Qua khảo sát và thu mẫu ở khu vực nghiên cứu đồng thời căn cứ vào mức độ tác động của con người, cảnh quan và trạng thái rừng; chúng tôi chia môi trường sống của LC, BS thành 4 hệ sinh thái: Khu DC- đất NN, Trảng cỏ - cây bụi, Rừng thứ sinh đang phục hồi, Rừng kín thường xanh. Số loài và tỉ lệ số loài LC, BS phân bố ở từng HST được mô tả trong bảng 4.5 và biểu đồ 4.2.
Bảng 4.5 Sự phân bố các bậc phân loại của LC, BS theo HST
Hệ sinh Khu dân cư, đất nông nghiệp Trảng cỏ, cây bụi Rừng thứ sinh đang phục hồi Rừng kín thường xanh
thái Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Loài LC 8 50% 6 37,5% 10 62,6% 7 43,8% Loài BS 9 25,7% 4 11,4% 15 42,9% 13 37,1% Giống LC 7 53,8% 5 38,5% 9 69,2% 6 46,2% Giống BS 9 29% 4 12,9% 15 48,4% 12 38,7% Họ LC 6 85,7% 5 71,4% 4 57,1% 4 57,1% Họ BS 4 50% 3 37,5% 4 50% 5 62,5% Loài LC, BS 17 33,3% 10 19,6% 25 49% 20 39,2% Giống LC, BS 16 36,4% 9 20,5% 24 54,5% 18 40,9% Họ LC, BS 10 66,7% 8 53,3% 8 53,3% 9 60%
- Phân bố ở khu dân cư - đất nông nghiệp: là HST nhân tác, do chặt phá rừng nguyên sinh, đốt gỗ, cây bụi, tạo thành những khoảng trống lớn ven rừng, đồi để trồng cây lương thực, chủ yếu là lúa, ngô, khoai, sắn và một số rau màu, cây ăn quả. Quanh khu DC sinh sống có nhà, ao, suối nhỏ, khe nước, máng dẫn nước, cống rãnh và đường giao thông liên xã liên thôn, có hệ sinh thái NN (vườn, ruộng lúa, nương rẫy). HST này luôn bị tác động của con người bởi các hoạt động sống như đi lại, canh tác, đốt nương và là nơi chăn thả gia súc, gia cầm... ngoài ra người dân còn sử dụng các loại hóa chất trong trồng trọt, đây là sinh cảnh có hệ sinh thái nông nghiệp chịu tác động mạnh nhất của con người do đó số loài ít.
Thống kê được 17 loài LC, BS (chiếm 33.3% số loài LCBS ở KVNC), thuộc 16 giống (36,4% số giống LCBS), 10 họ (66,7% số họ LCBS), trong đó có 8 loài LC (50% số loài LC ở KVNC) thuộc 7 giống LC (53,8% số giống LC ở KVNC), 6 họ LC (85,7% số họ LC ở KVNC) gồm họ Bufonidae 1 loài, Megophryidae 1 loài, Microhylidae 2 loài, Dicroglossidae 2 loài, Ranidae 1 loài, Rhacophoridae 1 loài. Có 9 loài BS (25,7% số loài BS) thuộc
9 giống (29% số giống BS), 4 họ (50% số họ BS) gồm họ Gekkonidae 1 loài, Scincidae 1 loài, Colubridae 6 loài, Elapidae 1 loài.
Một số loài đặc trưng: Duttaphrynus melanostictus, Microhyla pulchra, Fejervarya limnocharis, Hoplobatrachus rugulosus, Coelognathus radiatus, Ptyas korros, Rhabdophis subminiatus, Bungarus multicinctus.
Biểu đồ 4.3 Tỉ lệ số loài lưỡng cư, bò sát phân bố ở từng HST trong KVNC (%).
- Phân bố ở trảng cỏ, cây bụi: là HST từng chịu tác động rất nhiều và thường xuyên của con người (như trồng trọt, chăn thả, đốt phá rừng làm nương, đốt nương) nhưng đã bỏ không khai thác, trồng trọt nữa, cây thân thảo, cỏ cao và cây bụi ưa sáng phát triển tự do, đôi khi còn có cây gỗ non, gỗ thấp sinh sống rải rác (trảng cây gỗ). HST này có diện tích không lớn, rất manh mún, chỉ gặp ở một số nơi gần khu DC. Kiểu phụ trên đồi núi đất có thành phần thực vật phong phú hơn kiểu phụ trên đất xương xẩu núi đá. Địa hình đồi, núi đất có dạng HST này không quá dốc và cao, độ cao tương đối không quá 100m.
Qua khảo sát và thu mẫu ghi nhận được 10 loài (chiếm 19,6% số loài LCBS ở KVNC), thuộc 9 giống (20,5% số giống), 8 họ (53,3% số họ), trong đó có: 6 loài LC (37,5% số loài LC) thuộc 5 giống (38,5% số giống LC), 5 họ (71,4% số họ LC), gồm họ Hylidae 1 loài, Megophryidae 1 loài, Microhylidae 2 loài, Dicroglossidae 1 loài, Rhacophoridae 1 loài. Có 4 loài
BS (11,4% số loài BS) thuộc 4 giống (12,9% số giống BS), 3 họ (37,5% số họ), gồm họ Agamidae 1 loài, Lacertidae 1 loài, Colubridae 2 loài.
Một số loài đặc trưng thường gặp: Xenophrys major, Microhyla pulchra, Polypedates leucomystax, Takydromus sexlineatus, Ptyas korros.
- Phân bố ở rừng thứ sinh đang phục hồi: Là HST chịu tác động của con người như khai thác gỗ, lấy măng, lâm sản phi gỗ, làm mất đi tính chất nguyên sinh của rừng, sau đó được phục hồi nhờ tái sinh tự nhiên hoặc trồng bổ sung (Rừng Hồi ở các đồi Khau Cưởm, Nà Cooc, Khuổi Vàng), ở đây có nhiều loại thực vật khác nhau như: Dương xỉ - Dryopteris filix, Bòng bong- Lygodium flexuosum, Thôi ba Trung hoa- Alangium chinense, Trám trắng- Canarium album, Thàu táu - Aporosa dioica, Bồ cu vẽ - Breynia fruticosa, Sòi tía - Sapium discolor... HST này phân bố rộng khắp, chiếm đa số diện tích của khu vực nghiên cứu, đa số HST này là rừng phục hồi còn non không có các cây gỗ to và già, thành phần thực vật ở đây khá đa dạng, chủ yếu là cây thường xanh, do bị tác động mạnh từ việc khai thác, cấu trúc rừng bị tổn thương, các tầng tán không trọn vẹn, xuất hiện khoảng trống và ánh sáng trong rừng.
Qua khảo sát người dân và thu mẫu ghi nhận 25 loài (chiếm 49% số loài LCBS ở KVNC), thuộc 24 giống (54,5% số giống LCBS), 8 họ (53,3% số họ LCBS), trong đó: LC có 10 loài (62,6% số loài LC) thuộc 9 giống (69,2% số giống LC), 4 họ (57,1% số họ LC), gồm họ Megophryidae 4 loài, Dicroglossidae 2 loài, Ranidae 2 loài, Rhacophoridae 2 loài. BS có 15 loài (42,9% số loài BS) thuộc 15 giống (48,4% số giống BS), 4 họ (50% số họ BS), gồm họ Agamidae 3 loài, Scincidae 2 loài, Colubridae 8 loài, Viperidae 2 loài.
Một số loài đặc trưng thường gặp: Xenophrys major, Microhyla heymonsi, Limnonectes kuhlii, Polypedates leucomystax, Ptyas korros, Pareas margaritophorus.
- Phân bố ở rừng kín thường xanh: Rừng còn giữ nguyên được tính nguyên sinh, thuộc loại rừng kín thường xanh ẩm nhiệt đới và á nhiệt đới, có
độ ẩm cao, nhiệt độ thấp. Bao gồm phần rừng già, còn lại nằm cách xa nơi dân sinh sống và rừng thứ sinh đã phục hồi khá đầy đủ, tán kín rậm, tuy nhiên khu phân bố còn rất hẹp, rừng ít bị tác động. Nhiều cây gỗ to, tán rộng với những loại cây lá rộng thường xanh hợp thành nhiều tầng. Thành phần thực vật tương tự rừng thứ sinh đang phục hồi tự nhiên. Đây là vùng phân bố chủ yếu của các loài thực vật quý hiếm như Nghiến, Lát hoa, trám đén, trám trắng, ...Ở khu vực nghiên cứu còn rất ít rừng kín thường xanh này, chỉ còn một số khu như Lũng Vài, Lũng phay, Nà Phia, Khuổi Họp. Tuy HST này hiện không có dân cư sinh sống, nhưng người dân vẫn thường xuyên đi lại, canh tác ruộng nương ở các khu vực tiếp giáp. Do đó cần tăng cường kiểm tra để ngăn chặn người dân di cư và khai thác bất hợp pháp tại khu vực rừng trong HST này.
Qua khảo sát ghi nhận ở đây có 20 loài (39,2% số loài LCBS trong KVNC) thuộc 18 giống (40,9% số giống LCBS), 9 họ (60% số họ LCBS), trong đó: LC có 7 loài (43,8% số loài LC) thuộc 6 giống (46,2% số giống LC), 4 họ (57,1% số họ LC) gồm họ Megophryidae 2 loài, Dicroglossidae 1 loài, Ranidae 2 loài, Rhacophoridae 2 loài. BS có 13 loài (37,1% số loài BS) thuộc 12 giống (38,7% số giống BS), 5 họ (62,5% số họ BS) gồm họ Agamidae 3 loài, Lacertidae 1 loài, Scincidae 1 loài, Colubridae 5 loài, Viperidae 3 loài.
Một số loài đặc trưng thường gặp: Xenophrys minor, Limnonectes kuhlii, Polypedates leucomystax, Acanthosaura lepidogaster, Orthriophis moellendorffi, Pareas monticola, Ovophis monticola.
* Nhận xét chung:
Qua thống kê ở bảng trên ta thấy LC, BS phân bố nhiều nhất ở nhóm rừng thứ sinh đang phục hồi với 25 loài (chiếm 49% số loài LCBS ở KVNC) tiếp đến là nhóm sống ở rừng kín thường xanh với 20 loài (39,2% số loài LCBS trong KVNC), tiếp đó là nhóm ở khu dân cư, đất nống nghiệp với 17 loài (chiếm 33,3% số loài LCBS ở KVNC) ít nhất là nhóm sống ở trảng cỏ
cây bụi với 10 loài (chiếm 19,6% số loài LCBS ở KVNC).
Nhóm loài phân bố nhiều nhất ở rừng thứ sinh đang phục hồi, ở đây các loài cây cỏ do chặt phá cửa người dân đã bỏ không khai thác nữa, nên các loài tập trung nhiều hơn. Nhóm rừng kín thường xanh ít hơn vì diện tích rừng này đang dần bị thu hẹp, đồng thời thời gian khảo sát chưa nhiều nên số loài có thể chưa thống kê được đầy đủ. Nhóm Khu dân cư, đất nông nghiệp do LC, BS bị ảnh hưởng bởi hoạt động của con người (đặc biệt rắn thường bị xua đuổi hoặc đánh chết), Lưỡng cư thì bị bắt làm thực phẩm như Ếch đồng, Ngóe, ngoài ra LC còn chịu tác động của thuốc trừ sâu bọ do người dân phun vào vườn rau, ao, đồng ruộng. Nhóm trảng cỏ cây bụi là ít nhất do nhìn chung HST này có khí hậu khô hơn, mặc dù dạng chuyển tiếp sang trảng cây gỗ và rừng nghèo có ẩm ướt nhưng so với rừng thứ sinh thì khả năng giữ nước kém hơn, không có khe nước nên độ ẩm vẫn không ổn định.
Đa dạng về loài, giống LC, BS nhìn chung ở cùng khu phân bố cũng rất phong phú, số giống và loài không chênh lệch nhau: ở rừng thứ sinh phục hồi ( 24 giống, 25 loài), rừng kín (18 giống, 20 loài), đến khu DC- đất NN (16 giống, 17 loài), trảng cỏ- cây bụi (9 giống, 10 loài)
Ở đây số loài, giống và họ LC kém đa dạng hơn BS, điều này có nghĩa: do đặc điểm cấu trúc cơ thể và khả năng thích nghi với môi trường cửa LC kém hơn BS và LC còn là nguồn thức ăn của các loài BS, do đó khả năng chiếm lĩnh không gian sống của BS tốt hơn LC.