- Bảo tồn loài: Cấm săn bắt, buôn bán các loài LC, BS có giá trị bảo tồn, giá trị kinh tế cao, các loài cằn đặc biệt chú ý bao gồm: Gekko gecko, Coelognathus radiatus, Oreocryptophis porphyraceus, Naja atra, Bungarus fasciatus, Bungarus multicinctus, Ophiophagus hannah, Azemiops feae, Cuora mouhotii.
- Bảo tồn sinh cảnh: Bảo tồn sinh cảnh là giữ lại nơi sống cho loài, tránh cho quần thể loài không bị chia nhỏ, để bảo tồn được sinh cảnh thì trước tiên phải bảo vệ rừng, tăng cường việc giám sát, quản lý rừng, đặc biệt là phần rừng kín thường xanh và rừng đang phục hồi, giao đất cho người dân tích cực trồng rừng, trồng các loại cây như: Hồi, Mỡ, Xà cừ, Thông, Keo, các loại cây thuốc nam cung cấp cho địa phương. Khai thác một cách hợp lý, tỉa thưa.
nhất người dân cần được tư vấn để đưa ra những biện pháp nhằm kết hợp hài hòa giữa những nhu cầu với mục đích bảo tồn đa dạng sinh học, người dân rất dễ tiếp thu từ các cuộc họp thôn bản, vì nhiều đồng bào có thể nói chuyện tiếng phổ thông nhưng lại không biết chữ, cán bộ thôn bản lại thường là những người rất được tín nhiệm với người dân. Hàng tháng ở các xóm đều tổ chức họp bí thư chi bộ tại nhà, họp thôn khi có các nghị quyết, quy định mới cần phổ biến nên người dân có điều kiện tiếp thu các kiến thức về bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và pháp luật liên quan. Có thể xây dựng các tủ sách pháp luật ở xã và các thôn bản hoặc cấp phát sách cho các cán bộ thôn bản để cán bộ, người dân tự tìm hiểu. Nội dung tuyên truyền có thể bằng tiếng phổ thông, tốt nhất bằng tiếng dân tộc riêng của đồng bào.
Thuyết phục người dân tự giác giao nộp súng săn trong cả phạm vi trong xã, quản lí chặt các dụng cụ khai thác, chế biến lâm sản như cưa máy.Có thể áp dụng những biện pháp nghiêm khắc nếu thực sự cần thiết để khắc phục triệt để tình trạng này. Nếu xảy ra sự mất cân bằng do chim, thú bị săn bắn ráo riết, các loài rắn sẽ chuyển sang săn các con mồi khác, làm sụt giảm sự đa dạng của LC và thằn lằn. Ngoài ra, cần phổ biến cho người dân hạn chế các dụng cụ săn bắt hàng loạt mang tính tận thu tới tuyệt diệt với LC, BS như kích điện. Do người dân địa phương chủ yếu sử dụng gỗ để làm nhà, nên cần khuyến khích việc thay thế bằng gỗ từ rừng trồng.
- Giáo dục trong nhà trường: Thế hệ trẻ rất dễ tiếp thu những kiến thức mới về khoa học và môi trường nên cần được giáo dục thường xuyên, từ sớm nhằm hình thành thái độ tích cực với việc bảo vệ thiên nhiên, phản đối việc xâm hại môi trường. Nội dung này được thực hiện thông qua việc tích hợp trong các bộ môn sinh học, địa lí; các cuộc thi tìm hiểu, ngoại khóa; các phong trào hưởng ứng trong học đường như dọn dẹp rác thải....
- Xây dựng các bảng tuyên truyền: Bảng có nội dung là danh mục các loài thực vật, động vật cấm săn bắt, buôn bán, vận chuyển theo quy định và
chế tài xử phạt; vị trí đặt là chỗ thoáng ngay trước các nhà họp thôn của từng thôn hoặc đường chính đi vào thôn bản để thu hút sự chú ý của người dân.
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN
1. Về thành phần loài
- Xác định được ở KVNC có 51 loài LC, BS, thuộc 44 giống, 15 họ và 3 bộ. Trong đó có 16 loài LC thuộc 13 giống, 7 họ, 1 bộ và 35 loài BS, thuộc 31 giống, 8 họ, 2 bộ.
- So sánh chỉ số tương đồng (Dice index) về đa dạng loài giữa KVNC với các khu vực khác vùng Đông Bắc. Mức độ tương đồng cao nhất đó là giữa KVNC với Thần Sa - Phượng Hoàng (djk = 0,592), sau đó với Hồ Núi Cốc (djk = 0,50435), tiếp đó là Ba Bể - Na Hang (djk = 0, 5) và thấp nhất với Tam Đảo (djk = 0,38647).
- Giá trị bảo tồn: Có 11 loài trong đó: 9 loài trong Sách Đỏ Việt Nam 2007, 2 loài trong Danh lục Đỏ IUCN 2015 và 5 loài theo Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ.
2. Về phân bố
- Phân bố theo nơi ở: LC, BS phân bố nhiều nhất ở nhóm hang-hốc cây- khe đất đá với 22 loài (43,1% số loài LC, BS ở KVNC), tiếp đến là nhóm sống trên cây với 20 loài (chiếm 39,2% số loài LC, BS), nhóm sống trên mặt đất có 19 loài (37,3% số loài LCBS), ít nhất là ở nước có 8 loài LC, BS (chiếm 15,7% số loài LC, BS ở KVNC).
- Phân bố theo hệ sinh thái: LC, BS phân bố nhiều nhất ở nhóm rừng thứ sinh đang phục hồi với 25 loài (chiếm 49% số loài LCBS ở KVNC) tiếp đến là nhóm sống ở rừng kín thường xanh với 20 loài (39,2% số loài LCBS trong KVNC), tiếp đó là nhóm ở khu dân cư, đất nông nghiệp với 17 loài (chiếm 33,3% số loài LCBS ở KVNC) ít nhất là nhóm sống ở trảng cỏ cây bụi với 10 loài (chiếm 19,6% số loài LCBS ở KVNC).
săn bắt LC, BS quá mức để làm thực phẩm và để bán; mất và suy thoái SC sống do khai thác gỗ - lâm sản, xâm lấn đất rừng - phát nương làm rẫy.
4. Đề xuất 5 giải pháp nhằm bảo tồn động vật nói chung: Bảo tồn loài; Bảo tồn sinh cảnh; Tuyên truyền qua cộng đồng; Giáo dục trong nhà trường; Xây dựng các bảng tuyên truyền.
KIẾN NGHỊ
1.Tiếp tục điều tra để có số liệu đầy đủ hơn về thành phần loài LC, BS ở KVNC, nghiên cứu đặc điểm sinh học và sinh thái các loài LC, BS, nhất là các loài quý hiếm để làm cơ sở cho bảo tồn đa dạng sinh học, chăn nuôi các loài có giá trị.
2. Đẩy mạnh công tác quản lý, nghiêm cấm săn bắt các loài quý hiếm và bảo vệ sinh cảnh sống, giảm thiểu tác động của con người đến các quần thể LC, BS.
TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT.
1. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2006), Nghị định số 32/2006/NĐ - CP về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
2. Hồ Thu Cúc, Nikolai Orlov (2000), "Giống ếch cây (Rhacophorus) của Việt Nam", Tạp chí sinh học, 22(15), tr. 34-40.
3. Hồ Thu Cúc, N. Orlov (2001), "Giống ếch cây sần Theloderma (Anura: Rhacophoridae) của Việt Nam", Tuyển tập các công trình nghiên cứu sinh thái học và tài nguyên sinh vật 1996-2000, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr.162-165.
4. Đảng ủy xã Sỹ Bình (2014), “ Báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện chỉ thị 03 - CT/TW”, số 111 - BC/DU.
5. Đảng ủy xã Sỹ Bình (2015), “báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ khóa XIV trình Đại hội Đảng bộ lần thứ XV nhiệm kỳ 2015 – 2020”, số 184 – BC/DU.
6. Trần Kiên, Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc (1981), trong "Kết quả điều tra cơ bản động vật miền Bắc Việt Nam", NXB Khoa học và Kĩ thuật, tr. 365-427.
7. Trương Văn Lã, Trịnh Việt Cường, Đoàn Văn Kiên, Nguyễn Trường Sơn, (2007), Bước đầu ghi nhận các loài động vật rừng quý hiếm ở Tam Tao, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn, Báo cáo khoa học về sinh thái và tài nguyên sinh vật. Nxb Nông Nghiệp, tr. 392 – 397.
8. Lê Nguyên Ngật, Lê Thị Lý, Trần Thanh Tùng, Hoàng Văn Ngọc (2009), “Hiện trạng lương cư, bò sát ở vùng đông bắc việt nam”, Hội thảo quốc gia lần thứ II, Kỷ yếu hội thảo quốc gia lần thứ II – Môi trường và phát triển bền vững, Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường – Đại học Quốc gia Hà Nội. Nxb Nông nghiệp, tr. 113 - 124.
9. Lê Nguyên Ngật (1995), "Một số nhận xét về thành phần các loài ếch nhái ở rừng Tam Đảo", Tạp chí sinh học, 17 (4), tr. 14-16.
10. Lê Nguyên Ngật, Hoàng Văn Ngọc (2004), "Về thành phần loài lưỡng cư, bò sát ở vùng Hồ Núi Cốc tỉnh Thái Nguyên", Báo cáo khoa học Hội nghị toàn quốc 2004 về những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống, định hướng Nông Lâm nghiệp miền núi, NXB khoa học và kĩ thuật, Hà Nội, tr.177-180.
11. Lê Nguyên Ngật, Đoàn Văn Kiên, Hoàng Văn Ngọc (2005), "Thành phần loài lưỡng cư, bò sát ở vùng Hồ Núi Cốc và khu vực Thần Xa- Phượng Hoàng, tỉnh Thái Nguyên", Báo cáo khoa học Hội nghị toàn quốc 2005 về những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống, NXB khoa học và kĩ thuật, Hà Nội, tr. 1000-1002.
12. Lê Nguyên Ngật, Nguyễn Đức Hùng, Cấn Thị Thu Trang, Hoàng Văn Ngọc (2007), "Kết quả khảo sát lưỡng cư, bò sát ở Chiêm Hóa, Nà Hang và Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang", Tạp chí khoa học (Các khoa học tự nhiên) (trường ĐHSP Hà Nội), Số 1, tr. 100-106.
13. Lê Nguyên Ngật, Nguyễn Đức Hùng, Nguyễn Quảng Trường, Hoàng Văn Ngọc (2007), "Lưỡng cư, bò sát ở vùng núi các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang và Thái Nguyên", Báo cáo khoa học Hội nghị toàn quốc 2007 về những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống, NXB khoa học và kĩ thuật, Hà Nội, tr.122-125.
14. Lê Nguyên Ngật, Nguyễn Văn Sáng, Trần Thanh Tùng (2008), "Một số đặc điểm hình thái và sinh học của thằn lằn cá sấu (Shinisaurus crocodilusus Ahl, 1930) trong điều kiện nuôi", Tạp chí sinh học, 30 (3), tr.58-64.
15. Lê Nguyên Ngật, Nguyễn Đức Hùng, Ngô Thái Lan, Hoàng Văn Ngọc (2011), “Lưỡng cư, bò sát ở một số vùng đất ngập nước”, Đất ngập nước biến đổi khí hậu, Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 183 - 192.
16. Lê Nguyên Ngật, Hoàng Văn Ngọc (2004), “về thành phần loài lưỡng cư, bò sát ở vùng hồ núi cốc tỉnh Thái Nguyên”, NXB khoa học và kĩ thuật, Hà Nội, tr. 177 - 180.
17. Hoàng Văn Ngọc (2011), Nghiên cứu lưỡng cư, bò sát ở ba tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang, Luận án tiến sĩ sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
18. Hoàng Văn Ngọc, Lê Nguyên Ngật, Nguyễn Đức Hùng (2009), "Ghi nhận vùng phân bố mới của hai loài thằn lằn Plestiodon quadrilineatus
(Blyth, 1853) và Plestiodon tamdaoensis (Bourret, 1937) (Squamata: Scincidae) ở Việt Nam", Tạp chí sinh học, 31 (4), tr. 6-10.
19. Hoàng Văn Ngọc, Hồ Thị Loan, Nguyễn Giang Sơn, Lê Nguyên Ngật (2009), "Đa dạng di truyền và một số đặc điểm sinh học của Thạch sùng đuôi dẹp Hemidactylus garnotii Duméril & Bibron, 1836 ở vùng Đông Bắc Việt Nam", Báo cáo khoa học Hội thảo quốc gia về lưỡng cư và bò sát ở Việt Nam lần thứ nhất, NXB Đại học Huế, Huế, tr. 93-99. 20. Hoàng Văn Ngọc, Lê Nguyên Ngật, Nguyễn Đức Hùng (2009), "Một số
đặc điểm hình thái và sinh học của các loài thuộc giống Quasipaa
Dubois, 1992 (Amphilia: Anura: Dicrogrossidae) ở huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang", Báo cáo khoa học Hội thảo quốc gia về lưỡng cư và bò sát ở Việt Nam lần thứ nhất, NXB Đại học Huế, Huế, tr.245-249.
21. Đặng Huy Phương, Hoàng Minh Khiên, Lê Mạnh Hùng, Nguyễn Quảng Trường (2004), "Kết quả bước đầu điều tra khu hệ động vật có xương sống trên cạn của khu vực núi Tây Côn Lĩnh, tỉnh Hà Giang", Tạp chí Sinh học, 26 (2), tr. 21-29.
22. Đặng Huy Phương, Hà Quý Quỳnh, Nguyễn Thiên Tạo (2009), "Đa dạng hệ động vật và bảo tồn ở tỉnh Hà Giang", Báo cáo Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ 3 về sinh thái và tài nguyên sinh vật, NXB Nông nghiệp, tr. 705- 710.
23. Nguyễn Văn Sáng (2007), Phân bộ Rắn, Động vật chí Việt Nam, tập 14, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
24. Vũ Tiến Thịnh (2013), "Thành phần loài động vật quý hiếm tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc, tỉnh Bắc Kạn", Báo cáo hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ 5 về sinh thái và tài nguyên sinh vật (Hà Nội 18/10/2013), NXB Nông nghiệp, tr. 735-740.
25. Đào Văn Tiến (1977), "Về định loại Ếch nhái Việt Nam", Tạp chí sinh vật- địa học, XV (2), Hà Nội, tr.33-40.
26. Đào Văn Tiến (1978), "Về định loại Rùa và Cá sấu Việt Nam", Tạp chí sinh vật- địa học, XVI (1), Hà Nội, tr. 1-6.
27. . Đào Văn Tiến (1979), "Về định loại Thằn lằn Việt Nam", Tạp chí Sinh vật học, 1 (1), tr. 2-10.
28. Đào Văn Tiến (1981), "Khóa định loại Rắn Việt Nam" phần I, Tạp chí Sinh vật học, 3 (4), tr. 1-6.
29. Đào Văn Tiến (1981), "Khóa định loại Rắn Việt Nam" phần II, Tạp chí Sinh vật học, 4 (1), tr. 5-9.
30. Lê Trọng Trải, Eames, J.C., Nguyễn Đức Tú, Ferey, N.M., Kouznetsov, A.N., Monastyrskii, A.L., Đặng Ngọc Cần, Nguyễn Trường Sơn, Nguyễn Văn Sáng, Nguyễn Quảng Trường và Bùi Xuân Phương, (2004), Báo cáo đa dạng sinh học tổ hợp bảo tồn Ba Bể/ Na Hang, Dự án PARC.
31. Nguyễn Quảng Trường, Lê Nguyên Ngật, Raoul Bain (2006), "Thành phần loài ếch nhái (Amphibia) và bò sát (Reptilia) ở tỉnh Hà Giang",
Tạp chí sinh học, 28(2), Hà Nội, tr. 21-26. TIẾNG ANH
32. Bain. Raoul H , Nguyen Quang Truong (2004), "Herpetofaunal Diversity of Ha Giang Province in Northeastern Vietnam, with Descriptions of Two New Species", American Museum Novitates, 3453, 42 pp.
33. Bain. Raoul H, Stuart. Bryan L, Nguyen Quang Truong, Jing Che, Ding- Qi Rao (2009), “A NewOdorrana(Amphibia: Ranidae) from Vietnam and China”, Copeia2009, No. 2, 348–362
34. Bourret R. (1942), Les Batraciens de l’Indochine Gouvernement Général de l'Indochine, Hanoi, 547 pp.
35. Bourret R. (2009), Les Lézards de l'Indochine, Edition Chimaira, Frankfurt am Main (Germany), 624 pp.
36. David Patrick , Truong Quang Nguyen, TaoThien Nguyen, Ke Jiang, Tianbo Chen, Alexandre Teynié & Thomas Ziegler (2012), "A new species of the genus Oligodon Fitzinger, 1826 (Squamata: Colubridae) from northern Vietnam, southern China and central Laos", Zootaxa, 3498, pp. 45–62.
37. David Patrick, Raoul h. Bain, Nguyen Quang Truong, Nikolai L. Orlov, Gernot Vogel, Vu Ngoc Thanh & Thomas Ziegler (2007), “A new species of the natricine snake genus Amphiesma from the Indochinese Region (Squamata: Colubridae: Natricinae)”, Zootaxa1462: 41–60. 38. David S. Mcleod, Scuyler Kurlbaum & Ngoc Van Hoang (2015), “More
of the same: a diminutive new species of the Limnonectes kuhlii complex from northern Vietnam (Anura: Dicroglossidae)”, Zootaxa3947 (2): 201–214.
39. IUCN (2015), IUCN 2015 Red list of Threatened Species. Internetional Union for Convervation of Nature and Natural resources.
40. Lathrop. Amy, Robert W. Murphy, Nikolai Orlov, Cuc Thu Ho (1998), "Two new species of Leptolalax (Anura: Megophryidae) from northern Vietnam", Amphibia-Reptilia, 19 (1998), Koninklijke Brill NV, Leiden, pp. 253-267.
41. N.Q.Truong , Tung T. T., Ngoc H. V., Böhme W and Ziegler T (2008), "Rediscovery and redescription of Ateuchosaurus chinensis Gray, 1845
(Squamata: Sauria: Scincidae) from Northeastern Vietnam",
Herpetology Notes, 1, pp. 17-21.
42. Nguyen Quang Truong, Tanja Lehmann, Minh Duc Le, Ha Thuy Duong, Michael Bonkowski & Thomas Ziegler (2013), “A new species of
Hemiphyllodactylus(Reptilia: Gekkonidae). from northern Vietnam”, Zootaxa3736 (1): 089–098
43. Nguyen Quang Truong, Tao Thien Nguyen, Andreas Schmitz, Nikolai L. Orlov, Thomas Ziegler (2010), "A new species of the genus
Tropidophorus Duméril & Bibron, 1839 (Squamata: Sauria: Scincidae) from Vietnam", Zootaxa, 2439: 53–68
44. Nguyen Quang Truong, Van Sang Nguye, Wolfgang Böhme and Thomas Ziegler (2010), “A new species of Scincella(Squamata: Scincidae). from Vietnam”, Folia Zool. – 59 (2): 115– 121 (2010).
45. Nguyen Quang Truong, Ying-Yong Wang, Jian-Huan Yang, Tanja Lehmann, Minh duc Le, Thomas Ziegler & Michael Bonkowski (2013), "A new species of the Gekko japonicus group (Squamata: Sauria: Gekkonidae) from the border region between China and Vietnam",
Zootaxa, 3652 (5): 501–518.
46. Nguyen Quang Truong, Nguyen Thien Tao, Wolfgang Böhme, Thomas Ziegler (2010), “First record of the mountain ground skinks (Schmidt, 1925) (squamata: scincidae) from Vietnam”, Russian Journal of Herpetology Vol. 17, No. 1, 2010, pp. 67 – 69.
47. Nguyen S. V., Ho C. T., Nguyen T. Q., 2009, Herpetofauna of Vietnam, Edition Chimaira, Frankfurt am Main, 768 p.
48. Nguyen Van Sang, Ho Thu Cuc, Nguyen Quang Truong (2009),
Herpetofauna of Vietnam, Edition Chimaira, Frankfurt am Main (Germany), 768 pp.
49. Nikolai L. Orlov, Sergei A. Ryabov, Tao Thien Nguyen and Truong Quang Nguyen (2010), “rediscovery and redescription of two rare snake species: oligodon lacroixiangel et bourret, 1933 andmaculophis bellus chapaensis (bourret, 1934) [squamata: ophidia: colubridae] from fansipan mountains, northern Vietnam”, Russian Journal of Herpetology Vol. 17, No. 4, 2010, pp. 310 – 322.
50. Nikolai L. Orlov, Sergei A. Ryabov, Tao Thien Nguyen (2013), “On the taxonomy and the distribution of snakes of the GENUS Azemiops Boulenger, 1888: Description of a new species”, Russian Journal of Herpetology Vol. 20, No. 2, 2013, pp. 110 – 128.
51. Nikolai L. Orlov, Amy Lathrop, Robert W. Murphy, Ho Thu Cuc (2001), “Frogs of the family rhacophoridae (anura: amphibia)in the northern hoang