Các loài lưỡng cư, bò sát quý hiế mở khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thành phần loài và đặc trưng phân bố của lưỡng cư bò sát tại xã sỹ bình, huyện bạch thông, tỉnh bắc kạn​ (Trang 58 - 60)

Căn cứ và Sách Đỏ Việt Nam 2007, Danh lục Đỏ IUCN verson 2015.2 [39], Nghị định 32/2006/NĐ-CP-nghị định về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm [1]. Xác định được vùng nghiên cứu có 11 loài LC, BS quý hiếm ở các mức độ khác nhau. Danh sách loài ở bảng 4.6.

Bảng 4.6 Danh sách các loài LC, BS quý hiếm ở KVNC

STT Tên khoa học Tên Việt Nam Mức độ nguy cấp

1 Gekko gecko (Linnaeus, 1758) Tắc kè VU

2 Coelognathus radiatus (Boie, 1827) Rắn sọc dưa VU IIB

3

Oreocryptophis porphyraceus

(Cantor, 1839) Rắn sọc đốm đỏ VU

4

Orthriophis moellendorffi (Boettger, 1886)

Rắn sọc đuôi

khoanh VU

5 Ptyas korros (Schlegel, 1837) Rắn ráo thường EN 6 Azemiops feae Boulenger, 1888 Rắn lục đầu bạc VU

7 Bungarus fasciatus (Schneider, 1801) Rắn cạp nong EN IIB 8 Bungarus multicinctus Blyth, 1860 Rắn cạp nia bắc IIB 9 Ophiophagus hannah (Cantor, 1836) Hổ mang chúa CR VU IB 10 Naja atra Cantor, 1842 Rắn hổ mang EN IIB 11 Cuora mouhotii (Gray, 1862) Rùa sa nhân EN

Ghi chú:CR: Rất nguy cấp, EN: Nguy cấp, VU: Sẽ nguy cấp; IB: Nghiêm cấm khai thác và sử dụng, IIB: Hạn chế khai thác và sử dụng.

Bảng 4.6 cho thấy KVNC có 11 loài quý hiếm (chiếm 21,6% số loài), tất cả đều là BS. Trong đó có:

Theo Sách Đỏ Việt Nam 2007 có 9 loài (chiếm 17,6% số loài LC, BS ở KVNC) thuộc 8 giống (chiếm 18,1% số giống), 5 họ (33,3% số họ ở KVNC), 2 bộ (66,7% số bộ ở KVNC), trong đó có 1 loài rất nguy cấp (CR) ; 3 loài nguy cấp (EN); 5 loài sẽ nguy cấp (VU).

Theo Danh lục Đỏ IUCN 2014 có 2 loài (chiếm 3,9% số loài LC, BS ở KVNC) thuộc 2 giống (4,5% số giống), 2 họ (13,3% số họ), 2 bộ (66,7 số bộ) trong đó có 1 loài nguy cấp (EN); 1 loài sẽ nguy cấp (VU).

Theo Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ có 5 loài (chiếm 9,8 % số loài LC, BS ở KVNC) thuộc 4 giống (9,1% số giống), 2 họ (13,3% số họ), trong đó 1 loài nghiêm cấm khai thác và sử dụng (nhóm IB); 4 loài hạn chế khai thác và sử dụng (nhóm IIB).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thành phần loài và đặc trưng phân bố của lưỡng cư bò sát tại xã sỹ bình, huyện bạch thông, tỉnh bắc kạn​ (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)