện kế toán theo IFRS nên dễ dẫn đến các sai sót trong việc lập và trình bày báo cáo

Hệ thống văn bản pháp quy (luật, chuẩn mực) đối với kế toán mang tính quy định nhiều hon là dựa trên nguyên tắc và tính xét đoán theo IFRS

Câu 6: Anh/chị cho biết quan điểm/ý kiến về các nhân tố dưới đây có làm giảm ảnh hưởng tích cực khi áp dụng IFRS đến chất lượng thông tin kế toán tại Việt Nam:

Chưa có thị trường hoạt động chuyên nghiệp theo quy luật thị trường như thông lệ quốc tế để cung cấp được các thông số tài chính đáng tin cậy khi thực hiện một số kỹ thuật như xác

Một phần của tài liệu 034 ảnh hưởng của việc áp dụng IFRS đến chất lượng thông tin kế toán tại việt nam (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w