- Phá rừng làm rẫy:
Do nhu cầu canh tác trồng cây màu, cây ăn quả diễn ra phổ biến, đây là nguyên nhân lớn nhất khiến rừng bị tàn phá nặng nề ở khu vực nghiên cứu. Phá rừng làm rẫy không chỉ làm mất sinh cảnh sống của LC, BS còn làm nhiễu động môi trường sống, một số người dân vào rừng làm lán nhỏ để trồng màu chăn thả gia súc, cư trú lâu dài trong nương rẫy, thực phẩm chủ yếu từ rừng mà ở đây là LC và BS, ảnh hưởng nghiêm trọng tới LC, BS ở khu vực, bên cạnh đó hoạt động chăn thả gia súc, gia cầm cũng làm nhiễu động đến môi trường sống tự nhiên của nhiều loài không chỉ LC và BS.
- Khai thác gỗ: Tình trạng khai thác gỗ diễn ra phổ biến ở địa phương, với phương tiện là cưa máy, do người dân địa phương tiến hành và một số lâm tặc từ nơi khác đến.
Nhu cầu sử dụng gỗ làm nhà của người dân quanh vùng là rất lớn, 100% dân trong xã sử dụng gỗ làm chất đốt là chủ yếu, không chỉ phục vụ sinh hoạt hàng ngày, gỗ còn làm chất đốt cho các lò sấy Thuốc lá, Ngô, sắn…do vậy nạn khai thác gỗ làm chất đốt diễn ra rất nhiều ảnh hưởng không nhỏ tới LC, BS ở khu vực.
Tình trạng khai thác gỗ tự nhiên hiện vẫn diễn ra lẻ tẻ tại một số địa điểm, hình thức vận chuyển thô sơ bằng sức người mang vác trên những dãy núi đá hiểm trở, số lượng và kích thước gỗ nhỏ. Việc khai thác tre nứa, rừng trồng làm phức tạp thêm cho công tác quản lí rừng, nhiều diện tích rừng vừa phục hồi nay cũng đứng trước nguy cơ bị đe dọa. Rừng bị mất đi dẫn đến việc không điều tiết được nước ở các khe, suối và các vũng nhỏ trong rừng, ảnh hưởng tới phân bố và sinh sản của LC và BS.
- Tình trạng khai thác và sử dụng các loài Lưỡng cư, Bò sát
đổi tại chỗ hay đưa ra khỏi khu vực nghiên cứu để bán, khu vực nghiên cứu gần Trung Quốc cho nên đa số các loài BS đều được vận chuyển lên hướng Cao Bằng để đem sang Trung Quốc, các loài thường bị bắt như: Tắc kè Gekko gecko, Rắn ráo Ptyas korros, Rắn hổ mang Naja atra, Rắn hổ chúa
Ophiophagus hannah, Rắn cặp nong Bungarus fasciatus, Rắn cặp nia bắc
Bungarus multicinctus, Rùa sa nhân Cuora mouhotii, Rắn hổ chúa có giá thành rất cao cho nên là đối tượng mà các thợ săn lùng tìm ráo riết.
Các loài LC là đối tượng săn bắt chủ yếu chỉ để làm thực phẩm hàng ngày cho người dân, nguy hiểm hơn là người dân sử dụng các loại hóa chất để bảo vệ hoa màu, phun thuốc trừ sâu cho đồng ruộng, điều này cũng ảnh hưởng rõ rệt tới số lượng loài LC và BS, ngoài ra người dân tập trung săn bắt LC vào mùa mưa, là mùa nhiều ếch nhái tập trung lại để sinh sản, dẫn tới số lượng một số quần thể LC ở đây giảm đi nhanh chóng như : Ếch nhẽo
Limnonectes kuhlii, Ếch đồng Hoplobatrachus rugulosus, Chẫu Hylarana guentheri, ghóeFejervarya limnocharis.