Các thành tựu đã đạt được

Một phần của tài liệu 036 ảnh hưởng của yếu tố thời tiết lên thị trường chứng khoán việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 25 - 28)

Sau 20 năm xây dựng và phát triển, thị trường chứng khoán không ngừng được

hoàn thiện về cấu trúc, vận hành an toàn, thông suốt, bảo đảm yêu cầu từng thời kỳ theo hướng ngày càng phát triển, trở thành kênh dẫn vốn quan trọng cho nền kinh tế. Ngành Chứng khoán đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức và đã đạt được những thành tựu to lớn, đáng tự hào, thể hiện trên một số nội dung sau:

Thứ nhất, đã tạo lập được một thể chế TTCK phù hợp với đặc điểm và trình trình độ phát triển của đất nước; từng bước tiếp cận các chuẩn mực quốc tế và quá trình hội nhập quốc tế và khu vực.

Thứ hai, đã xây dựng và không ngừng hoàn thiện, bổ sung một hệ thống khuôn

sống kinh tế và đáp ứng mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ.

Thứ ba, TTCK trở thành kênh huy động vốn quan trọng cho nền kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho Chính phủ, các doanh nghiệp huy động vốn cho đầu tư phát triển và mở rộng sản xuất, kinh doanh. Năm 2018, TTCK Việt Nam được đánh giá là thị trường có mức huy động vốn thành công nhất Đông Nam Á. Theo đó, tổng giá trị huy động vốn qua TTCK đạt hơn 2,7 triệu tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2017, trong đó Chính phủ huy động 192 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ. Huy động vốn của khối doanh nghiệp tư nhân thông qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp tăng 70% trong năm 2017 và trên 30% trong năm 2018, đạt 86 nghìn tỷ đồng.

Thứ tư, TTCK là cơ sở cũng như động lực thúc đẩy việc hình thành và phát triển khu vực tư nhân ngày càng năng động và hiệu quả, góp phần tích cực thúc đẩy cổ phần hóa và cải cách doanh nghiệp nhà nước (DNNN), cơ cấu lại nền kinh tế cả về ngành, lĩnh vực hoạt động lẫn đối tượng tham gia; tái cơ cấu nguồn nhân lực cho doanh nghiệp và xã hội; nâng cao tính công khai, minh bạch, tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các doanh nghiệp, tăng cường sự giám sát của xã hội đối với hoạt động của doanh nghiệp. Từ năm 2005 đến nay, hơn 750 doanh nghiệp nhà nước đã thực hiện đấu giá cổ phần hóa, thoái vốn thành công trên hai sở giao dịch chứng khoán. Quy mô, hiệu quả hoạt động, chất lượng quản trị của các DNNN cổ phần hóa niêm yết, đăng ký giao dịch trên TTCK tốt hơn trước: tổng vốn chủ sở hữu tăng bình quân 16%/năm; doanh thu tăng khoảng 4%/năm, lợi nhuận tăng khoảng 9%/năm.

Thứ năm, quy mô vốn hóa TTCK có sự tăng trưởng vượt bậc, tăng hàng nghìn

lần so với thời kỳ đầu. Năm 2000, TTCK chỉ có 2 doanh nghiệp niêm yết với vốn hóa

thị trường chỉ đạt 986 tỷ đồng, chiếm 0,28% GDP. Trong suốt thời kỳ từ 2000 đến 2005, vốn hóa thị trường chỉ đạt trên dưới 1% GDP. Quy mô thị trường đã có bước nhảy vọt mạnh mẽ lên 22,7% GDP vào năm 2006 và tiếp tục tăng lên mức trên 43% vào năm 2007. Tính đến cuối năm 2018, mức vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 3,9 triệu tỷ đồng, tăng 12,7% so với cuối năm 2017, tương đương với 72%GDP năm 2018, đã vượt trước 2 năm chỉ tiêu đặt ra trong Chiến lược phát triển TTCK đến năm 2020. Tính đến tháng 3 năm 2019, vốn hóa thị trường cổ phiếu tăng hơn 5.500 lần so

với năm 2000, đạt hơn 5,5 triệu tỷ đồng, chiếm 99.59% GDP. Giá trị giao dịch bình quân toàn thị trường hiện nay đã tăng lên mức cao nhất từ trước đến nay, đạt gần 6.890 tỷ đồng/phiên, tăng 4.900 lần so với năm 2000, góp phần định hình hệ thống tài chính hiện đại.

Thứ sáu, thị trường ngày càng thu hút số lượng lớn sự tham gia của các nhà đầu tư (NĐT) trong và ngoài nước. Trong khi dòng vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng rút khỏi nhiều thị trường mới nổi, TTCK Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn đối với các NĐT nước ngoài. Số lượng tài khoản NĐT đã không ngừng gia tăng, từ khoảng 3.000 tài khoản NĐT tham gia khi mới mở cửa thị trường vào năm 2000, tính

đến tháng 2 năm 2019 đã đạt 2,2 triệu tài khoản, tăng 730 lần so với năm 2000; trong

đó có 2.174.198 tài khoản là NĐT cá nhân, 9.403 tài khoản là NĐT tổ chức, số lượng

NĐT nước ngoài cũng đã đạt hơn 28.000 tài khoản.

Trong giai đoạn 2006 - 2010, thị trường chỉ có các loại hình quỹ đóng, quỹ thành viên. Từ năm 2011 đến nay nhiều loại hình quỹ mới như quỹ mở, quỹ ETF và quỹ bất động sản (REIT) đã được phát triển; đây là các sản phẩm quỹ đầu tư hiện đại,

theo thông lệ quốc tế và được đánh giá cao trong bối cảnh hội nhập.

Thứ bảy, hệ thống trung gian chứng khoán đã có sự phát triển mạnh và đã được

tái cấu trúc về số lượng, quy mô vốn, nghiệp vụ và công nghệ với mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch tại các tỉnh, thành phố trong cả nước. Các tổ chức kinh doanh

chứng khoán đã thực sự trở thành trung gian tài chính giữa NĐT với thị trường, đóng

góp tích cực cho công tác tư vấn cổ phần hóa, tư vấn phát hành và sáp nhập; tái cấu trúc doanh nghiệp. Thông qua công tác tái cấu trúc, số lượng các CTCK đã giảm 29%

(từ 105 xuống 74 công ty), chất lượng được tăng cường, đã áp dụng tiêu chuẩn an toàn tài chính theo Basel II, áp dụng nguyên tắc quản trị công ty, quản trị rủi ro và tiêu chí cảnh báo sớm theo tiêu chuẩn CAMEL.

Thứ tám, hệ thống tổ chức thị trường, mô hình và cấu trúc thị trường ngày càng

được nâng cấp và phát triển. Các Sở Giao dịch chứng khoán, thị trường liên kết chứng

khoán đã thực hiện chức năng giao dịch, lưu ký, thanh toán chuyển giao chứng khoán

thông suốt, an toàn, đồng thời chú trọng phát triển công nghệ thông tin, phát triển nguồn

Thứ chín, hoạt động thanh tra, giám sát và cưỡng chế thực thi đã được thực hiện có hiệu quả, góp phần giữ vững ổn định, kỷ cương pháp luật của thị trường, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NĐT.

Một phần của tài liệu 036 ảnh hưởng của yếu tố thời tiết lên thị trường chứng khoán việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(70 trang)
w